SKKN Một số biện pháp xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên
Xây dựng môi trường góc trải nghiệm là một trong những nội dung cơ bản, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc xây dựng môi trường góc trải nghiệm giúp cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệm với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan. Lứa tuổi mẫu giáo bé là giai đoạn mà các quá trình tâm lý phát triển mạnh. Những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý để tạo điều kiện cho những cơ sở nhân cách đầu tiên của con người được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo mẫu giáo bé, các nhà tâm lí, giáo dục đã chứng minh rằng, quá trình trẻ tiếp xúc góc trải nghiệm tìm hiểu thế giới xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương thức “Trẻ chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Thông qua môi trường hoạt động trẻ được thực hành trải nghiệm với thế giới xung quanh luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi,phát triển óc quan sát, phán đoán và năng lực hoạt động trí tuệ... từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng, là môi trường trong sáng, tốt đẹp nhất, là nơi phát triển và nảy nở những tiềm năng trí tuệ của trẻ thơ. Trẻ mầm non giống như tờ giấy trắng tinh khôi, cô giáo mầm non cũng giống như người họa sĩ vẽ nên những nét vẽ đầu tiên trong kho tàng kiến thức của trẻ. Vì vậy trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện như: Đức, Trí, Thể mỹ, và lao động. Trẻ vận dụng kinh nghiệm sống vào sinh hoạt hàng ngày đồng thời là phương tiện giáo dục toàn diện giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống để trẻ lĩnh hội và sáng tạo, tạo tâm thế cho trẻ hứng thú đến trường phấn khởi vui chơi và học tập. Xây dựng môi trường góc trải nghiệm là một trong những nội dung cơ bản, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc xây dựng môi trường góc trải nghiệm giúp cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệm với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan. Lứa tuổi mẫu giáo bé là giai đoạn mà các quá trình tâm lý phát triển mạnh. Những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý để tạo điều kiện cho những cơ sở nhân cách đầu tiên của con người được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo mẫu giáo bé, các nhà tâm lí, giáo dục đã chứng minh rằng, quá trình trẻ tiếp xúc góc trải nghiệm tìm hiểu thế giới xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương thức “Trẻ chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Thông qua môi trường hoạt động trẻ được thực hành trải nghiệm với thế giới xung quanh luôn tạo cho trẻ Trên thực tiễn hiện nay việc xây dựng môi trường góc trải nghiệm cho trẻ hoạt động còn rất hạn chế, giáo viên ngại làm đồ dùng, xây dựng môi trường chưa phong phú đa dạng chính vì thế trẻ chưa có húng thú, tích cực tham gia vào hoạt động vì vậy việc tạo điều kiện cho trẻ khám phá trải nghiệm thông qua hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết để tạo điều kiện cho trẻ học tập, khám phá một cách hứng thú và sáng tạo. Cô giáo mầm non phải thực sự quan tâm tạo điều điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi tìm tòi và trải nghiệm một cách có hệ thống tạo cho trẻ một tâm thế tốt chuẩn bị bước vào trường tiểu học vững vàng và tự tin hơn. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ, trăn trở nghiên cứu tài liệu để đưa ra “Một số biện pháp xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” góp phần phát triển toàn diện nhận thức, kĩ năng của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 tuổi hoạt động trong trường mầm non” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Hà Thị Nguyệt Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường mầm non Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0977.405.133 Email: hanguyetvp1995@gmail.com Họ và tên: Bùi Thị Phượng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường mầm non Quang Yên – Sông Lô – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0974.972.955 Email: Phuong19862711@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Hà Thị Nguyệt. Trường Mầm non Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu, Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục cho trẻ mầm non, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như: Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ. Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ mầm non hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non. Trường mầm non nơi tôi công tác có cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp. Năm học 2022 – 2023 nhà trường có 19 lớp tổng số học sinh 587 trẻ. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 40 đồng chí. Năm học này, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3 tuổi A3. Sĩ số là 37 trẻ và phụ huynh làm các ngành nghề khác nhau. Để đưa ra các biện pháp có hiệu quả trong việc xây dựng góc trải nghiệm cho trẻ ở lớp, tôi tiến hành điều tra và có kết quả như sau: dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động qua đó sẽ phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động trải nghiệm ở môi trường trong lớp học. Thường xuyên làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, hay từ các nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm, dễ tìm để làm ra những đồ chơi tại góc như: + Góc học tập: sưu tầm các loại hộp bánh, bìa catton làm thành các hình khối, về số lượng thì tôi cắt bằng xốp gắn keo âm dương, gắn que kem để trẻ tự gắn lên tường, các loại hột hạt, que gỗ, đá cuội có viết chữ cái và chữ số, các đồ chơi này được bố trí và sắp xếp gọn gàng để trẻ dễ lấy ở các hoạt động. Hình ảnh 1: Góc học tập + Góc phân vai: bố trí các đồ chơi cho trẻ từ các nguyên liệu mở như: các loại rau củ quả may bằng nỉ, các đồ dùng gia đình làm bằng xốpđể trẻ trải nghiệm chơi nấu ăn, bán hàng, chơi mẹ con, cô giáo, bác sĩ tất cả đều là đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng có thể làm cùng cô giáo. Hình ảnh 2: Góc phân vai + Góc xây dựng: chuẩn bị các loại khối gỗ, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ, các loại bìa làm thành hình khối để chơi xây dựng các công trình theo yêu cầu cô đưa ra mỗi chủ đề. Hình ảnh 3: Góc xây dựng + Góc nghệ thuật: chuẩn bị các loại nhạc cụ: phách gõ làm bằng tre, bằng gỗ, bằng vỏ dừa khô, xắc xô làm từ các lon bia, các loại hoa múa cắt bằng xốp, bằng dây ri băng, trống gõ thì làm bằng lon sữa. Ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, dây len, hột hạt, que kem, vải vụn, vải nỉ. để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ các nguyên liệu mà cô giáo cung cấp. * Biện pháp 2: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Lồng ghép phương pháp Steam vào hoạt động trải nghiệm. 2.1. Học tập bồi dưỡng về kiến thức và kĩ nănG để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: - Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, môdun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp, trên mạng internet. Từ đó, tôi thấy bản thân mình cần phải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. - Bên cạnh đó tôi được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại các trường trong huyện theo các chuyên đề. Từ những chuyên đề đó, tôi không chỉ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn mà còn bồi đắp thêm lòng nhiệt huyết để chăm sóc giáo dục trẻ. Hình ảnh 6: Sinh hoạt chuyên môn tại trường Mầm non Đồng Thịnh Thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường. Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ trong trường mầm non. Hình ảnh 7: Họp tổ chuyên môn 3-4 tuổi Tôi đề xuất ý kiến tham mưu với nhà trường và phối hợp với hội cha mẹ học sinh hỗ trợ nguồn kinh phí để cải tạo môi trường trong và ngoài lớp học, tạo điều kiện cho Dựa trên quá trình nhận thức của trẻ, hoạt động học thường được cấu trúc thành ba phần: Phần mở đầu, trọng tâm và kết thúc. Phần mở đầu, giáo viên cần gây được hứng thú và định hướng cho trẻ vào chủ đề của hoạt động học. Phần trọng tâm, tuy vào đặc trưng của mỗi giờ học, giáo viên triển khai các nội dung chính của hoạt động học cho phù hợp. Ví dụ: Hoạt động khám phá môi trường xung quanh thường bao gồm các hoạt động chính như: Hoạt động bổ sung kiến thức cho trẻ (Trẻ được quan sát, tương tác với các đối tượng; khám phá đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ diễn ra trong đối tượng, giữa đối tượng với con người và môi trường xung quanh. Sau đó, trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và đúc kết kinh nghiệm đã được trải nghiệm); hoạt động củng cố kiến thức (trẻ vận dụng kiến thức vào các hoạt động khác trong cuộc sống); hoạt động mở rộng kiến thức (trẻ được khuyến khích sử dụng các kinh nghiệm vào hoạt động và sinh hoạt hằng ngày trong các thời điểm khác nhau). - Phần kết thúc giúp trẻ giải tỏa căng thẳng về tâm lý qua hoạt động chơi, vận động nhẹ nhàng. Hoạt động 4: Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động học Tùy chủ đề, nội dung, địa điểm tổ chức hoạt động học, cần chuẩn bị các điều kiện thích hợp: - Bố trí hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho trẻ di chuyển, tương tác. Cần có khu vực cho trẻ hoạt động chung, hoạt động riêng theo nhóm hoặc cá nhân và giáo viên dễ dàng bao quát; - Đồ dùng, đồ chơi, vật liệu đảm bảo đủ, phù hợp với lứa tuổi; trang phục gọn gàng, phù hợp với hoạt động; đồ dùng, dụng cụ dùng để ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ: loa, micro, trống, xắc xô, máy ảnh, máy quay... - Tích lũy kiến thức, chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Trẻ tham gia chuẩn bị môi trường theo khả năng của mình là cách tốt nhất để trẻ có tâm lý tích cực, tạo tâm thế chờ đợi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_goc_trai_nghiem_cho_tre_3_4_t.docx