SKKN Một số biện pháp xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

Hiện nay đa số các trường mầm non đã trang bị được hệ thống máy tính, máy chiếu nối mạng Internet tạo điều kiện cho giáo viên mầm non ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Bởi thế hàng năm Phòng giáo dục huyện luôn tổ chức cuộc thi:“Thiết kế bài giảng E- learning” nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhà trường, giúp giáo viên có thêm cơ hội được giao lưu, học hỏi, tự hoàn thiện và thực hiện tốt chuyên đề được giao bởi Bài giảng e-learning đạt hiệu quả với âm thanh sống động, các hình ảnh động, màu sắc đẹp, gần gũi trẻ, giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp và có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …

docx 22 trang lethu 26/08/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
 suốt đời. E-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Năm 
2021 - 2022, trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, thực 
hiện chỉ thị 17/UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc giãn cách xã hội, điều 
này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cô và trò trường mầm non Yên Xá khi đang 
thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong thời điểm khó khăn ấy, hình thức 
xây dựng bài giảng E learning để truyền tải những nội dung chăm sóc giáo dục trẻ 
cho đến phụ huynh trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của nhà 
trường. Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào trong, giảng dạy, hội nhập với 
xu hướng chung của xã hội.
 Dưới sự chỉ đạo của nhà trường để phối hợp hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng 
chăm sóc trẻ trong thời gian không đến trường. Nhiều trường học phải cố gắng đẩy 
mạnh dạy và học online, truyền hình theo chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy 
nhiên việc dạy học online vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với trẻ mầm non khi 
khả năng tập trung vẫn chưa cao hơn nữa các phương tiện và thời gian phụ huynh 
dành cho trẻ học online cũng chưa được dặc biệt quan tâm. Bởi vậy việc tạo bài 
giảng elearning với quy trình đóng gói chuẩn, giáo viên có thể tải bài giảng vào các 
hệ thống học tập Learning Management Systems (LMS). Ở Việt nam hiện nay LMS 
nổi tiếng là Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên, phụ huynh có thể có một trang web trên 
đó có thể upload bài giảng e-learnming để học trực tuyến trên trang.
 Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều thứ từ các nguồn thông 
tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Tuy nhiên chúng ta cũng không 
nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm. Việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp cho ta 
cho việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ.
 Hình thức giáo dục điện tử (E-education) và đào tạo từ xa (Distance learning) 
gọi chung là E-Learning, dựa trên công cụ máy tính và môi trường Web 
(CBT/WBT), ra đời như là một hình thức học tập mới đã mang đến cho người học - Thực nghiệm.
 B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói 
riêng đã và đang tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các ngành trong 
đời sống xã hội. Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay trong mọi hoạt 
động nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp 
phần quan trọng trong việc tạo ra những nhân tố mới cho quá trình hình thành nền 
kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công cuộc 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để giáo dục theo kịp thời đại thì nhất thiết 
phải đổi mới phương pháp giảng dạy: ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
và phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo của bản thân để nâng cao chất lượng giáo dục 
và đào tạo kịp thời phát triển xã hội.
 Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, ngành giáo dục đào 
tạo đã đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động 
của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cấp học nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học, nâng cao chất lượng quản lý của trường ngày càng được coi trọng, 
là một bước ngoặt trong nhận thức, tư duy và đổi mới giáo dục. Những ứng dụng từ 
công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để soạn thảo giáo 
án, thiết kế bài giảng điện tử làm cho giờ học trở nên thú vị. Hiện nay, việc áp 
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án điện 
tử”, bài giảng elearning. Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông 
tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại rất nhiều 
những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và giúp trẻ phát 
triển toàn diện về mọi mặt. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin mang đến cho 
trẻ cái nhìn trực quan sinh động, gần gũi hơn về bài học. Thông qua những giờ học - Một số giáo viên còn hạn chế khi thiết kế một bài giảng E learning 
 - Đối với các hoạt động, không phải bất kì nội dung hoạt động nào cũng dễ 
dàng chuyển đổi sang E-Learning. 
 - Máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên mầm non nhưng công 
cụ hiện đại này đôi lúc có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài 
giảng như mất điện, máy bị treo, bị nhiễm virus... Mỗi khi gặp sự cố như vậy, giáo 
viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng như ý muốn.
 III. Biện pháp thực hiện
 1. Biện pháp1: Dùng thủ thuật để xây dựng bài giảng E learning 
 Sau một thời gian học tập, cùng nghiên cứu việc thiết kế bài giảng E 
learning, tôi đã thiết kế và thực hiện một tiết chuyên đề “Một số kinh nghiệm xây 
dựng bài giảng E learning bằng phần mềm ispring vào trong giảng dạy cho trẻ mầm 
non” đạt hiệu quả cao Với Đề tài Khám Phá khoa học: “Tìm hiểu về con ếch”, Ở đề 
tài này, ngoài việc dung những thủ thủ thuật đề ra ra những hình ảnh, các video clip 
về đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, quá trình sinh sản của ếch và cách thiết kế 
một số trò chơi với ý tưởng gợi mở, sáng tạo, có tính hiệu quả cao, đảm bảo tính 
thực tiễn sao cho đáp ứng được yêu cầu chương trình dạy học của Mầm non, phù 
hợp với trẻ. Bài giảng giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian làm đồ dùng, đồ chơi, 
tạo hứng thú cho trẻ bởi các hình ảnh âm thanh sinh động hấp dẫn.
 Bài giảng này còn phải thể hiện được mục đích, yêu cầu của bài giảng, phù 
hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ hứng thú, tích cực với các trò chơi 
sáng tạo từ phần mềm Powerpoint và phần mềm ispring suite 9 để trẻ phát triển kiến 
thức, kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc. 
 Để gây hứng thú cho trẻ, tôi cho trẻ tham gia vào trò chơi: Thử tài của bé
 - Cách chơi: Cho trẻ chọn một trong 3 miếng ghép có số tương ứng từ 1-3. 
Khi mở miếng ghép có câu hỏi gợi ý kể về con ếch. (Hình ảnh minh hoạ sô 1) Cách chơi: Trò chơi này ta có thể lựa chọn các sự tương tác như lựa chọn phương 
án đúng, sai, ( Câu hỏi trắc nghiệm)
Câu hỏi:
 1. Ếch thích sống ở đâu?
 2. Ếch thích ăn gì nhất?
 3. Ếch vận động như thế nào?
 2.Biện Pháp 2: Nghiên cứu chương trình, lựa chọn đề tài xây dựng bài giảng 
E learning vào trong giảng dạy. 
 Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng bài giảng E learning 
vào trong giảng dạy. Tùy theo mục tiêu mà ta đề ra để phát triển cho trẻ mà ta có thể 
lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hơp. 
 - Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong hoạt động môi 
trường xung quanh hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình máy 
tính cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chính 
nhầm lẫn này khiến cho các cô lựa chọn nhiều đề tài không phù hợp và hoạt động 
không mang lại hiệu quả.
 Muốn thực hiện được những biện pháp này, trước tiên ta phải làm rõ rằng việc 
ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy không đơn thuần chỉ là giáo án 
điện tử được thiết kế bởi chương trình PowerPoint và phần mềm ispring mà đó còn 
bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như màn chiếu, vi tính, 
tivi, đầu đĩa, mạng internetVì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng 
công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng.
 - Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài 
giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài 
không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả. Các tiêu chí mà tôi đưa ra 
sau đây là những tiêu chí mà tôi đã rút kết được sau một quá trình thực hiện chuyên 
đề ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. - Tuy nhiên khó khăn nhất là việc “lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo 
án. Phần này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một 
bài giảng E learning. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất nhiều quá trình vì các 
hình ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm 
cho trẻ khi trực quan hình ảnh chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và không bị phân tán 
bởi các chi tiết khác. Thêm vào đó khi chọn size cho hình ảnh nên lựa chọn tìm kiếm 
hình ảnh có size lớn khoảng từ 300 x 400 trở lên để lúc thể hiện lên Slide khi cần 
kéo phóng to hình ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ nhìn. Hoặc có thể chọn những 
hình ảnh môi trường có sẵn với mầu sắc đẹp, rõ nét. Đối với các video clip tôi đã và 
thể hiện lên bài giảng tôi Dowload từ trang youtube bằng phần mềm Internet 
Dowloader Manager ( IDM), sau đó đổi đuôi để cắt ghép những đoạn video không 
cần thiết hay nối những đoạn video lại với nhau trên phần mềm camtasia.
 - Thế nhưng hình ảnh cũng như những bài nhạc lại không sẵn có và điều đặc 
biệt là từ trước tới nay trẻ được học kiến thức các môn học trực tiếp trong giờ học, 
cô giáo là người trực tiếp dạy trẻ các kiến thức chứ không phải trẻ tự học trực tuyến 
với những hoạt động như thế này.
 - Đối với phần nhạc tôi đã sử dụng nhạc trong đĩa nhạc bình thường, hoặc lấy 
nhạc mp3 từ trang google, sau đó cắt bớt một số chi tiết không phù hợp bằng phần 
mềm camtasia.
 3. Biện pháp 3: Nghiên cứu và cài đặt phần mềm để xây dựng bài giảng E 
learning vào trong giảng dạy. 
 3.1: Giới thiệu về phần mềm Ispring suite 9
 a. Tổng quan về phần mềm quản lý học tập.
 Một hệ thống quản lý học tập (LMS) là phần mềm được sử dụng để chuyển 
 giao, theo dõi và quản lý đào tạo / giáo dục. LMSs sắp xếp hệ thống quản lý đào tạo 
 giáo dục hồ sơ vào phần mềm để phân phối các khóa học về các tính năng Internet 
 và cung cấp cho cộng tác trực tuyến.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_bai_giang_e_learning_bang_pha.docx