SKKN Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A

Steam đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. Mô hình giáo dục Steam là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, nghệ thuật qua đó xây dựng cho trẻ các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá. Thực hiện mục tiêu “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên được lựa chọn các nội dung, hình thức mà không áp đặt trẻ, trong đó tích hợp các nội dung, hình thức và chú trọng đến hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Với giáo dục mầm non, Steam có thể hiểu là tích hợp nội dung theo chủ đề với các môn như : khoa học, công nghệ, chế tạo (xây dựng, lắp ráp), nghệ thuật (tạo hình), toán trong cùng một hoạt động.
docx 19 trang lethu 08/06/2024 2922
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A

SKKN Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A
 2
tinh thần đáp ứng với xu hướng đổi mới của đất nước.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và chăm sóc trẻ tôi nhận thấy tầm quan 
trọng của việc ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào các hoạt động giáo 
dục cho trẻ. Với mong muốn giúp trẻ được học tập, vui chơi và phát trển một cách tự 
nhiên và toàn diện nhất vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp 
phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) 
ở trường mầm non Thạch Đà A”. Để nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả tại lớp tôi 
phụ trách.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Xã hội phát triển không ngừng, các ngành kinh tế, giáo dục, y tế,... đều cần đổi 
mới, thay đổi để phát triển bắt kịp sự phát triển của xã hội. Ngành giáo dục nói chung 
và giáo dục mầm non nói riêng trong các năm gần đây đã có nhiều đổi mới trong 
chương trình, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ để phù hợp với sự phát triển trong 
nhận thức, tư duy của trẻ. Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và 
phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chất và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi 
thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy giáo 
dục cần không ngừng đổi mới, áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến để giúp trẻ 
thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng 
đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. 
Việc ứng dụng và tích hợp phương pháp giáo dục STEAM vào trong các hoạt động 
giáo dục cho trẻ là một việc làm rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ: “ Cung 
cấp những năng lực, kĩ năng, kiến thức cần thiết để trẻ có thể áp dụng và có thể tự giải 
quyết một số tình huống, một số thắc mắc trong cuộc sống đồng thời trẻ biết kính trọng, 
yêu mến, lễ phép với ông, bà, bố, mẹ, thầy cô giáo, anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh 
dạn, tự tin; yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.
 Bản thân tôi, năm học 2023 - 2024 được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
dạy nhóm trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi lớp 3 tuổi C5, tôi nhận thấy trẻ còn rụt rè, chưa 
mạnh dạn tự tin và có kĩ năng tự mình giải quyết những thắc mắc hay những thay đổi 
của sự vật hiện tượng, chưa có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện, phương pháp 
giáo dục, đồ dùng giáo dục hiện đại, nên tôi thấy rất lo lắng và quan tâm trẻ. Nhưng 
làm cách nào để có thể giúp trẻ giải quyết được những khó khăn trên? Xuất phát từ 
mong muốn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, yêu thích đi học và được tiếp cận với những 
phương pháp giáo dục tiên tiến, hiệu quả nâng cao khả năng tiếp thu, nhận thức cho trẻ 
nên tôi chọn đề tài“Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục 
Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) ở trường mầm non 
Thạch Đà A ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4
đặc điểm hay bản chất của sự vật hiện tượng để có thể giải quyết một vấn đề hay tạo 
nên một sản phẩm. Đồng thời, nhờ được tạo cơ hội khuyến khích sáng tạo dựa trên sở 
thích riêng của bản thân, nên trẻ sẽ tự tin hơn trong quá trình học tập và làm việc nhóm. 
Điều thú vị là các chương trình giáo dục Steam giúp trẻ được trải nghiệm qua các cảm 
xúc của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập, một điều rất cần thiết cho 
sự phát triển trí thông minh cảm xúc và tạo động lực cho sự trưởng thành của trẻ.
 Con đường tới Steam là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải 
nghiệm thực làm cùng Steam sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được 
sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và 
công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao 
gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về Steam và quan trọng hơn là hiểu về cách học 
của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. Với những 
ích lợi của Steam, một vài đơn vị đang có những bước khai phá tiềm năng của phương 
pháp giáo dục này tại Việt Nam, hứa hẹn sự nâng cấp và đổi mới trong cách dạy và học 
của lứa tuổi mầm non.
 Nhận rõ được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục Steam vào trong hoạt 
động giáo dục cho trẻ, lựa chọn nội dung trong việc khai thác môi trường, nội dung 
giáo dục đặc biệt là hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường để áp dụng 
phương pháp một cách hiệu quả nhất đúng với tiêu chí “Học qua chơi, lấy trẻ làm trung 
tâm” để đảm bảo là trẻ luôn được tôn trọng, luôn được lắng nghe và giải quyết vấn đề 
đến cùng giúp trẻ ngày một hứng thú, cuốn hút và mong muốn tự mình khám phá, trải 
nghiệm các hoạt động đó. Xuất phát từ những vấn đề trên, là một giáo viên trực tiếp 
đứng lớp chăm sóc và giáo dục các trẻ 3-4 tuổi tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số 
biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục 
cho trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) ở trường mầm non Thạch Đà A
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Thời gian qua, tôi đã xây dựng được kế hoạch và nội dung tích hợp, ứng dụng cụ 
thể của các dự án STEAM vào các kế hoạch và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 
3-4 tuổi cụ thể với mục đích đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giáo dục trẻ cũng 
như thu hút, khơi gợi niềm say mê, tìm tòi , khám phá nguồn tri thức vô tận của trẻ. 
Qua đó trẻ luôn đóng vai trò là trung tâm : Trẻ tự phát hiện ra tình huống có vấn đề, sự 
thay đổi, phát triển của sự vật hiện tượng sau đó tìm tòi, khám phá để giải đáp cho 
những thắc mắc của mình từ đó rút ra được bài học và có thể phát triển những điều 
mình phát hiện, chế tạo ra những sản phẩm ứng dụng từ những kiến thức mà mình thu 
thập được vào cuộc sống hằng ngày một cách đơn giản nhất. Các nội dung tích hợp và 
ứng dụng đều đảm bảo tính phù hợp với độ tuổi, đảm bảo mục tiêu phát triển chương 
trình giáo dục mầm non cũng như có thể khơi gợi hứng thú tìm tòi và sáng tạo cho trẻ. 
Theo đó các nội dung STEAM được tích hợp cả về nội dung lẫn hình thức và triển khai 
theo trình tự cụ thể. Với bất kì một dự án STEAM nào thì các bước của tiến trình đều 6
trải nghiệm cho trẻ.
 Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đồng đều, nhiều giáo viên trẻ có khả năng 
học tập và tiếp thu các phương pháp giáo dục hiện đại nhanh, ham học hỏi và tìm tòi 
phát hiện nhiều cái mới trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Phần lớn giáo viên có bề 
dày kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với nghề.
 2.2. Khó khăn:
 Phương pháp giáo dục Steam là một phương pháp mới. Hiện nay trẻ mới tiếp 
xúc với phương pháp này nên còn bỡ ngỡ, chưa có sự chủ động, còn lúng túng, chưa 
có phản ứng nhanh.
 Giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp này nên chưa có nhiều kinh 
nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động cũng như tổ chức một số trò chơi 
với các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đặc thù hiện đại của phương pháp giáo dục 
Steam cho trẻ.
2.3. Nguyên nhân:
 - Giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc đổi mới phương pháp hình 
thức tổ chức hoạt động steam.
- Trường mầm non Thạch Đà A thuộc địa phận một xã vùng nông thôn phụ huynh 
chủ yếu làm công nhân và nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm cũng như có nhận 
thức đúng đắn về các phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam, 
Regio,Montesori,..chưa có sự quan tâm và đầu tư nhiều cho giáo dục.
2.4. Khảo sát ban đầu.
- Trước khi thực hiện, tôi đã khảo sát học sinh ở lớp tôi và nhận thấy khả năng của trẻ 
còn nhiều hạn chế tập trung chưa cao, khả năng nhận thức còn chưa được đầy đủ, kỹ 
năng còn yếu, các hoạt động về steam còn chưa được phong phú.
 Bảng điều tra, khảo sát đầu năm của trẻ khi chưa ứng dụng, tích hợp phương 
 pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C5 
 năm học 2023-2024.
 Đầu năm
 Tiêu chí Tổng Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ
 số đạt chưa %
 đạt
 Trẻ thực hiện các thử nghiệm, thí 26 10 38,5% 16 61,5%
 nghiệm trong hoạt động khám phá
 Kỹ năng sử dụng đồ dùng công nghệ 26 8 31% 18 69%
 Hứng thú tham gia hoạt động 26 12 46% 14 54%
 3. Các biện pháp đã thực hiện:
 Để đổi mới phương pháp dạy và học cũng như giúp trẻ hoạt động tích cực sáng 8
chức hoạt động. Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả 
bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình. Năm học này tôi được phân công phụ 
trách lứa tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi) căn cứ dựa vào nội dung kế hoạch giáo dục của 
nhà trường cho từng lứa tuổi, tôi đã thiết kế những hoạt động trải nghiệm, thử nghiệm 
nằm trong nội dung chương trình để tích hợp Steam giúp trẻ hoạt động sáng tạo và 
hứng thú hơn.
 Với mỗi tháng, chủ đề sự kiện trong năm, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phù 
hợp với nội dung của chủ đề, bên cạnh những hoạt động khám phá khoa học có trong 
chủ đề, tôi mạnh dạn đưa dự án vào trong hoạt động giáo dục của chủ đề nhằm tạo cơ 
hội cho trẻ hoạt động cũng như giúp trẻ hào hứng và hoạt động một cách tích cực khi 
tham gia vào hoạt động. Tôi lựa chọn 1-2 hoạt động phù hợp với đặc điểm của trẻ lớp 
mình, lên kế hoạch chi tiết và tổ chức cho trẻ hoạt động, trao đổi chuyên môn nhờ ban 
giám hiệu và giáo viên các lớp trong tổ rút kinh nghiệm từ đó có những điều chỉnh phù 
hợp cho những hoạt động tiếp theo.
 Phụ lục 1. Bảng kế hoạch lựa chọn chủ đề áp dụng hoạt động Steam.
 3.3. Tạo môi trường hoạt động trong lớp:
 Khi có môi trường để hoạt động thì trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng, như: kỹ 
năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc 
nhóm, giao tiếp, ... Các kỹ năng đó chỉ có thể hình thành được trong quá trình “thực 
làm” trải nghiệm chứ không thể có được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi. Muốn trẻ 
được chơi tích cực, chơi sáng tạo gây ấn tượng và tạo hứng thú cho trẻ tôi đã xây dựng 
góc Steam trong lớp. Ở đây, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những nguyên liệu mới, 
được khám phá, thiết kế và thi công tạo ra các sản phẩm của mình một cách khoa học, 
được trải nghiệm các thí nhiệm và được thực hành. Ngay từ đầu tôi giới thiệu vị trí góc 
chơi giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ dùng, nguyên vật liêu khi cần thiết để hoàn thiện 
sản phẩm một cách dễ dàng.
 Phụ lục 2. Hình ảnh môi trường hoạt động cho trẻ tại một số góc
 Khi có môi trường thì tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy.Trong các hoạt động 
học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư 
duy quy nạp. Sự háo hức, say sưa, quên hết mọi thứ xung quanh chỉ để tập trung vào 
cái điều mình mong muốn đó cũng chính là những phẩm chất của những nhà khoa học 
thực thụ. Trẻ em rất cần những môi trường giáo dục tốt để được tiếp tục phát triển 
những phẩm chất ấy.
 3.4. Tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động khám phá cho trẻ:
 Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường 
xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, hình thành và nhận thức sự 
vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với 
xã hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_tich_hop_phuong_phap_giao_duc.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp ứng dụng, tích hợp phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ m.pdf