SKKN Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Ngọc Thụy
Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hóa giao tiếp (ngữ điệu, tư thế, điệu bộ). Trong phát âm, lời nói được con người phát ra thành những khúc, đoạn từ lớn đến nhỏ khác nhau. Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết, âm tiết trong chữ viết tiếng Việt đều viết tách rời nhau. Trong tiếng Việt một âm tiết bao giờ cũng được tách ra với một thanh điệu. Điều này làm cho âm tiết của tiếng Việt dễ được nhận biết. Phát âm chuẩn là phát âm theo chính âm tiếng Việt của phương ngữ Hà Nội. Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện lại nó bằng âm thanh của mình. Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần. Vào đầu tuổi mẫu giáo, bộ máy ngôn ngữ của trẻ đã hình thành, tuy nhiên khả năng tái tạo ngôn ngữ vẫn chưa hoàn chỉnh. Trẻ thường nói không đúng một số thành phần như phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh ngã, thanh hỏi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Ngọc Thụy
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng vấn đề 3 3.Các biện pháp tiến hành 4 3.1. Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi để sửa lỗi phát âm cho trẻ 4 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan 7 3.3. Biện pháp 3: Sửa lỗi phát âm thông qua hoạt động chung 9 theo hướng tích hợp 3.4. Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua 1 số hoạt 10 động khác 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 11 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 1. Kết luận 12 2. Bài học kinh nghiệm 12 3.Khuyến nghị 13 PHỤ LỤC tuổi”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ từ 3-4 tuổi lớp C2 - trường mầm non Ngọc Thụy – phường Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội + Đối với thanh ngã đa số trẻ phát âm thành thanh sắc. - Lỗi về âm chính Tập chung vào các nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/ trẻ chuyển các âm đôi này thành âm đơn khi phát âm. - Lỗi về âm đầu + Nói lẫn l/n, tr thành t, s thành th. + Nói lẫn d, gi thành r. + Trẻ phát âm sai tr thành ch, s thành x. + Một số trẻ phát âm phụ âm p lẫn sang b. - Lỗi về âm đệm Do âm đệm chỉ đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm này, vì thế âm đệm thường bị bỏ qua. - Lỗi về âm cuối Trẻ phát âm ch thành t, nh thành n. Ví dụ: Trẻ phát âm cánh thành cắn, xanh thành xăn. Như vậy để có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ không chỉ cần nắm được đặc điểm tâm sinh lí mà còn phải nắm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Kết quả nghiên cứu khi chưa thực hiện biện pháp: Bảng 1- Bảng khảo sát trẻ trước khi thực hiện biện pháp – Phụ lục 3. Các biện pháp tiến hành: Để có thể xây dựng những biện pháp sửa lỗi phát âm này cho trẻ tôi phải dựa trên cơ sở về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ và những lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Trước khi sử dụng một trong những biện pháp này phải đảm bảo một trong những yêu cầu sau: - Cô phải biết lỗi phát âm của trẻ, những từ chọn để sửa lỗi phát âm cho trẻ phải dùng vào mục đích sửa lỗi chứ không dùng những từ phát triển vốn từ thông thường. - Nội dung biện pháp phải phù hợp với lỗi phát âm của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. - Sửa lỗi phát âm cho trẻ không được nhắc lại lỗi phát âm của trẻ mà cho trẻ phát âm đúng chuẩn theo người hướng dẫn. - Đồ dùng trực quan phải chính xác, màu sắc tươi vui, kích thước phù hợp sinh động, đảm bảo tính nghệ thuật để kích thích hứng thú của trẻ. - Người sửa lỗi phải phát âm chuẩn kiên trì không tỏ thái độ khi trẻ phát âm sai trong quá trình sửa lỗi. - Nên động viên, khuyến khích trẻ trong quá trình sửa lỗi. 3.1. Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi để sửa lỗi phát âm cho trẻ luyện tập phản ứng nhanh về từ, nâng cao khả năng liên tưởng, khắc sâu phát âm đúng trong tư duy của trẻ. Đây là trò chơi sử dụng trong tiết ôn tập chủ đề. a) Chuẩn bị - Hình lô tô cho tất cả các chủ đề. - Đĩa nhạc. b) Tiến hành - Chia trẻ thành hai đội. - Mỗi đội có nghĩa vụ ghép hai hình lô tô với nhau sao cho hai hình đó có liên quan đến nhau. Ví dụ: hình bác sĩ phải ghép với hình kim tiêm hoặc hình tai nghe. Đội nào ghép được nhiều hình hơn và gọi đúng tên hình thì đội đó thắng. - Các hình sửa lỗi phát âm cho trẻ như sau: Bác sĩ - áo blu Lái xe – tàu hoả Quả táo - quả bưởi – bác nông dân Con hươu – con lợn Cái tủ lạnh – cái chạn bát Xe buýt – ngã tư đường phố Cái bay – thợ xây - Cho từng đội chơi, mỗi đội chia thành hai hàng, trẻ hàng một lên chọn hình chạy thật nhanh và hô thật to tên hình mình chọn , trẻ ở hàng hai có nghĩa vụ tìm thật nhanh hình liên quan và hô to. Sau đó hai trẻ cùng chạy lên trên và dán hai hình đó lên bảng. Mỗi đội chơi 10 người hoặc nhiều hơn tuỳ vào số lượng trẻ. Thời gian trò chơi là một bài hát. - Sau khi trẻ chơi xong cô cùng trẻ khảo sát hai bảng, gọi trẻ đã lấy hình lên đọc tên hình rồi cho cả đội cùng đọc. Cô là người quản trò, đội nào chọn hình đúng, gọi đúng tên thì đội đó thắng cuộc. Đội thua phải gọi tên tất cả các hình trên bảng (từng trẻ đọc). Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ. Hình 2: Trẻ chơi trò chơi ghép hình – Phụ lục 3.1.3. Trò chơi Rút thăm chọn hình Đặc điểm của trò chơi này là học sinh rút thăm để chọn hình theo hình đã có sẵn trong thăm, sau đó luân phiên thay đổi thăm để nhằm luyện cho trẻ phát âm đúng những từ về hình ảnh trong thăm. Mục đích của trò chơi này là sửa lỗi phát âm cho trẻ, rèn luyện kỹ năng liên tưởng cho học sinh. Trò chơi này sử dụng vào cuối tiết học làm quen với môi trường, tiết phát triển ngôn ngữ a) Chuẩn bị - 20 phiếu thăm khổ dán được hai hình lô tô, trên mỗi phiếu dán sẵn một hình giới khách quan để tác động một cách có chủ đích vào thị giác của trẻ. Qua đó trẻ phát âm theo tên gọi đồ vật đó. * Vai trò của biện pháp: - Sửa lỗi phát âm cho trẻ, giúp trẻ phát âm chuẩn. - Rèn luyện cho trẻ óc quan sát và trí tưởng tượng. * Yêu cầu của biện pháp: - Phương tiện trực quan phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, bố cục, màu sắc hài hoà, không quá to, quá nhỏ. Khi dùng biện pháp này phải dùng kèm phương pháp dùng lời, phương tiện trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ. - Khi tiến hành biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải biết trẻ mắc lỗi phát âm ở đâu thì chỉ tập trung ở đó mà thôi. a) Chuẩn bị - Mô hình các đồ vật theo chủ đề, tên đồ vật phải theo chủ đề và áp dụng sửa đúng lỗi phát âm mà trẻ mắc phải. - Tiến hành vào giờ ôn tập chủ đề. b) Tiến hành - Xếp trẻ ngồi theo hình chữ U. - Bày mô hình đồ vật trước mặt trẻ cho trẻ quan sát. - Trò chuyện về các chủ đề đã được học. - Cô chọn cho mình một mô hình đồ vật và thông báo cho trẻ biết đồ vật đó thuộc chủ đề nào. Gọi một trẻ lên và cho trẻ đó biết hình của cô, các trẻ khác không biết. - Sau đó yêu cầu các trẻ khác đoán đồ cô và bạn cầm là gì. Rồi cho mỗi trẻ tự lấy cho mình một hình và lần lượt từng trẻ lên gọi tên đồ vật của mình. Nếu đồ vật trẻ đó chọn không trùng với hình của cô thì trẻ đứng cùng cô phải gọi lại tên đồ vật trẻ kia cầm, còn nếu trùng với hình của cô thì trẻ đó im lặng. - Cứ như vậy cho lần lượt các trẻ là người đứng trước lớp để gọi tên đồ vật các bạn mình cầm. Các lần khác cô cho trẻ tự thực hiện, cô chỉ sửa sai khi trẻ phát âm sai. Hình 5: Sử dụng đồ dung trực quan (cái nón) sửa lỗi phát âm cho trẻ - Phụ lục Hình 6: Sử dụng đồ dung trực quan (cái kính) sửa lỗi phát âm cho trẻ - Phụ lục Hình 7: Sử dụng đồ dung trực quan (quyển sách) sửa lỗi phát âm cho trẻ - Phụ lục Qua việc áp dụng các giáo án thể nghiệm trên giờ tự học của trẻ, chúng tôi nhận thấy đã có những kết quả khả quan đối với việc phát âm của trẻ. Một số lỗi Con cò, cò bay lả, lả lả bay la. Bay từ là từ cửa phủ, bay ra, ra là ra cánh đồng. Tình tính tang, tang tính tình. Yêu bạn bè, yêu thầy cô, cùng cố gắng gắng thi đua, lòng vui sướng hát say sưa.. Trời nắng trời mưa - Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai. Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng. Vươn vai, vươn vai, thỏ rung đôi tai. Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới. Bên nhau, bên nhau, bên nhau ta cùng chơi. Mưa to rồi, mưa to rồi mau mau về thôi. Cho tôi đi làm mưa với Nhạc và lời: Hoàng Hà Cho tôi đi làm mưa với. Chị gió ơi chị gió ơi! Tôi muốn cây được xanh lá, hoa lá được tốt tươi. Cho tôi đi làm mưa với. Chị gió ơi chị gió ơi! Làm hạt mưa giúp cho đời, không phí hoài rong chơi Vui đến trường Nhạc và lời: Hồ Bắc. Con chim nó hót, líu lo líu lo. Kìa ông mặt trời lên cao sáng rõ. Em rửa mặt thật sạch, em trải răng trắng tinh. Mẹ đưa em tới trường, gặp lại bạn, gặp lại cô vui vui vui. Với từng chủ điểm, tôi đều có những bài hát có chứa những từ trẻ hay phát âm sai, mỗi khi dạy trẻ hát tôi thường lưu ý hát chậm và rõ từng từ để trẻ dễ bắt trước chính xác. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức các trò âm nhạc như: chơi hát theo âm la, hát theo hình vẽ, trò chơi mi - son - la và trẻ của lớp tôi rất hứng thú với trò chơi, qua đó tôi đạt được mục đích rèn và sử lỗi cho trẻ nói ngọng. 3.3.3.. Môn học: Môi trường xung quanh Môn học này là một đề tài phong phú và đa dạng để người giáo viên dễ dàng chọn lựa từ ngữ sao cho phù hợp để sửa ngọng cho trẻ. Ví dụ: Khi đặt câu hỏi trong chủ điểm thực vật giúp trẻ gọi tên, nêu đặc điểm các loại cây xanh, các loại rau, các loại hoa có chứa những từ trẻ dễ phát âm sai như: Bông hoa lựu lay lay trong gió. Hoa bằng lăng lung linh trong nắng, lá rau cải màu xanh. Hình 8: Giờ học khám phá khoa học Chủ điểm giao thông: Xe lửa lù lù đi tới, tên lửa lao vun vút, máy bay bay lượn trên bầu trời đầy nắng Chủ điểm nghề nghiệp: Bác nông dân đang cấy lúa, hạt lúa đã nảy mầm, Các môn học khác cũng có thể làm tương tự để giúp trẻ sửa lỗi sai. 3.4. Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua 1 số hoạt động khác 3.4.1. Hoạt động ngoài trời: - Đối với trẻ , hoạt động ngoài trời là 1 hoạt động gây được hứng thú rất lớn ở trẻ, trẻ háo hức mỗi lần cùng cô tham gia các hoạt động ngoài trời. Chính vì
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_sua_loi_phat_am_cho_tre_mau_giao_3_4_t.docx