SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3-4 tuổi

Trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp dụng trong việc lựa chọn trò chơi, áp đặt trong cách chơi. Một số trò chơi bị lặp đi lặp lại, nội dung chơi chưa phong phú đa dạng, còn đơn điệu làm mất đi sự hứng thú và tự nguyện của trẻ. Trong hoạt động vui chơi, một số dạng trò chơi hầu như không được giáo viên quan tâm tổ chức cho trẻ một cách thường xuyên như: Trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch. Chưa chú trọng đến việc tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong nội dung tạo điều kiện, cơ hội, phương tiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi trong chính gia đình mình. Dẫn đến phụ huynh cũng lơ là trong việc chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
doc 11 trang lethu 04/07/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3-4 tuổi
 2
sóc giáo dục trẻ đặc biệt là tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
 - Giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về tất cả các mặt: Đức - Trí - Thể 
- Mỹ. Chuẩn bị một tâm thế tốt nhất cho trẻ ở hiện tại và tương lai sau này. Đây 
cũng là ước nguyện của mọi gia đình và là trách nhiệm chung, là lương tâm của 
nghề giáo viên. 
 - Tăng cường nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của bậc học 
mầm non cũng như việc giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Từ đó phụ 
huynh cũng nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia phối hơp với giáo viên 
trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 6. Mục đích của giải pháp.
 Để khắc phục các nhược điểm của giải pháp cũ đã nêu trên, tôi đưa ra 
giải pháp mới của mình mục đích là để:
 - Giúp giáo viên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
 - Giúp trẻ có sự sáng tạo, khả năng hòa nhập với tất cả các loại hoạt động 
khác nhau. Hình thành cho trẻ lòng tự tin, mạnh dạn trước thế giới ở xung 
quanh trẻ.
 - Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ, tạo mọi điều kiện 
và phương tiện giúp trẻ phát triển và hoàn thiện bản thân.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
 * Nội dung:
 + Biện pháp thứ nhất: “Thiết kế xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ”
 + Biện pháp thứ hai: “Thực hiện đầy đủ các hình thức tổ chức hoạt động 
vui chơi”.
 + Biện pháp thứ ba: “Phát triển hoạt động sáng tạo và ý tưởng chơi 
phong phú thông qua hoạt động vui chơi”
 + Biện pháp thứ tư: “Giáo dục cá biệt hóa thông qua hoạt động vui chơi”
 + Biện pháp thứ năm: “Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc tổ 
chức hoạt động vui chơi cho trẻ”.
 2 4
 + Biện pháp thứ hai: “Thực hiện đầy đủ các hình thức tổ chức hoạt động 
vui chơi”.
 Việc tổ chức hoạt động vui chơi không chỉ trú trọng vào hình thức tổ 
chức hoạt động góc sau thời điểm hoạt động chung mà ở đây hoạt động vui 
chơi của trẻ cần phải quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, để 
hoạt động vui chơi thực sự là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo cần phải 
thông qua nhiều hình thức tổ chức:
 - Tổ chức hoạt động ở các góc.
 4 6
 Để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hiệu quả theo các định hướng trên 
thì người giáo viên cần:
 - Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui 
chơi cho trẻ phải đảm bảo thông qua nhiều hình thức.
 - Xây dựng mạng nội dung đảm bảo các hình thức và nội dung hoạt động 
phù hợp để thực hiện đạt kết quả cao.
 - Luôn thực hiện đầy đủ và chính xác theo kế hoạch đã xây dựng ở mạng 
nội dung.
 - Tham gia dự giờ đầy đủ các tiết dạy mẫu ở tất cả các hình thức.
 - Thông qua các ngày lễ, hội sẽ cố gắng chuyên sâu tổ chức hoạt động 
cho trẻ thông qua nhiều hình thức.
 + Biện pháp thứ ba:“Phát triển hoạt động sáng tạo và ý tưởng chơi phong 
phú thông qua hoạt động vui chơi”
 Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học và cả thực tế ở 
các trường Mầm non đã cho thấy sự xuất phát điểm của sự phát triển hoạt 
động sáng tạo là ở lứa tuổi mẫu giáo.
 Nhiệm vụ của giáo viên là phát triển khả năng sáng tạo, sự tưởng tượng 
có chủ định của đứa trẻ, khuyến khích động viên chúng thực hành ngay những 
ý tưởng đó của mình trong bất cứ hoạt động nào, tập cho trẻ những thao tác, 
kỹ năng cần thiết không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo, giáo dục cho trẻ 
 6 8
 Thông qua các hình thức như trao đổi với đồng nghiệp, quan sát cách 
thức tổ chức trò chơi cho trẻ của đồng nghiệp, tham gia dự giờ để học tập 
những ưu điểm và rút kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế để áp 
dụng vào bản thân (trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, giáo viên luôn 
chú ý áp dụng biện pháp cá biệt hóa. Những cháu có tính nhút nhát, rụt rè 
cô động viên trẻ nhận những vai chơi thể hiện sự sôi nổi, hoạt bát. Khuyến 
khích trẻ lòng tự tin hòa nhập vào tập thể chơi. Với những trẻ quá nghịch 
ngợm và hiếu động, cô hướng trẻ nhận một số vai chơi hoặc trò chơi mang 
tính chất nhẹ nhàng, cần đến sự kiên trì.) Sau mỗi buổi chơi, giáo viên phân 
tích, đánh giá, động viên trẻ để trẻ thấy rõ những ưu khuyết điểm của mình rút 
kinh nghiệm cho bản thân, đặc biệt đối với những trẻ trên thì nên động viên, 
khích lệ trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao hơn ở những giờ sau. Đây là một 
thao tác hết sức quan trọng.
 + Biện pháp thứ năm: “Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc tổ 
chức hoạt động vui chơi cho trẻ”
 Tuyên truyền trong toàn dân, đặc biệt cha mẹ các cháu hiểu rõ hơn về vị 
trí, vai trò, ý nghĩa của trò chơi đối với việc hình thành và phát triển nhân 
cách của trẻ. Đồng thời hướng dẫn cho cha mẹ trẻ cần lựa chọn, chuẩn bị 
phương tiện cho trẻ chơi và cách thức hướng dẫn trẻ chơi tại gia đình.
 - Tuyên truyền thông qua góc trao đổi với phụ huynh, cô giáo lên mạng 
hoạt động hàng tuần để phụ huynh nắm bắt được trong tuần con mình được 
học gì, chơi gì
 - Thông qua các buổi họp phụ huynh trong năm học, giáo viên trao đổi 
về những nội dung cần thiết.
 - Qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh.
 8 10
 Sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3-4 
tuổi năm học 2020 - 2021 với các biện pháp nêu trên tôi thấy chất lượng giờ 
dạy được thực sự có những hoạt động ngoài sức mong đợi của tôi và các bạn 
đồng nghiệp. Hiện tượng rập khuôn, máy móc, lối cũ được khắc phục và hầu 
như ít xảy ra cách dạy trước đây nữa. Thực sự giáo viên có ý thức tự giác, 
không còn mang tính đối phó, đã trú trọng đến việc tổ chức hoạt động vui 
chơi cho trẻ nên hiệu quả giáo dục đạt kết quả cao.
 + Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:
 Trước khi thực Sau khi thực 
 hiện các biện pháp hiện các biện 
 STT Các tiêu chí pháp
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 đạt % đạt %
 1 Số trẻ hứng thú với các hoạt 
 động giáo dục trong ngày. 15/21 71% 21/21 100%
 2 Số trẻ tích cực khám phá, tìm 
 tòi, có óc sáng tạo, khởi xướng 12/21 57% 20/21 95%
 và lựa chọn các hoạt động mà 
 trẻ thích.
 3 Trẻ có kỹ năng tự định ra cách 
 thức tiến hành và kiểm soát 11/21 52% 20/21 95%
 quá trình chơi dựa vào kinh 
 nghiệm.
 4 Trẻ tích cực tham gia hoạt 
 động trải nghiệm với môi 14/21 67% 21/21 100%
 trường trong và ngoài lớp
 Qua bảng số liệu trước và sau khi thực hiện giải pháp thì kết quả đã 
được tăng lên rõ rệt.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_vui_choi_cho_tre_3_4.doc