SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên

Cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình và thiên nhiên khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Từ đó giúp trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.

Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo bé nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh.

Nhận thức rõ về những lợi ích mang lại cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Chính vì thế tôi đã lựa chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”

docx 23 trang lethu 20/12/2024 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên

SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên
 người. Từ đó, giáo dục cho trẻ thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, thái 
độ tôn trọng và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.
 Cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện rất 
tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình 
và thiên nhiên khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Từ đó giúp trẻ có thể học 
hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và 
hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống.
 Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu 
giáo bé nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu 
môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo 
phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, 
việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích 
trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm 
tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ từ đó mà nâng 
cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh.
 Nhận thức rõ về những lợi ích mang lại cho trẻ thông qua các hoạt động trải 
nghiệm. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay 
và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung 
quanh. Chính vì thế tôi đã lựa chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: 
“Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm 
với môi trường tự nhiên”
 2.Mục đích nghiên cứu: 
 Giúp giáo viên tìm ra được phương pháp rèn luyện cho trẻ nâng cao ý thức hoạt 
động trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
 Giúp cá nhân trẻ ý thức hơn về hoạt động trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
 Giúp cho phụ huynh quan tâm hơn đến vấn đề hoạt động trải nghiệm với môi 
trường tự nhiên cho trẻ khi ở nhà. vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố ngày càng rộng dần. Vì vậy, tất cả những sự vật 
hiện tượng tự nhiên gần gũi với trẻ, có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống hàng 
ngày của trẻ và được trẻ tiếp cận trẻ được khám phá về môi trường tự nhiên. 
 Cho trẻ tìm hiểu môi trường tự nhiên đây là một trong những nội dung cơ bản, 
có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động tổ chức cho 
trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên đã giúp trẻ phát triển vốn hiểu biết 
của bản thân về sự vật, hiện tượng tự nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức 
và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên trẻ thể hiện 
tình yêu với cái đẹp, luôn tôn trọng và gìn giữ môi trường tự nhiên.
 Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực 
các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, 
so sánh, đối chiếu, suy luận, phán đoán, tổng hợp. Nhờ vậy khả năng cảm nhận của 
trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả thu được sẽ trở nên cụ thể, 
sinh động hấp dẫn hơn. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi mạnh dạn lựa chọn đề 
tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thực hành trải nghiệm 
với môi trường tự nhiên”
 2. Cơ sở thực tiễn 
 Lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất hiếu động, ham muốn học hỏi, tìm hiểu về thế giới tự 
nhiên và xã hội trẻ học thông qua chơi. Động cơ trẻ học không phải là nhằm chiếm 
lĩnh tri thức khoa học của xã hội loài người mà cái thúc đẩy trẻ học là sự thoả mãn trí 
tò mò, là sự thoả mãn nhu cầu được tham gia vào một cuộc chơi, một thú vui nào đó. 
Với chương trình giáo dục mầm non mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả 
năng và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa 
học vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện 
tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ, 
những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều 3. Khảo sát thực trạng
 Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3 - 
4 tuổi với số trẻ là 18 cháu, trong đó có 10 cháu trai và 8 cháu gái. Trong tiến trình 
thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi:
 - Lớp có 2 giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
 - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục huyện Ba Vì, các cấp, các ngành đặc 
biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện 
cho giáo viên tham quan học hỏi các trường bạn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 
vụ năng lực. Và đặc biệt nhà trường rất quan tâm trong việc cải tạo môi trường chăm 
sóc cảnh quan để tạo môi trường xanh – sạch – đẹp thân thiện môi trường tự nhiên 
qua các góc thiên nhiên và qua sân vận động của nhà trường, giúp trẻ có một sân 
chơi sạch sẽ và trẻ có thể vui chơi thỏa thích.
 - Là 1 giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, hoạt bát, có năng lực về chuyên môn, có lòng 
say mê tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên trau dồi những kiến thức về môi trường xung 
quanh để trẻ hoạt động, tận dụng những vật liệu phế thải nguyên vật liệu thiên nhiên 
sẵn có để biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được 
học được khám phá.
 - Trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, ham học hỏi, hiếu động thích 
tìm tòi khám phá các hoạt động do cô tổ chức, có khả năng ghi nhớ tốt.
 - Phụ huynh luôn sẵn sàng hợp tác, ủng hộ nguyên vật liệu học tập cần thiết 
trong quá trình dạy và học của cô và trẻ.
 b. Khó khăn:
 - Trong lớp có trẻ mới lần đầu tiên đến trường, chưa có nề nếp trong các hoạt 
động. Nhận thức của trẻ không đồng đều.
 - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được 
ý hiểu của mình đối với người khác. 4. Các biên pháp thực hiện thí nghiệm trong các hoạt động khám phá cho 
trẻ 3 - 4 tuổi.
 Tôi đã lên kế hoạch xây dựng các biện pháp thực hiện sau: 
 - Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp trẻ thực 
hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
 - Biện pháp 2: Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm
 - Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi thực hành trải 
nghiệm với môi trường tự nhiên 
 - Biện pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào thí nghiệm giúp trẻ khám phá 
hoa học.
 - Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp trẻ thực hành thí 
nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao.
5. Biện pháp thực hiện ( biện pháp từng phần).
 a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp trẻ 
thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
 Trong những năm công tác giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tôi luôn tìm 
tòi các tài liệu về khám phá khoa học để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ những nội 
dung khám phá khoa học của mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Nhằm giúp trẻ mẫu giáo yêu 
thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Các thí nghiệm mà tôi xây 
dựng, biên soạn cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù 
hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham hiểu biết 
và tìm tòi của trẻ. Từ sự hứng thú của trẻ, kết hợp với các hiện tượng xảy ra trong 
các thí nghiệm, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ nảy 
sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sốngĐể phát triển niềm đam mê khoa học của 
trẻ, tôi thường khuyến khích trẻ quan sát các sự vật (hiện tượng) ở xung quanh, để 
trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ tìm tòi những câu trả lời. Dựa vào đặc điểm và 
khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi và kết quả khảo sát đầu đầu năm. trường tự nhiên” như thiết kế vườn cổ tích, khu vui chơi cát nước, đường ra vườn 
rau của bé, góc thiên nhiên của bé, sân vận động của nhà trường v.v... Để trẻ được 
thực hành gieo hạt trồng cây chăm bón bắt sâu nhổ cỏ, tưới cho cây hàng ngày, được 
quan sát tìm hiểu khám phá sự trưởng thành của cây hay để trẻ chăm sóc góc thiên 
nhiên cùng cô, bể cát, bể nước với các loại chai lọ cho trẻ thực hành, sự bốc hơi của 
nước, sự hòa tan, sự kỳ diệu của nước, hay trẻ được thực hành trải nghiệm các hoạt 
động ở sân vận động như: Làm bánh, làm đèn lồng, thổi bóng, làm chong chóng hay 
được tham gia các trò chơi cùng cô ...
 Ở tại nhóm lớp tôi đã tạo những vườn rau sạch, các loại hoa, cây cảnh của lớp 
cho trẻ thực hành trải nghiệm hằng ngày trẻ được tưới hoa, chăm sóc cây và quan 
sát sự phát triển của cây thông qua góc thiên nhiên của lớp.
 Trong nhóm lớp thực hiện tạo môi trường theo chủ đề, trang trí chủ đề theo 
hướng mở xuyên suốt 9 chủ đề trong năm học, thiết kế một số bài tập ở góc học tập 
như chủ đề thực vật: Cây này thiếu gì? Cây nào lá ấy, ghép lại cho đúng, bạn chọn 
quả nào, hạt nào quả ấy. Chủ đề hiện tượng tự nhiên thiết kế bài tập: Nhìn hình ảnh 
đoán tên mùa, tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết, gió mạnh gió nhẹ, ai kể nhiều nhất... 
Các trò chơi cho trẻ học tập và thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên cho trẻ 
mẫu giáo thực hành trải nghiệm: Gieo hạt nảy mầm, có thể trồng cây bằng gì?. Cây 
cần ánh sáng mặt trời và nước, hạt chuyển thành cây như thế nào?. Vì sao cây cần 
rễ?. Lọ nào hoa tươi lâu hơn?. Điều gì xảy ra với 2 bông hoa hồng ..., xây dựng góc 
thiên nhiên của lớp với các loại cát, sỏi, cây xanh, bộ đồ làm vườn, bể nước, xốp, 
các loại đá, các chậu hoa, bể cá, các hình hoa con vật cho trẻ in hình trên cát ... để 
trẻ cùng tìm hiểu khám phá.
 Ví dụ: Với chủ đề thực vật: Thí nghiệm: "Hạt cần gì để nảy mầm" Trẻ sẽ được 
quan sát hạt đỗ xanh ở 3 hộp bắt đầu làm thí nghiệm, hộp cô cho ngập nước, hộp thì 
cho bông ẩm lót ở dưới, hộp để khô.
 Mục đích: Giúp trẻ hiểu được những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_t.docx