SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục Âm nhạc

Trong những hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ, học lớp năng khiếu múa…, trẻ bước đầu đã biết cảm nhận giai điệu của âm nhạc cũng như làm những động tác theo nhạc của bài hát dưới sự hướng dẫn của cô. Và đặc biệt là giờ vận động theo nhạc , đây là một trong những hình thức hoạt động âm nhạc của trẻ, trẻ được cô hướng dẫn rất kỹ các động tác theo nhịp điệu âm nhạc. Thường là những động tác đơn lẻ như: đung đưa, lắc lư, dậm chân, vẫy tay, gật gù, vỗ tay… Các động tác vỗ tay, dậm chân, lắc lư… có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp của bài hát và được tiến hành khi trẻ đã thuộc bài hát. Vì vậy khi dạy tiết vận động theo nhạc, cô cần dạy theo đúng phương pháp, làm mẫu thật chuẩn xác, diễn cảm. Cô cần hòa mình vào với trẻ, coi trẻ như người bạn, để mở ra một không khí vui vẻ, lôi cuốn, thu hút trẻ vào hoạt động của cô. Nhu vậy trẻ sẽ chú ý cô làm mẫu cũng như nghe theo lời cô, từ đó trẻ sẽ nhanh nhớ được các động tác, thể hiện được các động tác theo đúng nhịp điệu của bài hát. Như vậy tiết học sẽ đạt được kết quả cao cũng như giúp trẻ hình thành kỹ năng vận động theo nhạc một cách tốt nhất. Đồng thời sẽ từng bước hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.
doc 27 trang lethu 08/05/2024 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ giáo dục Âm nhạc
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Có thể nói, ở trong trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình 
nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, 
khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
 Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan 
hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy 
cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, 
vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế 
giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển 
các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
 Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả 
năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn 
làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn 
bè.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi 
nghiên cứu và tìm tòi sách vở, tài liệu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ hứng thú 
để tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất. Và đây cũng là lý do tôi thực 
hiện đề tài : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 
tuổi trong giờ GDÂN”.
 2 - Bản thân tôi là một giáo viên mới về trường công tác và được Ban giám hiệu nhà 
trường cũng như các chị em đồng nghiệp giúp đỡ cũng như chỉ bảo tận tình tạo mọi 
điều kiện để về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học.
- Lớp tôi có 2 đồng chí: cả 3 đồng chí cùng có năng khiếu hát và múa
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng 
cao trình độ chuyên môn.Chúng tôi thường xuyên được đi học bồi dưỡng chuyên 
môn của phòng giáo dục. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, 
dự các tiết kiến tập của trường, tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức 
nghiệp vụ.
- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.
- Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc.
2. Khó khăn:
 Việc gì thì cũng có hai mặt. Ngoài những mặt thuận lợi mà tôi đã nêu ở trên, thì 
bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn:
- Vào đầu năm học thì hầu hết 100% các cháu mới đi học, nên các cháu còn nhút 
nhát,chưa mạnh dạn và hầu như là chưa có kiến thức âm nhạc. 
- Trẻ ở nhà vẫn quen được chiều chuộng nên chưa có nề nếp, thói quen.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1:Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ
 Môi trường tổ chức âm nhạc giàu tính thẩm mỹ là một trong những yếu tố 
rất quan trọng góp phần vào việc tạo ra một không khí âm nhạc hứng khởi, từ đó sẽ 
khơi gợi , kích thích và duy trì sự hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia vào 
hoạt động. 
 Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới 
lạ. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung 
quanh lớp.
* Bố trí khu vực tổ chức hoạt động và chuẩn bị đồ dùng dụng cụ âm nhạc đầy đủ:
- Tôi đã lập kế hoạch để chuẩn bị, sắp xếp bố trí không gian hoạt động cho trẻ thật 
phù hợp, hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn trẻ để trẻ có thể hoạt động 1 cách thoải mái 
nhất.
- Sử dụng các đồ dùng điện tử hiện đại như: Tivi, đàn oocgan, máy vi tính, đầu 
đĩa
 4 Các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc
 Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều màu sắc 
đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp 
xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất.
* Tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, vui vẻ:
- Trước khi đi vào nội dung chính của tiết học, cô dẫn dắt trẻ một cách tự nhiên, vui 
vẻ, chủ động với một thái độ nhẹ nhàng, thân thiện để lôi cuốn trẻ vào hoạt động 
của cô.
+ VD: Khi cho trẻ VĐTN bài hát “ Đố bạn” 
- Vào bài: Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con voi
- Cô hỏi trẻ:+ Đây là con gì?
 + Con voi là động vật sống ở đâu?
 + Ngoài con voi các con còn biết con vật nào cũng sống trong rừng 
 không?
 + Có một bài hát nói về con voi đấy. Các con con nhớ đó là bài hát nào 
 không?
 6 Cô dạy trẻ vỗ tay theo phách
+ Dạy vận động minh hoạ: Múa theo nhịp điệu của bài hát
 Ví dụ: Vận động minh hoạ bài hát “ Chú gà trống gọi”
- Phần dạo nhạc đầu: Hai tay chống hông và nhún nhảy
- Động tác 1: “ó ó o ó ò, tiếng chú gà trống gọi”: Hai tay trẻ đưa lên miệng giả tiếng 
gà gáy
- Động tác 2: “Đập cánh, gáy vang, ò ò o o” :Hai tay đập vào hai bên người sau đó 
đưa hai tay lên miệng giả vờ làm tiếng gáy
- Động tác 3: “Nắng đã lên sáng rồi, tiếng gáy vang khắp trời”: Hai tay đưa lên trên 
qua đầu
- Động tác 4: “Gọi chú bé mau, dậy bước ra sân, nhịp trống hô vang, một haimột 
hai”: Nghiêng người sang hai bên, đồng thời chân bước một hai và vung tay
 8 Trẻ đứng theo đội hình vòng tròn để vận động cùng cô
+ Dạy VĐTN: Nhún nhảy, lắc lư, dậm chân, đung đưa theo bài hát
 Ví dụ: Vận động theo nhịp bài hát “ Bé thật là ngoan”
 - Lần 1 : hai tay chống hông, dậm chân từng bên một\
 - Lần 2 : hai tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên
 - Lần 3 : đưa tay ra trước từng bên một
 10 +Con nhìn kỹ cô làm mẫu lại động tác nhé ( vừa làm mẫu lại vừa kết hợp phân tích 
động tác )
+Bây giờ con làm lại cùng cô nhé ( cho trẻ làm theo cô)
+Cô mời nhóm “ Hoa mặt trời” cùng lên biểu diễn cùng bạn nào!
 Cô động tác sai cho trẻ
*Với hình thức vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp: Nếu trẻ vỗ tay theo phách hoặc 
theo nhịp chưa đúng, cô sẽ làm mẫu chậm lại cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ thực 
hiện lại từ chậm dần rồi sau đó tăng dần tốc độ. Khi trẻ đã thực hiện đúng cô cho 
trẻ vừa hát vừa vỗ tay từ đầu đến cuối bài hát.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo phách bài hát “ Con gà trống”, trẻ vỗ tay sai ở câu “ 
Gà trống gáy òóo”.Tôi sẽ nói với trẻ:
+Con hãy nhìn kỹ cô vỗ tay lại nhé ( vừa làm mẫu lại vừa kết hợp phân tích động 
tác )
+Bây giờ con làm lại cho cô xem nào ( cho trẻ thực hiên 2-3 lần)
+Bây giờ con vừa hát vừa vỗ tay nhé!
 12 Cô sửa sai cho trẻ
 Trong quá trình trẻ luyện tập, ngoài sửa sai cho trẻ cô cần để ý quan sát, bao quát 
trẻ để kịp thời khuyến khích, giúp trẻ tập luyên thật tốt. Còn trẻ nào nhút nhát, cô 
cần động viện, khen ngợi trẻ để trẻ tự tin và hứng thú hơn trong quá trình tham gia 
vào hoạt động VĐTN.
4 Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học: 
 Đất nước ta hiện nay đang trong giai doạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện 
nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm 
đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí tạo cho trẻ niềm 
hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. 
 14 trò chơi, cô cần chú ý đảm bảo cân bằng giữa tính chất động và tĩnh của hoạt động, 
phù hợp với khả năng của trẻ. 
 * Trò chơi: Tai ai tinh
- Cách chơi : Cô gọi 1 trẻ lên và đội mũ chóp, gọi 1 trẻ khác đứng lên hát. Trẻ đội 
mũ chóp phải đoán đó là bạn nào hát
- Luật chơi : Nếu đoán sai sẽ phải hát một bài
 Trẻ chơi trò chơi
* Trò chơi : Ai nhanh nhất
- Cách chơi : Cô gọi 10 trẻ lên chơi, cô chuẩn bị 8 chiếc ghế. Trẻ vừa đi vừa hát, 
khi có hiệu lệnh “ Thi xem ai nhanh” trẻ phải nhanh ngồi vào ghế. 
- Luật chơi : Trẻ nào không ngồi được vào ghế sẽ phải nhảy lò cò
 16 Trẻ chơi trò chơi
6. Biện pháp 6: Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
* Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ.
 Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với 
từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển 
năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ.
 18 Cô và trẻ vận động theo bài “ Cá vàng bơi”
* Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài 
trời cũng có thể cho trẻ vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp 
nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về 
thế giới xung quanh.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con thỏ cô có thể cho trẻ đứng thành vòng 
tròn và vận động theo bài hát “ Trời nắng, trời mưa”
 20 Cô và trẻ cùng vỗ tay theo phách
* Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ:
 Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thu, tết 
nguyên đánlà những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi 
trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ 
thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịchtạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những 
cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho 
trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết 
nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. 
Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố 
những điều trẻ đã lĩnh hội được.
 Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi 
luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc. Khi nhà trường 
có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang 
phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong 
khi biểu diễn.
 22

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_van_dong_theo_nhac_c.doc