SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi C2 Trường Mầm non Thái Đào
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã được tiếp xúc với các câu hát đồng dao, ca dao, lời ru của bà của mẹ, những bài đồng dao, ca dao đó rất dễ nhớ, dễ thuộc được lồng ghép vào các trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam vừa gần gũi vừa chân thực, tái hiện lại cuộc sống nông thôn của người Việt thời xưa. Chính vì vậy trò chơi dân gian đã được lựa chọn và giới thiệu trong nhà trường. Các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, giúp trẻ hiểu hơn về tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc.
Nhắc đến tuổi thơ ai cũng nghĩ ngay đến con trâu, cánh đồng lúa, cánh diều thả gió… Thế nhưng với thời buổi công nghệ đang phát triển những trò chơi hiện đại đang dần chiếm ưu thế trẻ em ít được chơi những trò chơi dân gian. Trò chơi hiện đại ra đời đã và đang dần chiếm lĩnh và ăn sâu vào cuộc sống của trẻ. Trẻ em rất dễ bị cuốn vào những trò chơi hiện đại trên mạng internet, trên vi tính, điện thoại… những trò chơi đó tuy có mặt tốt nhưng cũng mang lại không ít mặt xấu như nó gây hại đến sức khỏe của trẻ, một số trò chơi và đồ chơi mang tính bạo lực, trá hình. Những trò chơi dân gian lại đang dần bị mai một đi liệu rằng trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhắc đến những trò chơi dân gian nữa không? Đó vẫn đang là một dấu chấm hỏi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi C2 Trường Mầm non Thái Đào

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo ở trẻ em lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi của mình mà còn phát triển toàn diện nhân cách. Trẻ mẫu giáo có thể tham gia rất nhiều loại trò chơi khác nhau như: Trò chơi học tập, trò chơi đóng vai, trò chơi có luật, trò chơi dân gian Trong đó trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu được trong đời sống trẻ thơ. Ngay từ khi sinh ra trẻ đã được tiếp xúc với các câu hát đồng dao, ca dao, lời ru của bà của mẹ, những bài đồng dao, ca dao đó rất dễ nhớ, dễ thuộc được lồng ghép vào các trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam vừa gần gũi vừa chân thực, tái hiện lại cuộc sống nông thôn của người Việt thời xưa. Chính vì vậy trò chơi dân gian đã được lựa chọn và giới thiệu trong nhà trường. Các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, giúp trẻ hiểu hơn về tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc. Nhắc đến tuổi thơ ai cũng nghĩ ngay đến con trâu, cánh đồng lúa, cánh diều thả gió Thế nhưng với thời buổi công nghệ đang phát triển những trò chơi hiện đại đang dần chiếm ưu thế trẻ em ít được chơi những trò chơi dân gian. Trò chơi hiện đại ra đời đã và đang dần chiếm lĩnh và ăn sâu vào cuộc sống của trẻ. Trẻ em rất dễ bị cuốn vào những trò chơi hiện đại trên mạng internet, trên vi tính, điện thoại những trò chơi đó tuy có mặt tốt nhưng cũng mang lại không ít mặt xấu như nó gây hại đến sức khỏe của trẻ, một số trò chơi và đồ chơi mang tính bạo lực, trá hình. Những trò chơi dân gian lại đang dần bị mai một đi liệu rằng trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhắc đến những trò chơi dân gian nữa không? Đó vẫn đang là một dấu chấm hỏi. * Tồn tại: - Khi tổ chức trò chơi mới chỉ chú tâm đến các trò chơi vận động, trò chơi học tập, vì thế trò chơi dân gian ít được quan tâm. - Chưa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về các trò chơi dân gian nên vốn hiểu biết về trò chơi dân gian còn hạn chế. - Việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh còn chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. * Nguyên nhân: - Các trò chơi dân gian chủ yếu chỉ được lồng vào các hoạt động học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời.... - Các bậc phụ huynh chủ yếu là công nhân nên không có thời gian đưa đón con đi học mà chủ yếu là ông bà vì thế giáo viên ít được trao đổi trực tiếp với phụ huynh mà chỉ có thể trao đổi qua nhóm zalo của lớp, qua điện thoại. 1.2.2. Trẻ em * Tồn tại: - Trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin và khả năng nhận thức còn chưa đồng đều, chưa có nề nếp trong học tập, ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi còn hạn chế. - Kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạo nhóm chơi, có những trò chơi đơn giản có những trò chơi phức tạp đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ và tư duy trong quá trình chơi. * Nguyên nhân: - Đa số là các trẻ mới đi học. - Trẻ còn bé chưa tự tổ chức chơi được, nên phải có người tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi. Trước khi áp dụng các giải pháp tôi tiến hành khảo sát thực tế trẻ ở lớp tôi phụ trách như sau: Bảng 1: Khảo sát chất lượng trẻ trước khi áp dụng biện pháp 2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 2.1.1. Nội dung biện pháp Trò chơi dân gian không phải chỉ có một trò chơi mà nó rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ và một điều quan trọng khi chơi trẻ vừa chơi vừa kết hợp với hát hay đọc lời ca trẻ vô cùng thích thú, tạo cho trẻ sự sảng khoái, vui tươi, bởi vậy, khi lựa chọn trò chơi dân gian chúng tôi đã lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, những trò chơi có lời ca dễ lôi cuốn và thu hút đối với trẻ cụ thể như trò chơi: "Kéo co"; "Bịt mắt bắt dê"; "Thả đỉa ba ba"; "Dung dăng, dung dẻ"; "Rồng rắn lên mây"; “Ô ăn quan”; “Lộn cầu vồng”; “Mèo đuổi chuột”; " Chơi cắp cua bỏ giỏ”; "Bịt mắt đánh trống" 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Với trẻ 3 - 4 tuổi, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi nhà trẻ. Vì thế khi tổ chức cho trẻ chơi có thể tổ chức các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: + Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. + Đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo, đảm bảo an toàn cho trẻ. + Giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. + Gây được hứng thú, trẻ hào hứng tham gia chơi. + Khuyến khích trẻ tham gia chơi. Việc lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ chơi ngoài những tiêu chí trên tôi còn phải xem xét đến cả tính chất của trò chơi, với cách chơi, luật chơi như vậy thì tổ chức cho trẻ chơi vào thời điểm nào cho thích hợp cụ thể như với những trò ít động, khi chơi trẻ có thể chơi cá nhân hay chơi theo nhóm nhỏ từ 2-3 trẻ và không cần đến địa điểm rộng như những trò chơi: Nu na nu nống, lộn cầu vồng, chi chi chành đó trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi vận động mà còn vừa chơi vừa hát hay đọc lời bài đồng dao. 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi: Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, thường là đồ chơi tự tạo mang tính đặc trưng và được làm dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, sáng tạo mới gây được hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Chính vì thế, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó tôi sẽ tìm hiểu trước về cách chơi, luật chơi cũng như các đồ dùng cần sử dụng trong khi chơi, để có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết và tổ chức trò chơi được tốt hơn. Mỗi trò chơi dân gian lại có những loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Trước khi tổ chức các trò chơi tôi thường nghiên cứu số lượng người chơi, cách chơi, luật chơi để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và chuẩn bị địa điểm chơi thích hợp, đảm bảo an toàn và lôi cuốn được trẻ tham gia chơi một cách tích cực và lựa chọn hình thức tổ chức cho trẻ chơi một cách hiệu quả. + Ví dụ: Trò chơi: “Thả đỉa ba ba”: Với số lượng trẻ tham gia cả lớp thì giáo viên có thể chọn địa điểm ngoài sân trường để tổ chức cho trẻ chơi; Nếu trẻ chơi theo nhóm thì giáo viên có thể cho trẻ chơi trong lớp. Hình ảnh trẻ chơi thả đỉa ba ba ngoài sân trường + Trò chơi: “Ô ăn quan”: Để lôi cuốn và tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào trò chơi này giáo viên phải làm các bảng chơi đã kẻ sẵn để trẻ có thể mang ra chơi ở mọi lúc, mọi nơi (Trong lớp, ngoài sân, chơi trong giờ đón, trả trẻ ) mà không phải đợi cô kẻ bảng, hay các viên sỏi cũng phải lựa chọn sỏi có màu sắc, hình dáng đẹp (Sỏi có màu trắng hoặc sơn màu, tròn không sắc nhọn) hoặc thay thế các viên sỏi bằng các loại hột, hạt để trẻ không bị nhàm chán (Hạt na, hạt đậu đỏ) Hình ảnh trẻ chơi ô ăn quan + Ví dụ: Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”: Chơi ngoài trời hoặc trong nhà 2 người ngồi đối diện nhau cầm tay nhau kéo qua kéo lại vừa kéo vừa đọc bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ”. Hình ảnh trẻ chơi kéo cưa lừa xẻ Đối với trò chơi động nhiều người tham gia và phải di chuyển cần khoảng không gian rộng, không có vật cản, nên là mặt cỏ hoặc nền đất để khi chơi trẻ không bị ngã. + Ví dụ: Trò chơi Mèo đuổi chuột: Các bạn sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, 1 bạn sẽ làm Chuột 1 bạn làm Mèo đứng giữa vòng tròn. Khi cô hô bắt đầu thì chuột phải chạy thật nhanh, chạy luồn qua các hang mèo sẽ đuổi bắt chuột. Hình ảnh trẻ chơi mèo đuổi chuột trên thảm cỏ - Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao): Đây là đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ vừa thực hiện các vận động vừa hát hoặc đọc lời đồng dao của trò chơi. Lời của các bài đồng dao thường có vần, có nhịp, được lặp đi lặp lại rất dễ nhớ, dễ thuộc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú khi chơi, chính vì như vậy tôi đã dạy trẻ đọc thuộc lời của các trò chơi với hình thức mọi lúc, mọi nơi. + Ví dụ: Muốn chơi trò chơi “Chi chi chành chành”, trẻ phải đọc thuộc lời: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Tam vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập”. Các câu dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx