SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 3 tuổi ở Trường Mầm non Đông Quang
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và trong chương trình dạy trẻ mầm non thì hệ môn toán chiếm vị trí rất quan trọng, nó giúp trẻ làm quen với các khái niệm đơn giản ban đầu về toán học. Mặt khác môn toán giúp cho trẻ biết cách tư duy về các biểu tượng trong toán học, suy nghĩ về toán học, khuyến khích trẻ ham học hỏi tò mò và thích khám phá những điều mới lạ của trẻ thơ chuẩn bị tốt cho con đường bước vào tiểu học đó là điều quan trọng nhất. Bản thân tôi là một giáo viên năm công tác cũng chưa nhiều với các bộ môn trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Bộ môn toán là bộ môn tôi gặp nhiều khó khăn và cũng là môn học tự nhiên khi dạy trẻ tụi cảm thấy rất khó cứng. Do vậy tôi rất băn khoăn làm thế nào để truyền đạt cho trẻ những con số, phép tính, kích thước, định hướng trong không gian … Vốn nhàm chán khiến trẻ ít hứng thú trong học tập đó là câu hỏi đặt ra hàng ngày, hàng giờ học làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều, tôi tìm mọi cách để cải tiến, khắc phục đưa môn toán vào tìm tòi và khám phá không những cho bản thân tôi mà con cho tất cả các cháu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 3 tuổi ở Trường Mầm non Đông Quang
SKKN: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan" Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta những người làm cha, làm mẹ không ai là không biết đến câu thơ trên và đối những người chăm sóc trực tiếp, giáo dục trẻ nó là mục đích, phương pháp, của mọi thời kỳ. Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI. Thế kỷ của một nền khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Chính vì thế toán học trở nên cần thiết, nó góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Như chúng ta đã biết toán học là một môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong kho tàng khoa học hiện đại tiên tiến trên thế giới. Trong xã hội hiện nay khi nền khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao đòi hỏi mỗi người phải có vốn hiểu biết toán học để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và trong chương trình dạy trẻ mầm non thì hệ môn toán chiếm vị trí rất quan trọng, nó giúp trẻ làm quen với các khái niệm đơn giản ban đầu về toán học. Mặt khác môn toán giúp cho trẻ biết cách tư duy về các biểu tượng trong toán học, suy nghĩ về toán học, khuyến khích trẻ ham học hỏi tò mò và thích khám phá những điều mới lạ của trẻ thơ chuẩn bị tốt cho con đường bước vào tiểu học đó là điều quan trọng nhất. Bản thân tôi là một giáo viên năm công tác cũng chưa nhiều với các bộ môn trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Bộ môn toán là bộ môn tôi gặp nhiều khó khăn và cũng là môn học tự nhiên khi dạy trẻ tụi cảm thấy rất khó cứng. Do vậy tôi rất băn khoăn làm thế nào để truyền đạt cho trẻ những con số, phép tính, kích thước, định hướng trong không gian Vốn nhàm chán khiến trẻ ít hứng thú trong học tập đó là câu hỏi đặt ra hàng ngày, hàng giờ học làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều, tôi tìm mọi cách để cải tiến, khắc phục đưa môn toán vào tìm tòi và khám phá không những cho bản thân tôi mà con cho tất cả các cháu. Là giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ 3 tuổi, tôi hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động, làm thế nào để trẻ tiếp thu bài một cách hiệu quả? Vì vậy trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non” 2/15 SKKN: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Các cháu lớp 3 tuổi C3 trường mầm non Đông Quang. - Số trẻ nghiên cứu là 17 trẻ. - Kế hoạch nghiên cứu: Thực hiện 01 năm, từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021 VI. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trò chuyện. Phương pháp quan sát. Phương pháp sử dụng trò chơi. VII.Khảo sát thực trạng Năm học 2020- 2021, tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi C3, với số lượng trẻ là 17 cháu. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy-UBND xã và ban giám hiệu, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ. Học sinh: 100% trẻ trong lớp cùng độ tuổi nên mức độ phát tiển và nhận thức của trẻ về các biểu tượng toán không chênh lệch nhiều nên thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ. Trong lớp bố trí 2 giáo viên phối hợp công việc với nhau rất tốt. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đã giúp cho tôi học hỏi được ở đồng nghiệp về phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi của mình đang trực tiếp giảng dạy. Qua đó nâng cao được nhận thức cũng như chuyên môn cho bản thân. Phụ huynh: Luôn tín nhiệm và tin cậy cô giáo vì vậy ai cũng đều an tâm khi đưa con đến lớp cho cô giáo dạy dỗ, chăm sóc. 2. Khó khăn: Trẻ lứa tuổi 3 tuổi có đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là chóng nhớ, mau quên, nhanh chán. Khả năng tập trung chú ý của trẻ không lâu, khả năng tư duy ngắn. Kĩ năng đếm nhận biết, phân biệt kích thước, hình, vị trí không gian theo độ tuổi của trẻ trong lớp còn kém. Giáo viên trẻ nên còn ít kinh nghiệm trong hoạt động dạy, hình thức dạy trẻ còn chưa phong phú, chưa hấp dẫn, đôi khi cũng chưa đủ tự tin vào bản thân để giải quyết vến đề. Đa số phụ huynh làm nông nhiệp, buôn bán nhỏ, chưa thực sự quan tâm đến con trẻ, còn phó mặc cho cô giáo. 4/15 SKKN: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Tên đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non. II. Các biện pháp chính của đề tài: - Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ làm quen với toán - Biện pháp 2: Nâng cao nghệ thuật tổ chức hoạt động LQVT cho trẻ - Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi cho trẻ làm quen với toán - Biện pháp4: Tổ chức cho trẻ làm quen với toán thông qua các hoạt động khác - Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh rèn kĩ năng LQVT cho trẻ. - Biện pháp 6:Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy III. Biện pháp thực hiện từng phần. 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ làm quen với toán (Hình ảnh 1) Tổ chức môi trường trong lớp có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ. Môi trường lớp học được chúng tôi bố trí các góc chơi sinh động phù hợp với diện tích lớp học, thu hút trẻ hoạt động. một phần củng cố hoạt động chính, một phần tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Tôi lựa chọn, sắp xếp đa dạng các đồ dùng đồ chơi trong góc toán, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Trẻ ở mẫu giáo bé bố trí ở góc toán có các hình, các nhóm đối tượng, các đồ dùng đồ chơi, có kích thước màu sắc khác nhau để trẻ đếm, sắp xếp, phân loại, so sánh. Môi trường trong góc toán phù hợp với sự thay đổi của hoạt động, tạo sự mới mẻ, mang tính gợi mở, khuyến khích các hoạt động của trẻ, thu hút tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. VD: ở góc toán tôi tận dụng lõi giấy vệ sinh dán giấy màu và dán thành hàng dọc mỗi hàng là một màu. Bên dưới tôi đặt thẻ chấm tròn. Trẻ đếm số chấm tròn và thả bi tương ứng dấu chấm tròn, hoặc trẻ vừa chơi và nhận biết màu Trẻ mẫu giáo bé rất thích khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh, vì vậy tôi luôn sưu tầm làm các đồ chơi để phục vụ cho hoạt động học cũng như trang trí cho môi trường lớp học để thu hút trẻ. *. Làm đồ dùng đồ chơi: Tư duy của trẻ là trực quan hành động, trẻ chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả khi trẻ được trực tiếp thao tác hành động với đối tượng. Thực tế tôi đã phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Tôi hướng 6/15 SKKN: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non dỗ,tôi phải nhẹ nhàng, yêu thương gần gũi, chơi cùng với trẻ để hướng trẻ vào hoạt động. - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của giáo viên Khi hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động: lời nói của giáo viên phải ngắn gọn với từng thao tác của hoạt động giúp trẻ hiểu: “Cần phải làm gì? Làm như thế nào?” Ví dụ: Dạy trẻ so sánh độ lớn của 2 đối tượng “To hơn – Nhỏ hơn” ở phần trẻ thực hiện thao tác so sánh kích thước hai hộp quà tôi đặt ra câu hỏi yêu cầu trẻ thực hiện: + Các con chọn hộp quà to hơn để tặng cho búp bê nào ? + Chọn hộp quà nhỏ hơn tặng cho ai ? Sau mỗi yêu cầu tôi đều hỏi trẻ để kiểm tra trẻ hiểu yêu cầu chưa, sau đó mới cho trẻ thực hiện. Giọng nói của cô phải có ngữ điệu, biết nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng để điều khiển trẻ hoạt động với đồ vật và giúp trẻ tự tiến hành hoạt động với đồ vật nhằm đạt được mục đích yêu cầu của bài học: “Hộp quà to hơn tặng cho búp bê chị, hộp quà nhỏ hơn tặng cho búp bê em” + Khi dạy giọng nói ánh mắt của cô cũng phải thể hiện gần gũi với trẻ và phong cách của mình sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ. Khi truyền thụ kiến thức thì giọng cô cần phải gọn gàng, dứt khoát. Khi muốn gây hứng thú thì cô phải nói nhanh một chút và có tính huyền bí. - Nghệ thuật sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên: + Để tạo sự hứng thú và giúp trẻ phát triển tốt, thì việc sử dụng câu hỏi nhằm kích thích sự phát triển của trẻ, khích lệ trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các loại câu hỏi của cô giáo, không chỉ phát triển ngôn ngữ mà còn phát triển khả năng nhận thức khám phá của mình. + Do vậy mà hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, để trẻ phải suy nghĩ, trẻ không bị thụ động. Hệ thống câu hỏi phải đưa ra đúng lúc, phù hợp với nội dung nhằm giúp trẻ so sánh, phân tích, đối chiếu để tìm kiếm phát hiện ra những vấn đề cần lĩnh hội. Khi đó những hiểu biết của trẻ được phản ánh có hệ thống ở ngôn ngữ hay trong tư duy của trẻ. + Cô tạo điều kiện để trẻ là người đầu tiên được nhận xét, diễn đạt những phát hiện của mình sau khi hoạt động. Việc nhận xét, trả lời câu hỏi đã tạo ra điều kiện để phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, luyện cho trẻ thói quen quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp và khả năng diễn đạt. Ví dụ: Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, chữ nhật, tam giác. Sau khi cho trẻ nhận biết đặc điểm của hình theo dấu hiệu đường bao, tôi đặt câu hỏi 8/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_lam_quen_voi_toa.doc