SKKN Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Với quan điểm “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”. Muốn để trẻ phát triển một cách toàn diện về đức - trí - thể - mĩ, thì giáo viên cần phải trang trí môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng chủ đạo lấy trẻ làm trung tâm; môi trường trong lành, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho tính mạng của trẻ, và phải tạo được một không gian xanh - sạch - đẹp, bố trí sắp xếp mọi thứ khoa học hợp lý, mang đến cho trẻ sự hấp dẫn, kích thích trẻ vui chơi, tích cực hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm, giao tiếp gần gũi với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh trẻ.Trang trí, xây dựng môi trường bên trong lớp học theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo. Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường nhằm giúp trẻ học bằng chơi, chơi bằng học tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” để nghiên cứu và áp dụng vào dạy học tại lớp mình.
docx 24 trang lethu 14/08/2024 1031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 sự an toàn tuyệt đối cho tính mạng của trẻ, và phải tạo được một không gian xanh - 
sạch - đẹp, bố trí sắp xếp mọi thứ khoa học hợp lý, mang đến cho trẻ sự hấp dẫn, 
kích thích trẻ vui chơi, tích cực hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm, 
giao tiếp gần gũi với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh trẻ.
Trang trí, xây dựng môi trường bên trong lớp học theo hướng mở giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo. Trang trí mục đích là phối hợp giữa các 
mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian 
nhất định. Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu 
sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, 
với nội dung chơi, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, 
cái lạ của trẻ.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường nhằm giúp trẻ học 
bằng chơi, chơi bằng học tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp trong việc cải 
thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” 
để nghiên cứu và áp dụng vào dạy học tại lớp mình.
2. Tên sáng kiến
“ Một số biện pháp trong việc cải thiện môi trường trang trí lớp học lấy trẻ làm 
trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” trong trường Mầm non Thanh Minh – TP 
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hướng
- Địa chỉ : Trường Mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên
- Số điện thoại: 0335.818.088 : Email: zethuong128@gmail.com
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hướng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
5.1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến. giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và 
cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong 
trường Mầm non.
 Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả một số biện pháp trong 
việc cải thiện trang trí môi trường trong và ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho 
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi kết quả cao. Đó chính là lí do mà tôi chọn làm đề tài báo cáo 
kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp trong việc cải thiện môi 
trường trang trí lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” ở trường 
Mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trường Mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên luôn nhận được sự quan tâm của sở 
giáo dục, phòng giáo dục và địa phương đã tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, cơ sở 
vật chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đội ngũ giáo viên trẻ, 
yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về mọi mặt. Tỷ lệ trẻ 
đến trường cao hơn so với các năm học trước. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm và 
mong muốn con em mình có được môi trường giáo dục tốt nhất, để giúp trẻ có hứng 
thú trong quá trình học tập vui chơi thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trong những năm gần đây, nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng nuôi 
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, hàng tháng ban giám hiệu nhà trường đều lên kế 
hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo 
việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ. Ngoài ra, nhà trường đặc biệt chú trọng 
đến các chuyên đề trọng tâm, trong đó có chuyên đề “Giáo dục tình cảm và kỹ năng 
xã hội cho trẻ trong trường mầm non” và một số chuyên đề giáo dục khác. Mặt khác, 
nhà trường luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học tập bồi dưỡng 
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được tham dự đầy đủ các buổi chuyên đề 
cụm, chuyên đề huyện, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp giúp cho tôi cũng 
như các bạn đồng nghiệp được học tập, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường lớp học phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ.
+ Giáo viên dạy cùng lớp cũng như các giáo viên trong tổ đều là cô giáo trẻ, có tinh 
thần đoàn kết cao, cũng như luôn có tinh thần học hỏi để cùng nhau nghiên cứu, trao 
đổi, thảo luận về cách tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi ... có lồng ghép, tích 
hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một các hiệu quả. 
Ngoài những thuận lợi trên, trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi còn gặp 
một số khó khăn như sau:
 * Khó khăn
 - Về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục: Do nhà trường thiếu diện tích đất, nên 
sân chơi hẹp, đồ chơi ngoài trời chưa phong phú; chưa có các phòng chức năng cho 
trẻ hoạt động; môi trường trong và ngoài lớp chưa sinh động, chưa có đồ dùng đồ 
chơi phục vụ các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ.
 Trong năm học trước, do kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên việc giáo 
viên trang trí môi trường lớp của mình còn sơ sài, vẫn mang tính hình thức. Các giáo 
viên chưa thực sự tạo được môi trường hoạt động cho trẻ một cách tích cực cụ thể 
như sau: Các hình ảnh trang trí lớp chưa có tính thẩm mỹ, màu sắc lòe loẹt, không 
hấp dẫn trẻ
 Một số đồ dùng dụng cụ học tập, đồ dùng đồ chơi ở các góc trong lớp còn đơn 
giản thô sơ và môi trường ngoài lớp học chưa phong phú đa dạng, chưa thực sự tạo 
được sự thu hút của trẻ, chưa đảm bảo được tính thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu khám 
phá học tập cho trẻ.
 - Về phụ huynh: Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc 
hoạt động của trẻ ở môi trường lớp học. Đa số phụ huynh làm nghề nông hoặc đi 
làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên chưa có điều kiện quan tâm nhiều tới con em 
mình. Một số phụ huynh chỉ nghĩ đến trường là chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không 
quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con. chọn ra một số biện pháp hữu hiệu trong việc xây dựng môi trường trong và ngoài 
lớp học tạo hứng thú cho trẻ quá trình vui chơi, học tập, xin được báo cáo như sau:
7.2. Các biện pháp
 7.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cải thiện, trang trí 
môi trường trong và ngoài lớp học
Bất cứ lĩnh vực nào, dù làm công việc gì muốn đi đến sự thành công và hiệu quả như 
ý thì phải có kế hoạch. Là một giáo viên mầm non tôi thường xuyên nghiên cứu tài 
liệu, sách báo để nắm chắc mục đích yêu cầu, mục tiêu, nội dung và các phương 
pháp để giáo dục tạo được sự hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Vì vậy, 
đầu năm học trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, tôi xây dựng kế 
hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày và kế hoạch trang trí môi trường lớp học lấy 
trẻ làm trung tâm cụ thể, phù hợp, sát với tình hình của lớp.
Để trang trí môi trường lớp học đẹp, có tính thẩm mĩ cao, giúp trẻ dễ dàng trong 
các hoạt động thì giáo viên cần phải đầu tư thời gian, tìm tòi học hỏi cách thiết kế 
môi trường lớp học bằng nhiều hình thức khác nhau. Không những thế, mà còn 
phải đầu tư sưu tầm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương. Để làm được điều đó bản 
thân tôi phải xây dựng kế hoạch trang trí như thế nào? Cần bao nhiêu thời gian? 
Kinh phí để trang trí môi trường đạt kết quả cao. Từ những câu hỏi đó giúp bản 
thân tôi cố gắng tìm mọi cách hoàn thành được kế hoạch của mình?
 Muốn xây dựng kế hoạch tốt, tôi cần nắm vững nguyên tắc và cân nhắc kỹ 
nội dung, yêu cầu việc trang trí môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm. Với chủ 
đề này thì giáo viên cần trang trí như thế nào? Yêu cầu trẻ đạt được là gì? Trẻ hiểu 
được những nội dung gì? Từ đó mới xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả.
Lên kế hoạch trang trí, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trong từng chủ đề. Muốn tạo 
được môi trường lớp học xanh- sạch- đẹp- an toàn cho trẻ hoạt động tích cực thì 
trước tiên người giáo viên phải lên kế hoạch rõ ràng cho việc trang trí môi trường 
lớp cho từng chủ đề. Để từ đó có sự chuẩn bị về lớp học, về các hình ảnh trang trí triển ngôn ngữ, nhận thức và từ đó trẻ được thao tác, góp sức cùng cô để tạo thành 
bức tranh chủ đề hoàn thiện
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các đồ dùng, đồ 
chơi phù hợp để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ. Đặc biệt cùng một góc chơi 
trẻ sẽ được học nhiều bộ môn khác nhau và nhiều hình thức khác nhau.
 Ví dụ: Góc văn học tôi thiết kế theo dạng mở, phía trên tường là một sân khấu 
ở đó trẻ có thể đọc thơ, kể chuyện theo tranh, phía dưới là một sa bàn xoay, trên sa 
bàn đó trẻ có thể kể chuyện theo rối thông qua đó giúp trẻ thuộc bài thơ, câu chuyện 
một cách nhanh hơn.
Bên cạnh đó tại góc này trẻ cũng có thể học khám phá khoa học, khám phá xã hội 
tạo thêm phần hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động. Không dừng lại ở góc chủ 
đề hay góc văn học mà tất cả các góc chơi như góc xây dựng, góc toán, góc nghệ 
thuật, góc phân vai cũng đều được tôi thiết kế theo dạng mở nhằm giúp trẻ học bằng 
chơi, chơi bằng học và được thao tác mọi lúc mọi nơi. Trong lớp tôi đã bố trí góc 
yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào.
Ví dụ: Chủ đề trường mầm non trên bức tranh chủ đề tôi phải thiết kế lắp vào tháo 
ra cho trẻ dễ thao tác và gắn thành một bức tranh của ngôi trường.
 Tôi xây dựng “ Góc thiên nhiên” cho trẻ ngay gần đó để trẻ được quan sát, trải 
nghiệm bằng cách chăm sóc, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây... để tạo cho trẻ có sự tương tác 
giữa trẻ với thiên nhiên và thường xuyên bổ sung trồng thêm nhiều các loại cây hoa, 
cây xanh, chậu cảnh khác nhau và thường xuyên thay đổi để tạo môi trường cho trẻ 
hoạt động và lồng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ thể hiện được hành vi đúng 
khi thực hiện nhiệm vụ của mình đến cùng.
 Tôi luôn khuyến khích trẻ chăm sóc các bồn hoa, bồn cây, chậu cảnh ở các góc 
lớp hay đang được trồng trên sân vườn trường như: Nhặt lá vàng, bắt sâu, nhổ cỏ, 
tưới nước ... để gắn kết trẻ với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá tạo cho trẻ có hứng thú 
với các hoạt động có chủ đích của cô, thu hút sự chú ý và khắc sâu kiến thức cho trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_trong_viec_cai_thien_moi_truong_trang.docx