SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

Trò chơi dân gian của dân tộc ta không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà ẩn bên trong đó còn chứa đựng những tinh hoa văn hóa của dân tộc ta. Trò chơi dân gian không những giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, khéo léo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương và đất nước…Bên cạnh đó trò chơi dân gian còn có thể góp phần vào công tác giáo dục trẻ về tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, các chuẩn mực của xã hội và các quy định trong các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân thông qua việc thực hiện đóng vai trong các trò chơi.

Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại ngày nay trò chơi dân gian giờ đang ngày càng bị mai một và dần bị lãng quên, như chúng ta thấy không chỉ có trẻ ở các thành phố mà trẻ em ở vùng quê hiện nay cũng đang được tiếp cận rất nhiều với công nghệ thông tin và các trò chơi điện tử hiện đại thì liệu rằng những trò chơi dân gian cổ truyền các con có còn nhớ đến không? Từ đó chúng tôi nghĩ rằng việc cho trẻ chơi và biết đến các trò chơi dân gian là việc rất cần thiết để có thể giúp trẻ hiểu và biết thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Vậy nên trong quá trình giảng dạy, chúng tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

docx 23 trang lethu 21/10/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu:
 Mỗi chúng ta ai ai cũng có những miền kí ức mang tên tuổi thơ. Những kí 
ức tuổi thơ luôn là những kỉ niệm và những hình ảnh đẹp nhất của chúng ta. Tuổi 
thơ của chúng ta gắn liền với hình ảnh của con trâu, cánh đồng lúa hay những con 
diều thả trong gió. Cùng với đó là những âm thanh của các câu ca dao, tục ngữ, 
hay những trò chơi dân gian mộc mạc, đậm chất thôn quê nhưng chính vì sự mộc 
mạc giản dị đó đã giúp chúng ta có được những kí ức đẹp về tuổi thơ. Giúp chúng 
ta có thể gìn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc ta.
 Thế nhưng ngày nay, trẻ em đang ở một xã hội công nghiệp, các con đang 
được thừa hưởng rất nhiều sự tiện ích từ sự phát triển của xã hội như những chiếc 
điện thoại hay ti vi ở đó các con có thể thoả sức xem và chơi các trò chơi trên các 
thiết bị điện tử tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều công nghệ sẽ khiến trẻ bị lôi 
cuốn và có những trẻ bị hội chứng nghiện các trò chơi điện tử, trong đó có nhiều 
trò chơi gây bạo lực gây những hậu quả về sức khoẻ và tinh thần. Khi ngồi chơi 
game và xem ti vi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt phần lớn trẻ sẽ bị cận thị 
hoặc loạn thị rất sớm và thậm chí trẻ cũng sẽ dễ bị mắc những dị tật như lệch vai, 
cong vẹo cột sống hay gù lưng do ngồi chơi, ngồi xem quá lâu dẫn đến cơ thể phát 
triển mất cân đối.
 Và cũng do nhịp sống hiện đại của ngày nay các bậc phụ huynh rất bận rộn 
với công việc của chính mình chính nên thường không có thời gian vui chơi cùng 
các con vì vậy trẻ lại càng có ít khoảng thời gian được vui chơi hơn. Chính vì vậy 
trẻ em của chúng ta hiện nay rất ít khi được biết đến và được chơi các trò chơi dân 
gian, hay các bài đồng dao của thiếu nhi ngày xưa. Đây cũng được coi là một thiệt 
thòi của các con khi trong kho tàng kiến thức của các con thiếu đi một phần đó là 
các trò chơi dân gian. 
 Trò chơi dân gian của dân tộc ta không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà 
ẩn bên trong đó còn chứa đựng những tinh hoa văn hoá của dân tộc ta. Trò chơi 
dân gian không những giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, khéo léo, mà 
còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương và đất nước
Bên cạnh đó trò chơi dân gian còn có thể góp phần vào công tác giáo dục trẻ về 
tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, các chuẩn mực của xã hội và các quy định 
trong các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân thông qua việc thực hiện đóng vai 
trong các trò chơi.
 Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại ngày nay trò chơi dân gian giờ đang ngày 
càng bị mai một và dần bị lãng quên, như chúng ta thấy không chỉ có trẻ ở các 
 2 7.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong khi thực hiện tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 3 tuổi chúng tôi 
gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
*Về thuận lợi:
- Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và động viên kịp thời của 
Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn và các đồng nghiệp trong nhà trường.
- Luôn tự trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nên chúng tôi cũng đã được biết và 
được trải nghiệm nhiều trò chơi gian dân gian của thiếu nhi.
- Bản thân luôn có lòng yêu nghề mến trẻ và hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ.
- Trẻ lớp chúng tôi có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và rất thích tham gia 
vào trò chơi dân gian. 
* Về khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi khi tổ chức trò chơi dân gian thì tôi cũng gặp 
những khó khăn sau:
- Đối với giáo viên: Chúng tôi chưa nắm được hết tất cả các trò chơi dân gian. 
Nên dẫn đến một số khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cho các trò chơi dân 
gian và một số trò chơi chưa biết cách tổ chức linh hoạt.
- Đối với trẻ: Với trẻ 3-4 tuổi khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định chưa cao. 
Giáo viên chưa tích hợp và lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động 
trong ngày của trẻ.
- Đối với phụ huynh: Do đặc điểm là ở vùng nông thôn và do tính chất của công 
việc nên các bậc cha mẹ còn chưa quan tâm và chưa dành nhiều thời gian cho việc 
học tập của con em ở trường để duy trì đều đặn các hoạt động cho trẻ.
- Chưa có nhiều đồ chơi cho các trò chơi dân gian nên việc tổ chức các trò chơi 
còn hạn chế.
 Xuất phát từ những thực trạng trên chúng tôi chọn ra đề tài ‘:“ Một số biện 
pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Lãng 
Công”
 Khảo sát tình hình thực tế trẻ ở lớp tôi đầu năm học 2022-2023 chúng tôi 
tiến hành điều tra trên 25 trẻ với kết quả như sau:
 7.2. Kế hoạch khảo sát thực tế trên trẻ lớp 3 Tuổi A1
 4 cầu vồng”, “Dung dăng dung dẻ”, “Tập tầm vông”, “Oẳn tù tì”, “Kéo cưa lừa 
xẻ”...để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và dễ chơi.
 7.4.Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng học liệu, đồ chơi đầy đủ, các bài đồng 
dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi:
+ Chuẩn bị đồ dùng học liệu, đồ chơi:
 Một tiết dạy của giáo viên được đánh giá có thành công hay không điều đó 
phụ thuộc vào sự nhận thức và hứng thú học tập của trẻ. Vì vậy khi chúng ta muốn 
lôi cuốn sự tò mò và kích thích sự hứng thú tham gia vào các trò chơi của trẻ thì 
đầu tiên chúng ta cần làm tốt và chu đáo công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, dụng 
cụ chơi thật đầy đủ và hấp dẫn trẻ. Với trò chơi gian thì đồ dùng phục vụ cho trò 
chơi là điều kiện cần và đủ để có thể tổ chức cho trẻ chơi.
 Ví dụ như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, đồ dùng của trò chơi này là chiếc 
khăn vải để bịt mắt vậy nên nếu không có chiếc khăn hay tấm vải bịt mắt này thì 
trò chơi sẽ không thể thực hiện được. Hay với trò chơi “Tim tỉm tìm tim” nếu 
không có dụng cụ là những cái que to nhỏ khác nhau thì chúng ta cũng không thể 
thực hiện trò chơi được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không 
thể tổ chức được, trò chơi “Đánh gà” thì đồ dùng chính của trò chơi là chúng ta 
sẽ dùng cây cỏ gà để làm những chú gà chiến vì vậy khi chơi đánh gà mà chúng 
ta không có cây cỏ gà thì đương nhiên trò chơi của chúng ta sẽ không có ý nghĩa 
và không thể chơi đượcChính vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là 
rất cần thiết và quan trọng để có thể tổ chức được một trò chơi dân gian. Chúng 
tôi đã dành một khoảng thời gian dài để tìm hiểu về các trò chơi dân gian, về cách 
chơi, luật chơi, để từ đó có thể tìm và sáng tạo ra những đồ dùng, đồ chơi, dụng 
cụ chơi của các trò chơi phù hợp trước khi đưa vào hoạt động cho trẻ.
 6 Trò chơi dân gian rất mộc mạc và đơn xơ nhưng vẫn có thể lôi cuốn được 
sự chú ý và hứng thú của trẻ là vì trong quá trình chơi trẻ vừa được trải nghiệm 
vừa được chơi vừa được hát hoặc đọc các bài đồng dao.
 Các bài đồng dao với những âm điệu vui tươi dí dỏm và hóm hỉnh rất dễ 
chiếm được sự hứng thú của trẻ. Tất cả các bài đồng dao hay bài hát dân gian của 
thiếu nhi đều rất phù hợp với tư duy và sự nhận thức của trẻ luôn tràn đầy sự ngây 
thơ, dí dỏm và hồn nhiên mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng mang ý nghĩa.
Ví dụ như: Trò chơi “ Chi chi chành chành” trẻ đọc:
 “ Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa đứt cương
 Ba vương ngũ đế
 Bắt dế đi tìm
 Ù à ù ập
 Đóng sập cửa vào!”
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi”Chi chi chành chành”
 Đọc qua bài đồng dao trên chúng ta cũng có thể thấy bài đồng dao trên 
không mang trong mình ý nghĩa nào với trẻ, tuy nhiên nếu thiếu đi những vần 
điệu này thì trò chơi cũng trở nên vô nghĩa và thậm chí là không thực hiện được. 
 8 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
 Đối với các trò chơi tĩnh như: Tập tầm vông, chi chi chành chành, nu na nu 
nống
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi Chi chi chành chành
 10 Với hoạt động đón trẻ buổi sáng và trả trẻ buổi chiều, chúng tôi đã cố gắng 
lựa chọn ra những trò chơi mang tính vận động nhẹ nhàng như: Chi chi chành 
chành, Kéo cưa lừa xẻ, tập tầm vông, nu na nu nống, mẹ con... hoặc đọc những 
bài đồng dao mang đậm chất dân gian nhưng rất hài hước và dí dỏm như bài: “Con 
gà cục tác lá chanh”
 “Con gà cục tác lá chanh
 Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
 Con chó khóc đứng khóc ngồi
 Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng”
 Thể dục sáng:
 Mỗi khi trẻ tập thể dục buổi sáng xong chúng tôi thường tổ chức cho 
trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng như: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ, oẳn tù tì
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi Kéo cưa lừa sẻ
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx