SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ vừa học, vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tùy theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc, nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
2 mai một và quên lãng, ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại chúng ta không thể phủ nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng nói về mặt trái của nó vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta đó là giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi” để nghiên cứu và triển khai áp dụng cho những lớp có cùng đặc điểm giống như của lớp tôi. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,“Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Vì vậy là một giáo viên tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình giáo dục trẻ được kết hợp "Chơi mà học, học bằng chơi". Trong quá trình giáo dục cũng vậy, cần có sự kết hợp " Chơi", " Học" một cách hài hòa nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học. Từ những thực tế tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi dân gian của lớp 3-4 tuổi chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Điều này có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan, chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi tôi đã trăn trở nên làm gì để trẻ thực hiện tốt trò chơi dân gian, một nội dung được coi là điểm nhấn là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Do đó, để tổ chức tốt trò chơi dân gian giáo viên phải đạt được những mục tiêu như: - Nắm và hiểu rõ đặc điểm đặc trưng của một số trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non. - Tạo cho trẻ có cơ hội thường xuyên được trải nghiệm về trò chơi dân gian một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Phối hợp cùng phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác trò chơi dân gian - Biết cách tổ chức tốt, lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. 4 * Về phía giáo viên: Việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Một số giáo viên khi tổ chức trò chơi đa số là trò chơi vận động, trò chơi học tập..vì thế trò chơi dân gian đối với trẻ còn xa lạ, mới mẻ. * Về phía trẻ: Trẻ ở lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin và khả năng nhận thức còn chưa đồng đều, còn một số trẻ khả năng phát triển trí tuệ chậm, một số trẻ thể lực, sức khỏe yếu. Kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạo nhóm chơi, số trẻ trong lớp đông nên ảnh hưởng đến quá trình tổ chức chơi. 2. Các biện pháp đã tiến hành: a. Tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Tham khảo các trò chơi dân gian tuyển chọn cho lớp mẫu giáo 4 tuổi ứng dụng các phương pháp về dạy học tích cực trong lĩnh vực tổ chức các trò chơi. Tích cực tham khảo các thông tin trên mạng internet có các nội dung liên quan đến trò chơi dân gian để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Đồng thời tôi cũng học hỏi cách làm đồ dùng của những trò chơi mới, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc khi chơi cho trẻ, thiết kế trò chơi dân gian mới lấy ý kiến tham gia của ban giám hiệu, của tổ chuyên môn để chỉnh sửa cho hoàn thiện. b. Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo các độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học giáo viên bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau: Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: Khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Đi cầu đi quán”, “Câu ếch”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Thả đĩa ba ba”, “Oẳn tù tì”, (Ảnh 1,2,3) c. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi: * Chuẩn bị đồ dùng: Muốn trẻ tham gia vào chơi trò chơi dân gian có sự hứng thú và đạt kết quả cao ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ thì công việc chuẩn bị các 6 huynh là điều không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình. Cha mẹ là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi tốt hơn. Thông qua góc tuyên truyền, khi phụ huynh đón trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh, cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ. Hướng dẫn cho phụ huynh hướng cho con chơi trò chơi gì, chuẩn bị cho con đồ chơi nào. Nhờ phụ huynh dạy trẻ lời đồng dao lời nói, lời thơ của các trò chơi dân gian. Đến chủ đề nào thì giáo viên lại kết hợp với phụ huynh để sưu tầm đồ dùng học liệu: Tranh ảnh, lịch cũ, hoạ báo, các loại hột hạt, chai nhựa, hộp nhựa, thùng catong, xốp, đầu video cũ, vỏ ốc, ngao, hộp sữa, ống chỉ, tre nứa, vải vụn. Tất cả những nguyên liệu đều đảm bảo về an toàn và đảm bảo tính khoa học, không gây độc hại để làm giàu thêm đồ chơi của lớp. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó có vị trí rất quan trọng trong đời sống vui chơi của tuổi thơ. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hoàn thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan, phát triển trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ Trò chơi dân gian thực sự góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhận thức sâu sắc về giá trị của trò chơi dân gian. Với những biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế trong việc tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của trẻ và đã mang lại kết quả như sau: a. Đối với giáo viên Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng quê khác nhau và tổ chức cho trẻ trong năm học. Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trò chơi. Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ Tất cả giáo viên ở tổ 3- 4 tuổi nói chung và lớp tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của trò chơi dân gian. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp, cách tổ chức của trò chơi dân gian, nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu. Giáo viên chủ động, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động. Giúp giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ. b. Đối với phụ huynh Phụ huynh rất nhiệt tình, phấn khởi cùng các con sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu...Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ về nhà được gia đình dạy nhiều trò chơi dân gian gần gũi có ý nghĩa mang tính giáo dục cao 8 Để việc tổ chức tốt các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng ở trong trường mầm non ngày một hiệu quả hơn tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: Giáo viên cần áp dụng sáng kiến thường xuyên có sự sáng tạo theo điều kiện thực tế ở địa phương, tránh dập khuôn tạo sự nhàm chán cho trẻ Hàng năm tổ chức mở rộng bồi dưỡng chuyên đề đi sâu về tổ chức trò chơi dân gian cho toàn bộ giáo viên được học tập, giao lưu. Tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về thực hiện các trò chơi dân gian và cho giáo viên học tập để nâng cao kỹ năng sư phạm của bản thân nhằm phục vụ tốt công tác giáo dục của nhà trường. Tổ chức hội thi “Bé với trò chơi dân gian” ở cơ sở. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc thực hiện “Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi” dù có cố gắng rất nhiều nhưng trong quá trình thực hiện chắc chắn vẫn còn mắc một số thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến góp ý chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của Ban Giám hiệu nhà trường giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx