SKKN Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho trẻ 3-4 tuổi làm quen văn học trong Trường Mầm non Tuổi Hoa
Như chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan trong công nghệ đã đóng vai trò chủ yếu cho sự phát triển công nghệ hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với thế giới. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp, loa đài,.. .trẻ rất hứng thú khi tiếp cận với chúng, tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc tạo hứng thú, giúp trẻ ham thích say mê với các môn học nói chung và văn học nói riêng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh mẽ đưa sự tự tin của trẻ khi đến trường học. Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chỉ thực sự mạnh mẽ vào những năm gần đây. Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động vui chơi; ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh phức tạp, trẻ vẫn phải học tại nhà. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với các môn học phù hợp, sinh động, lôi cuốn trẻ buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức, biện pháp cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho trẻ 3-4 tuổi làm quen văn học trong Trường Mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho trẻ 3-4 tuổi làm quen văn học trong Trường Mầm non Tuổi Hoa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm Tên tôi là: Phan Bảo Yến Chức danh: Giáo viên lớp MGB C2 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tuổi Hoa Điện thoại: 0916616739 Email: Tôi làm đơn này trân trọng kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm xem xét và công nhận sáng kiến cấp Quận đối với sáng kiến do tôi làm tác giả, sau đây: Tên sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho trẻ 3-4 tuổi làm quen văn học trong trường mầm non. (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và Biên bản chấm của đơn vị, kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã nêu trong đơn. Hoàn Kiếm, ngày... tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn Phan BảoYến 2 động mạnh mẽ đưa sự tự tin của trẻ khi đến trường học. Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chỉ thực sự mạnh mẽ vào những năm gần đây. Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động vui chơi; ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh phức tạp, trẻ vẫn phải học tại nhà. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với các môn học phù hợp, sinh động, lôi cuốn trẻ buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức, biện pháp cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi vấn đề cảm thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ chưa thể hiểu được ý nghĩa tìm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ và những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Vì vậy nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ vào môn làm quen văn học cho trẻ 3-4 tuổi vô cùng quan trọng. Trong thực tế tại các trường mầm non hiện nay giáo viên dạy trẻ mầm non làm quen với văn học chỉ mang tính chất đáp ứng đủ chương trình mà giáo viên chưa chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong quá trình dạy, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trẻ phải học tại nhà do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi nội dung bài dạy phải phong phú, phương thức mới mẻ, hình ảnh sinh động để tạo hứng thú cho trẻ tham gia học. Và đây cũng là một vấn đề cần chú trọng giáo dục mầm non nói chung, lứa tuổi 3-4 tuổi nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào trong giảng dậy của lứa tuổi mầm non. Tôi luôn suy nghĩ tìm tòi ra các hình thức, biện pháp giúp trẻ tiếp cận làm quen văn học sao cho chất lượng nhất, bổ ích nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện. Muốn tiếp thu các kiến thức được dễ dàng thì hình thức gây hứng thú, sự chú ý cho trẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì nhận thức 4 với máy tính và sử dụng một số lệnh căn bản, vì đa phần phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy tính sớm và sợ bé phá lung tung, lạm dụng, nhưng tôi đã giải thích và động viên họ phối hợp cùng tôi. Từ đó phụ huynh đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với máy và hướng dẫn trẻ sử dụng một số lệnh căn bản. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về một số trò chơi trên đĩa phù hợp với trẻ như: bé tập tô màu, kidsmart, bé vui học toán,... khuyến khích phụ huynh mua đĩa về cho các cháu chơi * Cô trực tiếp hướng dẫn trẻ Trong giờ hoạt động làm quen văn học, tôi giới thiệu qua cho trẻ biết về các bộ phận của máy tính gồm: màn hình, con chuột, bàn phím, cũng như cho trẻ biết chức năng và công dụng của chúng. sau đó tôi làm chậm một số thao tác cho trẻ xem như: khởi động máy, cách rê chuột, nhấc chuột, chọn biểu tượng, thoát chương trình. rồi tôi mời một bé nhanh nhẹn lên làm thử thao tác, ban đầu bé hơi lúng túng trong việc rê chuột đến biểu tượng và khó mà nhấp liên tục được hai cái nên tôi đã chỉ bé nhấp vào và ấn Enter, tôi đã cầm tay bé thực hiện, sau đó cho bé thực hiện lại vài lần và bé đã thực hiện được, cùng với giáo viên ở lớp các cô lần lượt hướng dẫn cho các bé nắm được một số thao tác cơ bản về việc sử dụng máy tính. (Hình ảnh 2) Ngoài ra cần củng cố và cung cấp thêm một số kiến thức liên quan đến tin học về cách sử dụng một số phần mềm phổ biến dùng trong soạn giáo án điện tử cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Bên cạnh đó người giáo viên phải: + Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, tìm tòi sáng tạo những phương pháp, cách thức, kĩ năng sử dụng các phần mềm. + Thường xuyên tự nghiên cứu, trao dồi. + Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do phòng, sở tổ chức. + Điều kiện sử dụng: Chuẩn bị chuyên đề phục vụ cho giáo viên, giáo viên phải có tâm huyết, có một số trình độ cơ bản về tin học 1.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phù hợp, hình thức tổ chức giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin thông qua môn văn học Xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi, chủ đề nhánh, phù hợp với tình hình đặc điểm của lớp, đặc biệt tham mưu với nhà trường về cơ sở vật chất và phương pháp để khảo sát trẻ tốt hơn, xây dựng kế hoạch trao đổi tình hình học tập của các con và đưa ra các biện pháp phối hợp với phụ huynh phù hợp và hiệu quả. Ngoài xây dựng kế hoạch phù hợp thì trong các giờ học và hoạt động của trẻ cần phải thiết kế các bài giảng khoa học, sáng tạo, những hình ảnh ngộ nghĩnh, đa dạng phong phú nhất là trong hoạt động làm quen văn học. Nhằm kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, đặt những câu hỏi mang tính tư duy để kích thích sự tưởng 6 với một số hình tượng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các thiết bị tin học để trẻ được tri giác toàn vẹn về âm thanh, màu sắc, sự chuyển tiếp nhịp nhàng của hình tượng đó. Ví dụ: Với hình ảnh minh họa, trẻ sẽ nhận dạng được màu sắc, hình dáng, đặc điểm của nhân vật. Trong tiết truyện: “Chú thỏ thông minh”, khi giáo viên lựa chọn hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ, biểu đạt được sắc thái của nhân vật, thì trẻ tiếp nhận hình ảnh sẽ hứng thú hơn cũng như tăng phần hấp dẫn cho câu truyện. Chọn cảnh với màu sắc sinh động hấp dẫn trẻ làm tăng tính tò mò hứng thú của trẻ trong tiết học. (Hình ảnh 3) - Nhóm phương pháp thực hành Luyện tập kể lại chuyện và trò chơi là những cách giúp trẻ nhớ lại câu chuyện, phát triển vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngôn từ một cách mạch lạc. Để trẻ kể lại một câu chuyện hay đọc thuộc diễn cảm một bài thơ, đòi hỏi người giáo viên phải cho trẻ luyện tập, tương tác nhiều với tác phẩm từ trước đó. Các phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và hạn chế nhất định, biết sử dụng chúng đúng lúc và kết hợp với các phương tiện hữu ích sẽ giúp tăng cường khả năng vận dụng có hiệu quả chúng. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm để trẻ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nói chung và môn làm quen văn học nói riêng Ví du: Giáo viên cho trẻ tự thảo luận nhóm, hoạt động nhóm trong tiết truyện hoặc thơ, giúp trẻ tự tin hơn và thực hành giúp ghi nhớ hơn. Ngoài ra còn giúp trẻ hứng thú rèn kỹ năng cho trẻ. (Hình ảnh 4) * Các hình thức tổ chức tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non - Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học qua các giờ học Đây là hình thức tổ chức hoạt động rất cần thiết, để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trẻ. Ở đó trẻ được mở mang nhận thức, tiếp thu những kiến thức rất bản chất, hệ thống giàu tính chất nghệ thuật của tác phẩm văn học và đặc biệt phát triển các phẩm chất trí tuệ. - Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học qua các ngày lễ hội Ngoài tiết học, làm quen tác phẩm văn học được tiến hành thông qua các hoạt động vui chơi, tham quan, lễ hội, trong sinh hoạt hằng ngày như trong giờ ngủ trưa, cô hát ru, trong lúc đón, trả trẻ...cô giáo có thể đọc thơ, kể chuyện... - Làm quen tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_hieu_qua_cong_nghe_thong_tin.docx
- SKKN Một số biện pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho trẻ 3-4 tuổi làm quen văn học trong.pdf