SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
Trẻ mới đến lớp phải xa vòng tay của ông, bà, bố, mẹ nên vẫn còn lo âu, sợ sệt, vẫn còn quấy khóc, mè nheo; một số khác không hòa đồng với các bạn nên thường xuyên xảy ra xung đột, một số khác lại lầm lũi sống khép kín không muốn tiếp xúc, gần gũi với ai. Hơn ai hết cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý cho trẻ, cô giáo lúc này như một người mẹ, người bạn để trẻ cảm thấy tin tưởng, trẻ thấy mình được yêu thương, được hạnh phúc. Có thể nói để trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần thì giáo viên cần phải tạo cho trẻ một tâm thế thật sự thoải mái, cảm giác bình yên và hạnh phúc thì mọi kiến thức hay những gì cô muốn truyền đạt tới trẻ sẽ đến với trẻ một cách tự nhiên hơn, không cần phải ép buộc trẻ. Từ khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” phát động, là một giáo viên tôi luôn luôn có suy nghĩ phải làm thế nào để mỗi ngày đến lớp đều trở thành một ngày vui, một ngày thật hạnh phúc với trẻ, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để lôi cuốn, khuyến khích trẻ đến trường, đến lớp và để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua. Từ những kinh nghiệm đã có và thông qua thực tế trải nghiệm ở trên lớp tôi đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ và mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng đê tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3–4 tuổi ở trường mầm non” vào lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Tam Hồng.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
tinh thần thì giáo viên cần phải tạo cho trẻ một tâm thế thật sự thoải mái, cảm giác bình yên và hạnh phúc thì mọi kiến thức hay những gì cô muốn truyền đạt tới trẻ sẽ đến với trẻ một cách tự nhiên hơn, không cần phải ép buộc trẻ. Từ khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” phát động, là một giáo viên tôi luôn luôn có suy nghĩ phải làm thế nào để mỗi ngày đến lớp đều trở thành một ngày vui, một ngày thật hạnh phúc với trẻ, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để lôi cuốn, khuyến khích trẻ đến trường, đến lớp và để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua. Từ những kinh nghiệm đã có và thông qua thực tế trải nghiệm ở trên lớp tôi đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ và mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng đê tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3–4 tuổi ở trường mầm non” vào lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Tam Hồng. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3–4 tuổi ở trường mầm non” 3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Nguyễn Thị Yến - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh phúc. - Số điện thoại: 0396341665 - Email: hanhuytamhong@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Yến - Trường MN Tam Hồng - Huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu trong phạm vi nhà trường về xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 06 tháng 09 năm 2021 đến 27 tháng 05 năm 2022. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung: 7.1.1. Cơ sở lý luận. Mỗi người đều có những định nghĩa riêng về hạnh phúc, nhưng trên hết mỗi chúng ta đều biết “hạnh phúc” có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ em cần được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng 2 tuổi A1 với 25 cháu. Đa số các cháu đều là học sinh mới, chưa từng học qua lớp nhà trẻ. Khi tiếp nhận lớp học, qua một thời gian quan sát tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng cho 100% trẻ đến trường, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong trường. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên đi học các lớp Đại học Giáo dục mầm non và các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ. Giáo viên được tham gia nhiều hội thi như: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm và thi video hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ trong mùa dịch để có cơ hội cọ sát và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng. Lớp học có hai giáo viên chủ nhiệm có trình độ chuyên môn chuẩn, luôn tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc, có ý thức học hỏi đồng nghiệp, học qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dựa trên sự hiểu biết chúng tôi đã cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ lớp mình. Bản thân tôi luôn là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi với tính thẩm mỹ cao, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, luôn chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng dạy trẻ hằng ngày nhất là việc tạo môi trường hạnh phúc cho trẻ. Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ. Từ đó tôi được học tập, củng cố kiến thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, ủng hộ, tin tưởng gửi con, đoàn kết thống nhất cao với kế hoạch phát triển của nhà trường, của lớp. Luôn nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động và đặc biệt luôn ủng hộ các biện pháp của cô giáo đưa ra nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ. * Khó khăn: Đa phần phụ huynh lần đầu tiên cho con học trường công lập nên chưa hiểu được hết các hoạt động của trường công lập, chưa chia sẻ với nhà trường và giáo viên về những khó khăn hàng ngày, dẫn đến nhiều phụ huynh có những đòi hỏi không phù hợp với trường công lập. Nên việc phối hợp giữa phụ huynh học sinh – giáo viên và nhà trường chưa tốt. Trẻ học các trường tư thục trong khu vực nhiều nên nếp của trẻ còn hạn 4 dùng, đồ chơi được bố trí, sắp xếp ngăn năp, gọn gàng, dễ lấy, dễ cất nhờ đó mà trẻ có thể hoạt động một cách dễ dàng phát huy tối đa tư duy, trí óc, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Đồng thời tạo cho trẻ một môi trường mà ở đó trẻ được tham gia vào các hoạt động: Trang trí, sáng tạo theo ý mình từ đó trẻ có cảm giác hào hứng, phấn khởi khi đến lớp. Ví dụ: Ở góc phân vai tôi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi theo hướng mở: Thiết kế quầy hàng di động, cho trẻ tự do bày đồ theo ý thích của mình nên trẻ rất hứng thú với hoạt động. Góc nghệ thuật: tôi thay bàn ghế hàng ngày trẻ thường ngồi bằng những chiếc bàn bằng lốp xe, ghế ngồi bằng gối hình hoa để trẻ ngồi quây quần bên nhau cùng thực hiện vẽ, nặn, xé, cắt, dán Với những góc chơi khác tôi cũng đều có sự thay đổi để trẻ cảm thấy hứng thú, hạnh phúc khi được tham gia vào hoạt động. Ngoài ra tôi khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị nguyên liệu cùng làm đồ dùng, đồ chơi để đồ chơi các góc luôn phong phú, đa dạng và mới mẻ, trẻ được trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô. Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí lớp mình. Trong khi trẻ chơi tôi chú ý quan sát, khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng chơi, nhu cầu của bản thân trẻ trước và trong khi chơi. Các góc chơi thường xuyên được luân chuyển để phù hợp với chủ đề. Việc cho trẻ cùng tham gia trang trí làm đồ dùng đồ chơi rèn cho trẻ những đức tính tốt như: Kiên trì, sáng tạo, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác làm ra. Trẻ thấy hứng thú với hoạt động, thích đến trường, đến lớp. (Hình ảnh đồ chơi ở góc phân vai) 6 Trước khi vào lớp, tôi cho trẻ tự lựa chọn một cách chào với cô giáo trong “menu lựa chọn” Các hành động cảm xúc mà tôi đã chuẩn bị và dán ngay trên cửa lớp. Tùy từng lựa chọn của trẻ, tôi sẽ bắt tay, đập tay hoặc ôm đón hay nhún nhảy chào các bé. Hoạt động này là một hoạt động mang tính nhân văn và mang lại cho cả cô và trẻ rất nhiều niềm vui và hứng khởi, lan tỏa những năng lượng tích cực làm cho mọi người cảm thấy thoải mái. Chính vì thế thay vì tâm thế mếu máo, nhõng nhẽo khi rời bố mẹ, những đứa trẻ 3 tuổi đã nhanh chóng và thích thú chọn biểu tượng ở cửa lớp chào cô theo ý thích của mình, rồi vui vẻ chạy vào lớp. Nhìn con thơ chủ động đưa tay lên đập tay, nhún nhảy hoặc sà vào lòng cô giáo khi vừa đến cửa, các phụ huynh cũng nhoẻn miệng cười yên tâm rời lớp. Để trẻ tự chọn những cách chào theo các biểu tượng đó, tôi cho trẻ quan sát hình ảnh, với mỗi biểu tượng tôi đều giải thích về ý nghĩa và hướng dẫn trẻ cách thực hiện. Trẻ lớp tôi tiếp thu và rất hứng thú với hoạt động này. Có những trẻ cá tính sẽ mạnh dạn sẽ chọn ngay cho mình một biểu tượng hay mỗi ngày lựa chọn một cách thức chào hỏi khác nhau và thực hiện chào cùng cô. Nhưng cũng có những trẻ lưỡng lự hoặc không thích tôi kiên trì dạy trẻ và động viên trẻ thực hiện. Cứ như vậy trẻ dần quen và thích thú thực hiện hàng ngày. (Hình ảnh: cô tạo không khí thoải mái khi đến lớp cho trẻ) 8 (Tôn trọng cảm xúc của trẻ) Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Trẻ mầm non thường rất tò mò, hiếu động nên tôi luôn lưu tâm xây dựng môi trường giáo dục hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trong các hoạt động tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giao lưu và tương tác với bạn, với cô. Các hoạt động đó phải được thiết kế một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của trẻ, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện tốt. Để làm được như vậy thì ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi. Trước khi lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động tôi quan sát, ghi chép và đánh giá sự phát triển của trẻ từ đó lựa chọn những bài học phù hợp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không ôm đồm hay gò ép trẻ. Để trẻ hoạt động tốt nhất tôi luôn chuẩn bị đầy đủ, đa dạng đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tạo tâm thế thoải mái để trẻ bước vào hoạt động. Tôi chia nhóm để trẻ hoạt động tích cực hơn, tạo mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các bạn trong lớp. Chính nhờ vậy mà các hoạt động ở lớp trẻ luôn hào hứng tham gia và cho kết quả rất tích cực. Tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho trẻ lớp mình để trẻ được thỏa sức khám phá thế giới xung quanh ví dụ như: Trải nghiệm với cát, sỏi, nước, trồng cây, làm bánhTổ chức các buổi thăm quan di tích đền Bắc Cung, một ngày làm vườn của béĐối với hoạt động này tôi nhận thấy trẻ tích cực, hào hứng tham gia. Tôi đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đa dạng các hình thức dạy 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_3_4.doc