SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT để thiết kế video kết nối, bài tập ôn luyện cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã mở ra những hướng đi mới cho giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên. Và với tình hình hiện nay khi cả thế giới đang phải chống lại dịch covid-19, trẻ em nghỉ học tại nhà thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học lại vô cùng cấp bách và cần thiết. Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dể tiếp thu, dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là việc rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT để thiết kế video kết nối, bài tập ôn luyện cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng CNTT để thiết kế video kết nối, bài tập ôn luyện cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19
2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang ảnh hưởng toàn diện đến ngành Giáo dục, trong đó có Giáo dục mầm non. Sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là yêu cầu cần thiết. Đây cũng là định hướng giáo dục trong thời kỳ công nghệ 4.0 Trước đây, những giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với các ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh.. Nhờ có công nghệ thông tin mà các giáo viên mầm non có cơ hội làm quen, tiếp cận và phát huy khả năng công nghệ thông tin của mình, giúp nội dung bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, trực quan. Từ đó kích thích lòng yêu nghề của giáo viên và tinh thần ham học hỏi của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Nội dung bài giảng sẽ không còn quá khô khan, trừu tượng nhờ có công nghệ thông tin, giúp trẻ tư duy, sáng tạo tốt, là nền tảng quan trọng trong những năm học tiếp theo. Nhờ có công nghệ thông tin, giáo viên có thể tiếp cận với nguồn tư liệu mở vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là cơ sở để tạo nên các bài giảng đầy hấp dẫn, gần gũi và phù hợp với tâm lý trẻ mầm non. Hiệu quả học tập theo đó sẽ tăng lên đáng kể nhờ nguyên lý “dạy học lấy trẻ làm trung tâm”. Như chúng ta đã biết trong gần 2 năm qua dịch covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề trên toàn thế giới, đối với cả Việt Nam của chúng ta, cho đến giờ dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế xã hội và đặc biệt là với nghành giáo dục đào tạo. Năm học 2021-2022 có lẽ là một năm học đặc biệt nhất trong lịch sử, khi học sinh phải học ở nhà, khai giảng trực tuyến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học. Và cấp học mầm non của chúng ta thì lại càng khó khăn hơn bao giờ hết, khi trẻ nghỉ ở nhà, cô và trẻ chưa được đến trường gặp mặt, vậy làm sao để đảm bảo được chất lượng các hoạt động kết nối với trẻ và phụ huynh. Đó chính là những trăn trở không chỉ của riêng tôi mà còn là của toàn giáo viên mầm non, chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thời điểm dịch bệnh là rất cần thiết để trẻ vẫn được tham gia học tập qua các video kết nối và tương tác cùng với cô qua các bài tập ôn luyện. Vậy làm thế nào để tạo ra được những video bài giảng chất lượng nhất cũng như các bài tập ôn luyện để gửi cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19 ở nhà đảm bảo chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng đó với trẻ mầm non tôi đã 4 - Lớp có 2 giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ không ngài vất vả, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Kỹ năng sử dụng CNTT tương đối tốt. - Có tinh thần trách nhiệm, luôn tìm tòi đổi mới nội dung video, bài tập ôn luyện giúp trẻ hứng thú, tích cực tương tác với hoạt động. - Một số phụ huynh rất quan tâm và luôn đồng hành tương tác cùng cô và các con qua các video kết nối, bài tập ôn luyện. 2. Khó khăn: - Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ khác nhau nên hạn chế trong các hoạt động, trẻ nghỉ dịch covid ở nhà lâu. Năm học mới chưa được đến lớp gặp cô. - Vì dịch bệnh covid nên các cô học tập, bồi dưỡng tại nhà cũng không tiếp thu hết được nội dung được truyền tải mà phải tự bồi dưỡng ở nhà. - Một số phụ huynh làm nghề nông còn mải công việc, xem nhẹ bậc học mầm non, ít dành thời gian quan tâm tới các con. 3. Khảo sát thực tế: Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 23 trẻ của lớp 3-4 tuổi C1 kết quả như sau: Kết quả khảo sát đầu năm Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Trẻ tích cực tham gia các 7 30 % 6 26 % 4 18 % 6 26 % hoạt động kết nối tương tác thường xuyên cùng cô. Trẻ tham gia làm bài tập ôn 7 30 % 5 22 % 5 22 % 6 26 % luyện qua các phần mềm. Trẻ tham gia tương tác với 6 26 % 6 26 % 3 13 % 8 35 % video kết nối. III- BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới ngày nay, thời kỳ của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn cố gắng trau dồi kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin và đặc biệt là với hiện tại khi dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ ở nhà tương tác cùng cô qua các video kết nối và bài tập ôn luyện thì việc ứng dụng công nghệ thông tin càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy tôi đã không ngừng học hỏi tìm hiểu mạng internet như google, youtube, các phần mềm giáo dục, học hỏi thêm chị em đồng nghiệp từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 6 được các trò chơi vô cùng thú vị cho trẻ để trẻ được tham gia trong các buổi kết nối cuối tuần cùng với cô. Chính vì vậy để tự học tự nghiên cứu hiệu quả thì chúng ta cần có sự chủ động, có ý thức tự học và rèn luyện, có sự kiên trì tự học tập bồi dưỡng dù khó khăn, đặt ra kế hoạch và thực hiện một cách tốt nhất. Và đặc biệt là phải thực sự hứng thú và say mê, đây là những yếu tố duy trì việc tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng, chính những cảm xúc ấy giúp cho người tự học thêm có động lực và vững vàng hơn. Qua biện pháp này tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng công nghệ thông tin để thiết kế video kết nối và bài tập ôn luyện cho trẻ, trẻ tích cực tham gia tương tác cùng với cô đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời gian nghỉ dịch. Giúp cho cô giáo ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn của mình, sử dụng thành thạo các phần mềm, thiết kế được nhiều video kết nối và bài tập ôn luyện chất lượng tốt. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kết nối để thiết kế video kết nối, bài tập ôn luyện cho trẻ. Khi xây dựng kế hoạch thiết kế video kết nối và bài tập ôn luyện tôi luôn xác định và cân nhắc kỹ chọn lựa các nội dung phù hợp, xây dựng thiết kế các video kết nối khác nhau để trẻ xem không bị nhàm chán và gây hứng thú tương tác của trẻ với cô. Và khi xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các video kết nối và bài tập ôn luyện tôi phải nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi, mỗi tuần một video kết nối nên tôi phải lựa chọn nội dung phù hợp và cần thiết cho trẻ để thiết kế video, bài tập. Các nội dung cũng cần lựa chọn từ dễ đến khó, và các kỹ năng cũng lựa chọn sao cho phù hợp với trẻ, vì trẻ từ nhà trẻ mới lên lại nghỉ dịch covid-19 quá lâu không được đến trường, các cô cũng chưa được gặp trẻ trực tiếp chính vì vậy việc xây dựng kế hoạch để thiết kế các video kết nối và bài tập ôn luyện là rất cần thiết cho trẻ. Sau khi lựa chọn được nội dung phù hợp xong thì tôi xây dựng và thiết kế video, bài tập kết nối tương tác cùng với trẻ. Đây là kế hoạch 1 tháng tôi xây dựng để thiết kế video, bài tập gửi đến trẻ. 8 mềm canva cho hoạt động văn học tạo nên các video như những đoạn phim hoạt hình, trẻ vừa được học và cũng như đang được xem đoạn phim hoạt hình, chính vì vậy trẻ rất hứng thú và tập trung vào video bài học. VD: Video khám phá ngày 20/11 Với video khám phá tôi thiết kế video bằng các câu hỏi trắc nghiệm để khám phá sự hiểu biết của trẻ, cho trẻ trả lời các câu hỏi theo suy nghĩ của trẻ, trẻ được tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nên rất hứng thú tìm hiểu để tham gia trả lời, tôi lồng ghép các tiếng hò reo, vỗ tay khi trẻ trả lời đúng chính vì vậy trẻ nào cũng muốn được tham gia trả lời và hứng thú với video bài học. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phần mềm được nhà trường bồi dưỡng và tự học hỏi trên youtube như phần mềm camtasia (làm video), photoshop (chỉnh sửa hình ảnh), remove background (xoá nền hình ảnh), formatfactory (đổi đuôi video, âm thanh) để thiết kế xây dựng được các video kết nối giúp trẻ không bị nhàm chán và mỗi video kết nối tôi luôn muốn mang đến cho trẻ sự mới mẻ và hứng thú tương tác cùng với cô. b. Sử dụng các tư liệu trên mạng internet, phần mềm để thiết kế bài tập ôn luyện: Ngoài các video kết nối thì tôi cũng thiết kế các bài tập ôn luyện cho trẻ để trẻ luôn được học hỏi nhiều điều bổ ích nhất thông qua các bài tập ôn luyện tương tác. Tôi sử dụng phần mềm quizzi để xây dựng và thiết kế các bài tập ôn luyện phù hợp với video bài dạy kết nối để cho trẻ làm được cả trên máy tính và điện thoại thông minh, giúp trẻ củng cố thêm kiến thức. Các câu hỏi cũng được tôi lựa chọn từ dễ đến khó, lồng ghép hình ảnh để trẻ hiểu và trả lời được. Ngoài ra tôi còn tự học tập và tự bồi dưỡng thông qua mạng internet một số các phần mềm bài tập tương tác như wordwall, liveworksheets với các kiểu mẫu có sẵn dễ làm, và kho tài liệu phong phú, chính vì vậy thiết kế được rất nhều các bài tập tương tác khác nhau, trẻ càng hứng thú làm bài tập tương tác tốt cùng với cô. Do trẻ chưa đến lớp từ đầu năm học nên chưa gặp cô chính vì vậy việc thiết kế các video kết nối và bài tập ôn luyện giúp trẻ càng hứng thú và tương tác cùng với cô. Và để trẻ hứng thú tích cực tương tác hơn tôi còn thiết kế rất nhiều các trò chơi theo nội dung video kết nối của tuần đó để thứ 6 hàng tuần, kết nối giao lưu cùng với trẻ, cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học” chính vì vậy dù cô và trẻ chưa gặp nhau ở trường nhưng trẻ rất tích cực tương tác. Các bài tập ôn luyện tôi thiết kế theo dạng trò chơi, mỗi một buổi kết nối cuối tuần tôi lại thiết kế các trò chơi khác nhau để trẻ cảm thấy mới lạ và thích thú tham gia. Các trò chơi kết nối cuối tuần tôi thiết kế bằng phần mềm powerpoint với các hiệu ứng khác nhau nên trẻ rất thích thú và tương tác nhiều cùng với cô.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_de_thiet_ke_video_ket_no.docx