SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Do đó, “Lớp học hạnh phúc” được xem là “Tế bào sống”, là yếu tố quan trọng của phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh mầm non nói chung và học sinh 3-4 tuổi nói riêng, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân cách, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ.

Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, như thế nào là lớp học hạnh phúc? Làm gì để có lớp học hạnh phúc? Lớp học hạnh phúc cần gì?... Vẫn luôn là những trăn trở của mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà quản lý giáo dục. Là giáo viên mầm non nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng và kết quả đạt của cô và trẻ tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài : “ Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi taị trường mầm non.” xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp.

doc 27 trang lethu 25/09/2024 1171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạnh phúc là gì?
 Câu trả lời nằm trong suy nghĩ của mỗi người, có những người hiểu hạnh 
phúc rất đơn giản nhưng có những người lại hiểu hạnh phúc là một cái gì đó rất 
xa hoa không phải ai cũng có được. Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc 
có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng, 
hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột,nghèo đói và các điều kiện 
không may mắn khác và rất nhiều đồng loại của chúng ta hiện đang phải sống 
trong các điều kiện đó. Hạnh phúc không phải là điều phù phiếm, cũng không 
phải là điều gì xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong 
gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả 
mọi người. Hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của hạnh phúc năm 2013 ngày 
Quốc tế Hạnh phúc chính thức ra đời đó là ngày 20 tháng 3 hàng năm. Là ngày 
mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và 
nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người 
người trên trái đất.
 Đối với học sinh nói chung và học sinh mầm non nói riêng thì để có 
được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự 
yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em cần được trưởng 
thành trong một ngôi trường hạnh phúc, các em được học tập, được vui chơi, 
được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên 
hạnh phúc là được phụ huynh tôn trọng gửi chọn niềm tin vào các cô khi gửi 
con, được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa 
ngoan, vừa giỏi.
 Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong 
học đường vừa qua: Bạo hành trẻ đáng báo động, mối quan hệ giữa cô và trẻ 
căng thẳng, tâm lý trẻ sợ đến lớptất cả những điều đó được phản ánh 
thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội 
nói chung và nền giáo dục nói riêng. Đa phần những vụ việc sảy ra đều ở các 
trường tư thục, các nhóm trẻ cũng từ đó nhiều phụ huynh đã có cái nhìn không 
tốt đối với giáo viên mầm non nói chung.
 Trong năm học 2020 – 2021 với mục tiêu “Xây dựng trường học, lớp học 
an toàn và hạnh phúc”, do Bộ GD & ĐT phát động là chủ trương của các cấp 
lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhắc nhỡ toàn ngành thực hiện nhằm 
xây dựng trường học là môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững 
chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một môi 
trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và 
thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với 
người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. Yêu thương 
cũng là một giá trị truyền thống của dân tộc ta, nên phát huy nó không phải là 
việc khó khăn. Phong cách yêu thương, quan tâm, chia sẻ xuất phát từ tình cảm 
chân thành đừng để ảnh hưởng của rào cản vật chất hay một số tác động tiêu 
cực Lớp học hạnh phúc là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh 
phúc của cha mẹ và cô giáo”. Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ 
 1/20 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
* Những đứa trẻ hạnh phúc được ngủ đủ thời gian phù hợp với lứa tuổi : 
Hãy nhớ rằng, khi trẻ hoàn toàn kiệt sức, trẻ sẽ vô cùng cáu kỉnh; khi chúng 
được ngủ ngon và nghỉ ngơi đầy đủ để sẵn sàng cho một hoạt động mới, chúng 
sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Vì thế, hãy luôn ưu tiên cho giấc ngủ của trẻ!
* Những đứa trẻ hạnh phúc được tự do vui chơi theo ý mình: Chúng ta hãy 
luôn nhớ rằng, vui chơi chính là nguồn năng lượng nuôi lớn tâm hồn của trẻ. 
Được vui chơi tự do theo cách mà mình muốn cùng bạn bè là niềm vui, niềm 
hạnh phúc bất tận của mọi đứa trẻ.
* Những đứa trẻ hạnh phúc được phép thể hiện cảm xúc của mình: Trẻ la 
hét khi chúng tức giận, khóc khi chúng buồn. Thậm chí, chúng còn giậm chân 
và chạy vòng tròn liên tục khi chúng không thể gọi tên cảm xúc hiện tại của 
mình Phần lớn, những điều đó khiến chúng ta cảm thấy phiền toái, bực bội 
hay không thể hiểu nổi. Đừng tìm cách dập tắt những cơn cảm xúc của trẻ, hãy 
kiên nhẫn chia sẻ, thấu hiểu, ghi nhận và giúp trẻ vượt qua bằng sự bình tĩnh và 
cảm thông thực sự. Bởi vì, sự chịu đựng tại thời điểm con bộc lộ cảm xúc còn 
nhẹ nhàng hơn nhiều những cơn trầm cảm mà trẻ có thể sẽ gặp phải khi bị kìm 
nén và phủ nhận cảm xúc kéo dài.
*. Những đứa trẻ hạnh phúc luôn được lựa chọn: Hãy để cho trẻ tự chọn bộ 
quần áo mà chúng thích, được tự chọn góc chơi, bạn chơi mà mà chúng đam 
mê.
*. Những đứa trẻ hạnh phúc luôn được lắng nghe:Điều này nuôi dưỡng sự tự 
tin của trẻ và làm trẻ hạnh phúc. Lắng nghe khi trẻ nói, đó là cách tốt nhất để 
xây dựng một mối quan hệ cởi mở và trung thực với trẻ và làm cho trẻ hạnh 
phúc
*. Những đứa trẻ hạnh phúc luôn được yêu thương con vô điều kiện: Dù lũ 
trẻ thật là rắc rối và phiền toái, chúng cũng thường hay mắc sai lầm, nhưng hãy 
luôn bao dung, tha thứ và yêu thương chúng vô điều kiện. Bởi vì, khi bọn trẻ 
biết rằng cô giáo luôn yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ chúng dù có chuyện gì 
xảy ra đi nữa thì chúng sẽ rất tự tin và an toàn trong các quyết định của mình. 
Khi trẻ biết rằng cô giáo luôn ở bên, dù chúng tốt đẹp hay tồi tệ thì con sẽ hạnh 
phúc.
 Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc 
phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn 
hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi 
khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, 
sự mong chờ và những rung động. Bên cạnh đó, học sinh cảm thấy có niềm tin, 
có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp.
 Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai 
trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ 
được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài 
học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm Không phải là tiền bạc, 
đồ chơi đắt tiền..mang đến cho trẻ niềm vui hay cảm giác thực sự hạnh phúc. 
Chính những điều vô cùng đơn giản mà trẻ được trải nghiệm với các cô hàng 
ngày mới là bí mật làm nên cảm giác “hạnh phúc bền vững” cho mọi đứa trẻ.
 3/20 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
* Biện pháp 1: Trau dồi đạo đức, kiến thức, kỹ năng để xây dựng lớp học 
hạnh phúc.
 Không phải do đặc thù nghề nghiệp nên xã hội thường có cái nhìn “khắt 
khe” hơn đối với mỗi hành vi, ứng xử của người giáo viên cả ở bên trong và bên 
ngoài nhà trường, mà bởi đạo đức nghề nghiệp luôn là phẩm chất quan trọng 
hàng đầu đối với “người thầy”. Nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, 
nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình 
xứng danh với nghề cao quý trong xã hội. Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ 
mệnh trồng người và được coi là “Người kỹ sư tâm hồn”, do nhà giáo không chỉ 
dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình thành và phát triển nhân cách người 
học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một 
phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực 
tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, 
các chú phải là người tốt”. Chính giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn 
lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế 
để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư 
phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên 
trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học, với nhiệm vụ cao cả là “dạy chữ” 
và “dạy người”.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó bản thân tôi phải luôn có nhận thức 
đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong 
xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, để 
thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. 
Rèn luyện, trau dồi nhân cách hàng ngày bằng thái độ sống tích cực, luôn hết 
mình vì công việc được giao. Phải có một thân thể khỏe mạnh và một tâm hồn 
trong sáng, không gợn lên những ham muốn, dục vọng tầm thường. Đối với 
đồng nghiệp, hết lòng tin tưởng, thương yêu, đoàn kết, gắn bó trong một tập thể 
mạnh về mọi mặt. 
 Đối với học trò, cần có sự công bằng trong đối xử; không phân biệt giàu 
nghèo hoặc con dân thường, con cán bộMặt khác, giữa người thầy và học trò 
nên có khoảng cách cần thiết, không suồng sã, dễ dãi trong cư xử để tránh mọi 
hậu quả về sau. Người thầy nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, thương yêu 
học sinh bằng tình cảm chân thực, chân thành, không vì vụ lợi mà đánh mất hình 
ảnh của mình trong mắt các em. Rèn luyện, trau dồi nhân cách bằng hành động 
cụ thể, từ bước đi, dáng đứng, cử chỉ, nét mặt, cách nói năng trong giao tiếp 
tất cả đều phải học, phải chuẩn mực, trở thành máu thịt của mình! 
 Bên cạnh đó còn học được ở đồng nghiệp; những người luôn được bạn bè, 
học sinh mến phục ngay cả những nhân viên văn phòng, những bác bảo vệ; 
những người lớn tuổi, mình cũng cần làm theo, học theo nhiều điều hay, điều tốt 
để không ngừng tự hoàn thiện mình. Không phải một khi đã bước vô ngành sư 
phạm, một khi đã đứng trên bục giảng là chúng ta đã hoàn thiện rồi! Cuộc sống 
luôn vận động, thời gian cứ trôi qua nhưng những điều đọng lại là kinh nghiệm 
sống, là sự chiêm nghiệm cuộc sống qua thực tế giảng dạy, để rồi “nghề dạy 
 5/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_3_4.doc