SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng

Ở trường mầm non, trẻ mẫu giáo thường được ăn 2 bữa một bữa chính, một bữa phụ, trong đó bữa trưa là quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia các hoạt động tiếp theo. Vì vậy tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ; giáo viên mẫu giáo cần nắm bắt tốt các nội dung giáo dục dinh dưỡng như: Nhu cầu dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và đặc biệt là rèn cho trẻ một số thói quen trong ăn uống để trẻ hứng thú ăn, ăn ngon miệng, ăn được tất cả các món ăn bổ dưỡng ở trường, ăn uống hợp vệ sinh đúng giờ giấc và có thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống. Nhận thấy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này, đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật…. do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Để trẻ luôn khỏe mạnh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm, quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” .
docx 19 trang lethu 14/08/2024 1880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
 2. Tên sáng kiến.
 “Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở 
trường mầm non” .
 3. Tác giả sáng kiến.
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Tần
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam hồng - Yên Lạc - Vĩnh phúc.
 - Số điện thoại: 0345242907; 
 - Gmail: tannguyen8x@gmail.com
 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Nguyễn Thị Tần - Trường MN Tam Hồng - 
Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Sáng kiến được áp dụng để tổ chức tốt bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 
tuổi ở trường mầm non Tam Hồng và có thể nhân rộng ra để áp dụng tại các 
trường MN trong toàn huyện.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng.
 Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu và được thử nghiệm từ ngày 
05 tháng 10 năm 2020 . 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
 7.1 Về nội dung của sáng kiến
 a. Cơ sở lý luận.
 Như chúng ta biết “Ăn uống là một trong các bản năng quan trọng nhất 
của con người và các loài động vật khác”. Ăn uống cần thiết cho sức khỏe của 
con người. Nhờ các phát hiện của dinh dưỡng học, người ta biết trong các thức 
ăn có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể con 
người đó là protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng và nước...sự thiếu hụt một 
trong các chất khoáng này có thể gây nên bệnh tật thậm chí chết người.
 “Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người”. Bởi thế tổ 
chức giờ ăn trưa trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non là không thể 
thiếu trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Ăn uống hợp lý có ý nghĩa vô 
 2 
trọng đến việc ăn uống như thế nào là khoa học, hợp lý và làm thế nào để tạo 
cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống. 
 c.Thực trạng khi thực hiện:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó 
khăn như sau: 
 * Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức 
về dinh dưỡng, tổ chức giờ ăn, giáo dục thói quen, hành vi văn minh trong ăn 
uống cho trẻ bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt chuyên môn, thăm lớp, dự 
giờ, đóng góp ý kiến về việc thực hiện tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ. 
 - Nhà trường đầu tư mua sắm đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị hiện đại phục 
vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Nồi, xoong, bát, thìa, đĩa, tủ sấy bát, 
tủ đựng đồ dùng, máy xay sinh tố...
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện cho việc tổ chức giờ ăn trưa 
cho trẻ.
 - Bản thân là tổ phó chuyên môn có trình độ đào tạo trên chuẩn, nhiều 
năm liền được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi nên đã nắm được tâm 
sinh lý của trẻ đồng thời tổ chức tốt giờ ăn trưa cho trẻ ở trường.
 Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi khi mới thực hiện đề tài còn gặp 
một số khó khăn như sau:
 * Khó khăn
 - Số trẻ trong lớp khá đông, lớp học ghép do vậy việc chuẩn bị bữa ăn cho 
trẻ chưa được chu đáo. 
 - Đa số trẻ đều là trẻ mới nên kỹ năng cầm thìa, cầm bát của trẻ còn hạn 
chế; một số trẻ chưa có khả năng tự xúc ăn.
 - Một số phụ huynh nuông chiều trẻ, không rèn ý thức cho trẻ dẫn đến 
một số trẻ còn đùa nghịch, nói chuyện trong khi ăn. 
 - Phụ huynh chỉ chú trọng đến cân nặng của con chứ không quan tâm đến 
thói quen, hành vi văn minh trong khi ăn của con.
 4 
 - Thông qua giờ ăn nên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ 
phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ....
 Về nhận thức: Giúp trẻ nhận biết được tên những loại thức ăn như: thịt 
lợn, thịt gà, thịt bò, cá, trứng, rau cải, rau mồng tơi trẻ biết ăn sạch, uống 
sạchTrẻ biết được các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày như: trong 
thịt có chất đạm, trong rau có chất vitamin, trong cơm có bột đường.
 Về ngôn ngữ: Qua việc đặt câu hỏi, trẻ trả lời đã giúp trẻ phát triển ngôn 
ngữ rất tốt. Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá, trứng, 
rau, quả.các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
 + Hôm nay lớp mình ăn cơm với thức ăn gì? Có ngon không? Bạn nào ăn 
giỏi? 
 Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động hàng ngày: Tôi lên kế 
hoạch lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động hàng ngày vì 
đây là việc làm hết sức cần thiết bởi qua đó trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. 
 + Trong giờ đón - trả trẻ: là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo 
dục dinh dưỡng tới phụ huynh, bằng việc hỏi thăm phụ huynh về chế độ ăn uống 
hàng ngày của trẻ ở nhà, ở nhà các con thường ăn cơm với thức ăn gì? Trẻ đã có 
sự tiến bộ như thế nào? Trẻ có làm rơi cơm nhiều không? Khi ăn con có biết mời 
mọi người ăn không ?...
 + Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp: trước khi ăn chúng mình phải làm 
gì? Sau khi ăn phải làm gì ? Nếu cơm rơi con sẽ làm gì ?...
 + Trong các giờ học và hoạt động vui chơi: giải thích cho trẻ thấy được 
giá trị của từng loại thức ăn. Ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ 
hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm, ốm yếuKhi 
cho trẻ quan sát vật thật, xem tranh, trò chuyện, đọc câu đố, bài thơ giúp trẻ 
nhận biết một số thực phẩm gần gũi như : rau, hoa quả, con vật và biết được lợi 
ích của thức ăn đó. Qua đó trẻ biết cách ăn một số thức ăn đã được làm quen 
như: ăn cam bỏ vỏ, bỏ hạt, ăn chuối bỏ vỏvà bắt trước một vài hành động của 
người lớn như: nấu ăn, cho em bé ăn. 
 6 
 Cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, động 
viên, khích lệ trẻ kịp thời như: Con cầm thìa bằng tay phải, tay trái giữ bát, xúc 
từng ít cơm rồi đưa vào miệng cẩn thận kẻo rơi ra ngoài. Khi cơm rơi con phải 
biết nhặt vào đĩa, không đùa nghịch trong khi ăn 
 Khuyến khích phụ huynh khi về nhà cũng dạy trẻ tập xúc ăn như ở lớp. 
Hãy để cho trẻ được tự xúc cơm ăn, dùng đũa gắp thức ăn mặc dù trẻ có thể 
làm đổ hoặc rơi cơm hay làm bẩn quần áo... Chúng ta không nên quát mắng trẻ 
mà cần động viên, khích lệ trẻ để trẻ có cảm giác thích thú và dần dần trẻ sẽ xúc 
ăn một cách gọn gàng hơn. Sự phối hợp tốt giữa phụ huynh và cô giáo sẽ giúp 
thói quen của trẻ đạt kết quả cao.
 + Ví dụ: Khi dạy trẻ tập xúc cơm cô nói con cầm thìa bằng tay phải và 
xúc cơm thật khéo, như vậy tay con dẻo như diễn viên múa, mai sau con sẽ múa 
dẻo, múa đẹp và được đi biểu diễn ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến.
 Hình ảnh cô động viên trẻ tự xúc ăn.
 Biện pháp 3: Tạo không khí bữa ăn nhẹ nhàng, vui vẻ, khiến bé giữ 
được tình cảm vui vẻ, yên tĩnh nhẹ nhàng. 
 Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thích thú trước khi ăn là vô cùng 
quan trọng, không thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong 
 8 
xén, thay đổi tùy tiện) thực hiện đúng thời gian ăn theo quy định. Có như thế 
mới tạo cho trẻ thói quen tốt giờ nào việc ấy. Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với 
các cô giáo trong tổ nuôi, tuyên truyền với phụ huynh cùng thực hiện tốt thời 
gian biểu giống như trên lớp khi trẻ ở nhà. Có như vậy quá trình rèn luyện của 
trẻ mới không bị ngắt quãng, ngắt giai đoạn. Việc làm này đã làm tăng sự gần 
gũi giữa gia đình, nhà trường và cô giáo nhằm tạo nên thói quen tốt cho trẻ. 
 Biện pháp 5: Tập cho trẻ tính tự lập
 Từng bước giáo dục tính tự lập cho trẻ như biết tự đi đến bàn ăn, tự xúc 
cơm ăn, ăn xong xếp bát, thìa vào chỗ quy định theo sự hướng dẫn của cô giáo, 
tự uống nước. Tập cho trẻ những thói quen tốt: ăn uống từ tốn, nhai kỹ, khi 
muốn ho hoặc hắt hơi phải lấy tay che miệng, biết mời người xung quanh ăn 
cơm, biết yêu cầu, lấy nước uống, cho thêm canh..một cách lễ phép, biết cảm 
ơn. Không lấy tay bốc thức ăn, không xúc thức ăn của bạn hoặc xúc thức ăn cho 
bạn, không đặt thìa xuống bàn, không vứt bát, cốc, thìa lung tung sau khi ăn. 
 Biện pháp 6: Tổ chức linh hoạt bữa ăn cho trẻ
 - Kéo dài giờ ăn hơn đối với những trẻ ăn chậm, lười ăn. 
 Ví dụ: Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơm nhỏ/1 
bữa nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó nên chia ra làm những 
phần nhỏ để trẻ ăn ít một, hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, cô giáo còn động viên 
trẻ kịp thời nói cho trẻ biết nếu ăn ngoan, hết xuất sẽ rất xinh gái, đẹp trai, học 
giỏi được cô yêu, bạn quý Tuy trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn cô giáo không hề 
thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ nhai kỹ nhưng có những khích lệ kịp thời để trẻ 
ăn nhanh hơn bạn khác. 
 Tôi phân ra từng nhóm: trẻ lười ăn, ăn chậm từ đó nắm được đặc điểm 
riêng cá tính của từng trẻ. 
 Đúng như vậy nhờ sự sát xao tới từng trẻ của cô giáo trong lớp mà đã biết 
được cá tính riêng của từng trẻ và kịp thời điều chỉnh. 
 Ví dụ: Cháu Chi hay ngậm cơm, nhả bã thịt, cháu Long hay uống nước 
canh, cháu Lâm chỉ ăn được một miếng cơm rất bé 
 - Đối với những cháu này trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số 
câu chuyện nói về các bạn có những nết ăn chưa tốt hay những gương bạn ăn tốt 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_bua_an_trua_cho_tre_mau_gi.docx