SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
Thông qua hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Vui chơi mang đến cho trẻ những cơ hội để làm giàu kiến thức, học hỏi và thực hành những kỹ năng mới trong khi chơi, trẻ học cách kiểm soát tình cảm, tương tác với các trẻ khác và giải quyết xung đột. Đồng thời, trẻ cũng phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách giải quyết vấn đề. Từ đó giúp trẻ năng động hơn, kích thích sự sáng tạo của trẻ trong việc khám phá môi trường xung quanh. Với việc giúp trẻ phải suy nghĩ và tự tò mò, qua những câu hỏi như: “Tại sao, làm thế nào?...”. Chúng ta đã giúp trẻ, hướng trẻ đến những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ.
Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ…Mà quan trọng nhất là trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp phát triển, tạo ra vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. Vì vậy tôi đã chọn “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi

Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi A . ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận. “Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai...” Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con em của mình. Và một trong những mong muốn đó là con mình được vui vẻ, hòa đồng, tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường, ở lớp, cùng với bạn bè. Đó chính là cách giúp trẻ có thể có được sự nhanh nhẹn hoạt bát. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất, nó mang lại không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám phá, nhiều niềm vui và là kiến thức về thế giới xung quanh. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Từ đó trẻ sẽ biết cách ứng xử trong giao tiếp, biết quan tâm giúp đỡ người khác, biết chia sẻ, biết sống đoàn kết... Thông qua hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Vui chơi mang đến cho trẻ những cơ hội để làm giàu kiến thức, học hỏi và thực hành những kỹ năng mới trong khi chơi, trẻ học cách kiểm soát tình cảm, tương tác với các trẻ khác và giải quyết xung đột. Đồng thời, trẻ cũng phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách giải quyết vấn đề. Từ đó giúp trẻ năng động hơn, kích thích sự sáng tạo của trẻ trong việc khám phá môi trường xung quanh. Với việc giúp trẻ phải suy nghĩ và tự tò mò, qua những câu hỏi như: “Tại sao, làm thế nào?...”. Chúng ta đã giúp trẻ, hướng trẻ đến những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹMà quan trọng nhất là trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp phát triển, tạo ra vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. Vì vậy tôi đã chọn “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1/18 Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi động ngoài trời cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động khác một cách tự tin và đạt kết quả tốt. 3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm * Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi. * Đối tượng khảo sát thực nghiệm Trẻ mẫu giáo bé lớp 3 tuổi C2. Do tôi phụ trách thuộc trường mầm non. 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập chung vào việc tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ thông qua một số biện pháp. Đề tài này dự kiến nghiên cứu trong 1 năm học 2019-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát trực tiếp, gián tiếp, đàm thoại. - Mô phỏng, bắt chước, nêu gương. - Trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp đi trước. - Phương pháp trao đổi với phụ huynh. - Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D giúp cho hệ xương phát triển. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”. Muốn làm được điều đó giáo viên phải có ý thức trau dồi, học hỏi, tự rút kinh nghiệm để đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời. 2. Thực trạng của vấn đề. * Đặc điểm tình hình lớp. 3/18 Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi - Trẻ hứng thú tham gia tham gia vào các hoạt động: Trong tiết học, trò chơi vận động, trong giao tiếp, trong hoạt động ngoài trời. Trẻ tập chung chú ý cùng các bạn tham gia hoạt động tự tin và thoải mái. - Trẻ đó có kỹ năng thực hiện, trẻ chủ động, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. 3. Biện pháp thực hiện. Để tổ chức hoạt động ngoài trời đem lại kết quả cao. Tôi đã đề ra một số biện pháp sau: - Lập kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời. - Tạo môi trường phù hợp, phương tiện phong phú, các trò chơi để kích thích trẻ hoạt động tích cực - Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống - Tổ chức cho trẻ ngoài trời thông qua lao động. - Kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh để làm tốt công tác hoạt động ngoài trời. - Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tạo bầu không khí thỏa mái cho trẻ hoạt động ngoài trời. 4. Mô tả, phân tích các biện pháp: 4.1. Lập kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời. * Lập kế hoạch cho hoạch động ngoài trời: Nói đến hoạt động ngoài trời phải đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: - Hoạt động có mục đích. - Trò chơi vận động. - Chơi tự do. Vậy mỗi yếu tố cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cụ thể từ những cái có sẵn đến những cái chưa có. Phải lựa chọn, sắp xếp vào kế hoạch hoạt động ngoài trời theo dự kiến. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho hoạt động ngoài trời, không lên một cách chung chung, mà vạch ra rõ ràng cụ thể như: Lập kế hoạch hoạt động có mục đích: Tôi đã xây dựng kế hoạch chi tiết theo năm học, cho từng tháng, từng chủ đề, từng tuần, từng ngày dựa trên thực tế hoạt động, điều chỉnh kế hoạch hoạt động phải đảm bảo các nội dung chủ yếu một cách linh hoạt như: 5/18 Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Ví dụ như: Trò chơi: “Ai thính tai” áp dụng vào chủ đề bản thân... Trong trò chơi này trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao: “xoay xoay chụp đèn”. Bên cạnh đó các bài đồng dao giúp trẻ phát âm chuẩn hơn, khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ nhận thức giữ phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi lúc, mọi nơi, phát triển sáng tạo thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên. Ví dụ như Ve vẻ vè ve Các bạn ời ơi Thấy lá vàng rơi Cùng nhau thi đua Cùng nhau thi đua Tranh tài vẽ đẹp Cùng nhau thi đua Nhặt lá vàng rơi Nhặt lá vàng rơi Được các bạn khen Sân trường thêm sạch Được khen ấy mà được khen Thêm sạch cái mà thêm sạch Như vậy hò vè kích thích trẻ hứng thú vừa hát vừa hoạt động. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động ngoài trờiKhi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. 4.2. Tạo môi trường phù hợp, phương tiện phong phú, các trò chơi để kích thích trẻ hoạt động tích cực. Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, tôi cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời. Mục đích: Nhằm tạo ra sự hứng thú, đa dạng, kích thích tính tích cực của trẻ. + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. 7/18
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_ngoai_troi_cho_t.docx