SKKN Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ lớp 3-4 tuổi D Trường Mầm non Đồng Phúc

Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy việc tạo môi trường các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn.

doc 23 trang lethu 26/08/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ lớp 3-4 tuổi D Trường Mầm non Đồng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ lớp 3-4 tuổi D Trường Mầm non Đồng Phúc

SKKN Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ lớp 3-4 tuổi D Trường Mầm non Đồng Phúc
 - Đề ra biện pháp tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ lớp 3- 4 tuổi D 
trường Mầm non Đồng Phúc nhằm giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện.
 5 . Phương pháp nghiên cứu
 Trong khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng những phương 
pháp sau:
 + Phương pháp trao đổi (điều tra bằng phiếu trên trẻ, trên phụ huynh)
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp trực quan.
 + Phương pháp dùng lời động viên khích lệ
 + Phương pháp khác: Truy cập Internet, sưu tầm tranh truyện, xem tivi, băng 
đĩa kết hợp kinh nghiệm bản thân cũng vận dụng hợp lý các cơ sở lý luận đó học 
để áp dụng trong quá trình thực hiện.
 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
 1. Một số vấn đề có liên quan
 Trong các hoạt động ở trường mầm non thì hoạt động vui chơi là hoạt động 
chủ đạo của trẻ. Trên lớp trẻ “Học bằng chơi và chơi mà học” vì vui chơi là tái 
hiện nhập vai giống như người lớn. Khi cho trẻ hóa thân vào những nhân vật thợ 
xây, cô bán hàng vai bố, mẹ, hay bác sĩ khám bệnh trẻ được tái hiện công việc mà 
trẻ từng biết, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn mà còn tạo cho trẻ những phản 
xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai. Không chỉ thể hiện vai chơi trẻ 
thích, bên cạnh đó trẻ còn được giao tiếp với nhau qua vai trẻ thể hiện. Hiểu được 
điều này các bậc cha mẹ đặc biệt là giáo viên mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi 
để cho trẻ được vui chơi lành mạnh.
 Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo 
viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức 
phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. 
 Vì vậy việc tạo môi trường các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng 
kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến 
thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế, việc cho trẻ hoạt 
động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để 
cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn 
ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây 
là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn. 
 2 - Giáo viên đôi khi còn ngại tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, kinh 
nghiệm dạy hoạt động góc của giáo viên chưa sáng tạo còn dập khuôn dẫn đến trẻ 
nhàm chán không hứng thú. 
 - Có một số cháu chưa qua lớp nhà trẻ nên trẻ không có nề nếp trong giờ 
học, giờ chơi, trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động và một số trẻ khác lại 
quá hiếu động. 
 - Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với 
ông bà nên đôi khi còn chưa chú trọng đến nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.
 Để có cơ sở và kết quả so sánh đối chứng. Tôi đã tổng hợp kết quả việc tạo 
môi trường hoạt động góc cho trẻ trong đầu năm học 2016 - 2017 như sau: 
 Bảng 1: Kết quả tổng hợp việc tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ 
 trong đầu năm học 2016 - 2017
 Tạo môi trường góc cho trẻ hoạt động
 Bố trí góc Đảm bảo Sử dụng sản Sự kế thừa Minh chứng
 hợp lý (trải phẩm của trẻ môi trường 
 Tên nghiệm, vào trang trí, giữa các 
 góc giao tiếp & hoạt động. chủ đề
 chữ viết)
 Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt Chưa Đạt Chưa 
 đạt đạt đạt đạt
 Góc x x x x Sắp xếp ngay 
 xây lối đi lại, góc 
 dựng được trang trí 
 bằng bức tranh 
 to để từ đầu 
 năm đến cuối 
 năm.
 Góc x x x x Trẻ chơi với 
 phân những đồ chơi 
 vai công nghiệp. 
 Không có sản 
 phẩm của trẻ 
 và sự kể thừa 
 giữa các chủ 
 đề.
 4 dục trẻ hiện nay. Do vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tạo môi trường 
hoạt động trẻ 3- 4 tuổi lớp tôi như sau:
 3. Các giải pháp
 3.1. Sắp xếp bố trí góc chơi phù hợp với diện tích của lớp đảm bảo 
nguyên tắc chung
 Để trẻ có thể vui chơi và đạt kết quả tốt trước hết tôi quan tâm đến việc 
phân bố, sắp xếp các góc hoạt động cho trẻ theo các nguyên tắc chung nhằm đảm 
bảo phát triển toàn diện cho trẻ như sau:
 - Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo từng chủ đề.
 - Vị trí các góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh xa 
góc ồn ào; góc xây dựng, phân vai gần nhau và xa góc sách truyện; góc xây dựng 
tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên...
 - Có chỗ cho hoạt động chung và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên 
có khoảng rộng, cách nhau hợp lí để đảm bảo an toàn và vận động cho trẻ. Tạo 
ranh giới giữa các góc (có thể sử dụng tủ, giá, hộp bìa, rèm... nhỏ, thấp không che 
tầm nhìn của trẻ và quan sát của giáo viên).
 - Cần linh hoạt thay đổi nội dung, vị trí hoặc bố trí, sắp xếp lại một số góc 
khi sang chủ đề mới để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
 Không gian lớp học
 6 Bố trí các gọc hợp lý
 Sau khi lựa chọn đủ số góc phù hợp với chủ đề giáo viên tiến hành đặt tên 
góc. Việc đặt tên góc sao cho gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với nội dung từng chủ đề 
và với nhận thức của trẻ. Luôn thay đổi gây hứng thú cho trẻ như: “góc tạo hình” 
với chủ đề trường mầm non được đặt với tên Hoạ sỹ nhí của lớp 4-5 tuổi chủ đề 
nghề nghiệp thay bằng“ Những họa sĩ tài ba”; sang chủ đề động vật “ Những họa 
sĩ ong vàng”; chủ đề phương tiện giao thông “ Bé thiết kế các phương tiện giao 
thông”,... Sau đó, đánh máy hoặc viết rồi dán vào khu vực của góc đó sao cho vừa 
tầm mắt trẻ.
 3.3. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào xây dựng môi trường hoạt động góc 
cho trẻ
 Khi tạo môi trường hoạt động trong lớp cho trẻ, giáo viên thường quan tâm 
đến việc môi trường hoạt động thể hiện được chủ đề đang thực hiện. Bằng cách 
dùng tranh công nghiệp, in sẵn hoặc tự vẽ rồi dán chặt lên tường vào những góc 
đã được bố trí sẵn phù hợp với nội dung của từng góc. Trong các tủ đồ chơi ở các 
góc đồ dùng, đồ chơi cũng chủ yếu là đồ chơi công nghiệp mua sẵn. Với môi 
trường như vậy trẻ vẫn hoạt động những chưa khích thích được sự hứng thú, tích 
cực của trẻ và chưa tạo cho trẻ cơ hội được thể hiện khả năng của bản thân. Vì 
trong quá trình trẻ hoạt động có tạo ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó không được 
trưng bày mà được cất gọn trong hộp. Nếu những sản phẩm của trẻ tạo ra được cô 
 8 Góc bé yêu học toán
 Để trẻ có thể tự treo, trưng bày những sản phẩm do chính mình tạo ra tôi đã 
thiết kế những túi đựng sản phẩm ngộ ngĩnh ngay trên những mảng tường trống. 
Hay sử dụng những miếng xốp hỏng gắn lên tường để trẻ có thể tự treo bài một 
cách dễ dàng.
 Góc bé yêu nghệ thuật
 3.4. Tận dụng những mảng tường trống thiết kế các bài tập trải nghiệm
 Bên cạnh việc trưng bày sản phẩm của trẻ lên những mảng tường trống, tôi 
còn thiết kế các bài tập.
 10 Nhờ thiết kế các bài tập trải nghiệm trên những mảng tường trống mà các góc 
chơi trở lên hấp dẫn hơn đối với trẻ.
 3.5. Lựa chọn và sử dụng nguyên liệu, phế liệu cho trẻ hoạt động tại các 
góc chơi.
 Bên cạnh việc tạo một môi trường “ xã hội thu nhỏ” như vậy giáo viên còn 
phải biết lựa chọn và thường xuyên bổ sung đồ dùng đồ chơi, những nguyên phế 
liệu, học liệu đa dạng, sẵn có, an toàn, ở địa phương đưa vào các góc để kích thích 
động cơ hoạt động của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức tìm tòi khám phá, hoạt 
động trải nghiệm, thể hiện sự sáng tạo của mình. Song, làm thế nào để tiết kiệm 
thời gian, công sức, kinh phí mà vẫn đảm bảo được một môi trường phong phú đa 
dạng, hấp dẫn trẻ. Đó chính là sử dụng sản phẩm của trẻ và tận dụng nguyên phế 
liệu vào xây dựng môi trường hoạt động góc cho trẻ.
 Đồ dùng làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có
 Để trẻ có một môi trường hoạt động hấp dẫn thì việc thường xuyên bổ sung 
nguyên học liệu cho trẻ hoạt động là rất quan trọng. Vì trong suốt quá trình chơi 
trẻ được hoạt động với đồ vật. Nếu những đồ vật này không được thường xuyên 
thay thế hoặc bổ sung sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chán không muốn chơi nữa. Vấn đề 
đặt ra ở đây là nên sử dụng những nguyên học liệu gì? Nếu sử dụng quá nhiều đồ 
chơi công nghiệp mua sẵn, lắp ráp sẵn trẻ chỉ việc chơi. Liệu trẻ sẽ hứng thú được 
bao lâu? Điều quan trọng là đối với đồ chơi ấy sẽ không phát huy hết tính tích cực 
của trẻ khi tham gia hoạt động. Vì vậy ngoài những đồ dùng, đồ chơi mua sẵn tôi 
đã bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi là những nguyên phế liệu, học liệu đa dạng, sẵn 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_moi_truong_hoat_dong_goc_cho_tre_l.doc