SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là câu khẩu hiệu, là tiêu chí quan trọng mà bất cứ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để thực sự mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui thì trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò, sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Nhưng liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một cách toàn diện khi đến trường; trẻ đã có môi trường học tập đủ tốt để phát triển toàn diện; trẻ đã thực sự được sống trong tình yêu thương, trong lớp học hạnh phúc. Thực tế hàng loạt câu chuyện không vui xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non: bạo hành trẻ, mối quan hệ giữa cô và trẻ căng thẳng, tâm lý trẻ sợ đến lớp… Tuy đa phần các vụ việc xảy ra đều nằm ở các nhóm trẻ tư thục, không có giấy phép hoạt động nhưng cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chung của đại đa số phụ huynh, làm cho họ có cái nhìn không tốt đối với giáo viên mầm non nói chung. Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

docx 14 trang lethu 18/02/2025 990
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch
 Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc nhưng đối với trẻ mầm non nói chung 
và trẻ 3-4 tuổi nói riêng thì hạnh phúc rất đơn giản, trẻ hạnh phúc khi được đáp ứng 
các yêu cầu: Được ăn uống đúng giờ, được ngủ đủ thời gian phù hợp với lứa tuổi, 
được tự do vui chơi theo ý mình, được phép thể hiện cảm xúc của mình, được lựa 
chọn, được lắng nghe, được yêu thương vô điều kiện. Lớp học hạnh phúc là yêu 
thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui 
thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi 
trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến 
và khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và dễ nhớ nhung nếu không đến 
lớp.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3-4 tuổi, tôi luôn trăn trở tìm giải 
pháp tạo một môi trường tốt nhất, một tâm lý thoải mái nhất giúp trẻ có được niềm 
vui, niềm hạnh phúc khi đến trường. Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp 
xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường MN Số 2 Kim Thạch” 
 II. NỘI DUNG
 1. Đánh giá thực trạng
 * Đặc điểm tình hình
 Tổng số trẻ trong lớp 25 trẻ. Trong đó: 12 trẻ nữ và 13 trẻ nam. 
 * Thuận lợi
 - Được phòng GD&ĐT chỉ đạo sát sao, nhà trường luôn coi trọng, xây dựng 
và triển khai thực hiện đạt theo các tiêu chí trường học hạnh phúc mà bộ GD&ĐT 
đã đề ra
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có lòng kiên nhẫn 
và kĩ năng ứng xử sư phạm; luôn lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng sự khác biệt và 
cảm xúc cá nhân của trẻ. Bản thân là giáo viên bản địa, nhiều năm liền được phân Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ 
giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của việc làm sao để cô và trẻ cùng cảm thấy hạnh 
phúc khi đến lớp tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp sau:
 2. Một số biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1. Xây dựng môi trường xã hội trong lớp học
 * Tạo không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp
 Để tạo lòng tin và sự yên tâm cho trẻ khi đến lớp tôi cho trẻ tự lựa chọn các 
cách tiếp xúc và chào hỏi cô với những biểu tượng khác nhau mà cô dán ở cửa lớp: 
Biểu tượng trái tim là một cái ôm và thì thầm “chào mừng con đến lớp nhé” biểu 
tượng 2 bàn tay là một cái đập tay cùng một nụ cười tươi hay biểu tượng nốt nhạc là 
nhún nhảy cùng cô, Thay vì tâm thế nhõng nhẽo, mếu máo khi rời bố mẹ, những 
đứa trẻ chỉ hơn 3 tuổi nhanh chóng và đầy hứng khởi chào cô theo nhiều cách khác 
nhau, rồi vui vẻ chạy vào lớp. Nhìn con thơ chủ động lựa chọn hình thức chào hỏi 
cô khi đến lớp, các bậc phụ huynh cũng rất vui vẻ, thân thiện và yên tâm yên tâm 
khi gửi con.
 * Tôn trọng cảm xúc của trẻ
 Những buổi đầu khi trẻ mới nhận lớp tôi gặp không ít khó khăn vì trẻ đa phần 
đều là năm đầu tiên đến lớp, chưa bắt nhịp được với thói quen của các con, các kỹ 
năng đơn giản như: Cất đồ dùng cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, kỷ năng tự 
xúc cơm ăn, chào cô đến lớp, các con cũng chưa thực hiện được, rồi tính cách các 
con khác nhau, thậm chí có trẻ tăng động, mất tập trung Tôi bắt đầu quan sát, chú 
ý và hiểu được tính cách của từng trẻ và trẻ cũng bước đầu quen dần với yêu cầu mà 
cô đưa ra từ đó trẻ bắt đầu có thói quen và nề nếp tốt. Luôn tôn trọng khả năng cá 
nhân mỗi trẻ, đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ 
khác. Kiên nhẫn, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn * Xây dựng các góc hoạt động:
 Đối với trẻ 3-4 tuổi giai đoạn đầu ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu 
thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn 
quá non yếu của trẻ, tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi "Để con tự làm lấy" còn người 
lớn thì luôn "Cấm không được làm" bởi khả năng của trẻ chưa thể làm được, đã dẫn 
đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải 
tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực chất là trò chơi đóng vai 
theo chủ đề. Vậy để trẻ có thể hóa thân thành người lớn, thỏa mãn được nhu cầu của 
trẻ thì giáo viên phải là thiết lập nội dung chơi phong phú, xây dựng môi trường 
không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù 
hợp với chủ đề, với từng góc chơi, nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu 
khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ.
 Ví dụ: Tôi sử dụng hình ảnh trang trí ở các góc gần gủi, thân thiện với trẻ, 
chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn hay các bảng gài, bảng treo để có thể dễ dàng thay đổi 
hình ảnh phù hợp với chủ đề và nội dung trong góc chơi.
 Tôi thường đưa ra nhiều nội dung, nhiều đồ dùng chơi cho các góc để trẻ được 
thay đổi cách chơi tạo nhiều vui vẻ hứng thú trong khi chơi, qua đó trẻ được tự sáng 
tạo cách chơi của mình.
 • Góc xây dựng: Mỗi chủ đề sự kiện sẽ có nhiều nội dung chơi khác nhau.
 - Chủ đề trường mầm non: Xây trường mầm non của bé
 - Chủ đề gia đình: Xây ngôi nhà bé yêu
 + Góc phân vai: Thường xuyên bổ sung thêm những đồ chơi mới, cách bày 
trí mới theo chủ đề để trẻ hứng thú hơn và thể hiện các vai chơi một cách linh hoạt 
theo cách của trẻ. Những vai chơi mà trẻ rất thích thú đó là: Cô giáo, mẹ con, chị 
em, bác sỹ, bán hàng, Trong các hoạt động tôi luôn chú ý đến trẻ, lắng nghe, hỗ trợ kịp thời khi cần 
thiết, chấp nhận các ý kiến của trẻ và cùng chia sẽ ý tưởng, chơi với trẻ, không áp 
đặt trẻ theo ý của mình.
 Qua các hoạt động hàng ngày, bằng sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ lớp tôi đã 
mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân và luôn vui vẽ, tràn đầy năng lượng khi đến lớp.
 * Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động xây dựng môi 
trường
 Môi trường lớp học hạnh phúc là môi trường mà trẻ phải được tham gia trải 
nghiệm, được thực hành, được sáng tạo, được chia sẽ, tôn trọng và được chứng tỏ 
bản thân với mọi người xung quanh
 Khi cho trẻ tham gia vào việc xây dựng môi trường là cơ hội quý báu giúp trẻ 
có thể thể hiện được bản thân, áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học theo cách 
của mình mà không bị gò bó theo một khuôn khổ nào cả. Vì vậy tôi luôn khuyến 
khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ dùng đồ chơi, 
cùng cô trang trí
 Ví dụ: Tôi chuẩn bị các hộp đựng học liệu và có ký hiệu riêng cho từng hộp, 
trẻ có thể sưu tầm, phân loại vật liệu theo nhóm cô đã chuẩn bị: hộp đựng lá cây, vỏ 
sò, hột hạt
 Từ những sản phẩm mà trẻ tạo ra trong quá trình chơi hoặc các tranh, ảnh, họa 
báo theo chủ đề mà huy động được từ phụ huynh tôi sẽ sử dụng để trang trí các góc, 
các mãng chủ đề. Khuyến khích trẻ tham gia trang trí, sắp xếp, phân loại đồ dùng đồ 
chơi hàng tuần.
 Ví dụ: cho trẻ cùng cô làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10 hay làm lồng đèn 
trang trí tết trung thu chức các hoạt động tôi thường chia nhóm, khu vực hoạt động để phối hợp với giáo 
viên đồng chủ nhiệm bao quát, giám sát trẻ dễ dàng hơn. Tôi luôn sưu tầm, nghiên 
cứu, tìm tòi những trò chơi an toàn bổ ích, ưu tiên những đồ dùng đồ chơi làm từ 
những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa dễ kiếm, an toàn lại ít tốn kém để 
cho trẻ hoạt động cả trong và ngoài lớp. Sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc tôi 
luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi, loại bỏ đồ chơi hỏng, sắc nhọn gây nguy 
hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài lớp học, phòng 
vệ sinh của trẻ tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi 
để lên kệ cao quá tầm với của trẻ, chậu, thùng tôi luôn có nắp đậy và không chứa 
nước trong nhà vệ sinh,.
 - An toàn về tinh thần: sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm 
hơn là tổn thương thể xác và có thể theo trẻ đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải 
có một tâm thế vui tươi, hứng khởi nhất khi đi học. Là một giáo viên có 16 năm gắn 
bó với nghề, tôi rất dễ để nắm bắt được tâm lý của trẻ mỗi khi đến lớp, việc nắm bắt 
được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui, ước muốn cũng như 
khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì”, “ Cô 
nghĩ là còn làm được”, “Hôm nay con có áo quần mới đẹp thế”, Biết được trẻ cần 
gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động 
viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời 
bản thân phải luôn học cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực, chuyển hóa cảm xúc tiêu 
cực của bản thân thành cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động cùng trẻ, 
đảm bảo sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, chuẩn mực từ lời ăn, tiếng nói, trang 
phục, hành vi, cử chỉ điệu bộ để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt trẻ. 
 Biện pháp 4. Phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng lớp học hạnh phúc.
 Để xây dựng lớp học hạnh phúc rất cần đến sự phối kết hợp giữa phụ huynh 
và cô giáo bởi vì phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_3_4.docx