SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm non Đại Thịnh
Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Thực tế tại lớp tôi một số trẻ chưa thấy hứng thú khi đến lớp, tâm lý chưa thoải mái, sợ sệt, một số trẻ không hòa đồng với bạn bè, thường sảy ra xung đột, một số trẻ thì sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô với các bạn khi đến lớp.… Các hoạt động của cô ở trên lớp trẻ không có hứng thú: Mất tập trung ủ rũ, mệt mỏi...Trẻ em có thoải mái vui vẻ khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kiến thức cô giáo dạy trẻ ở trường, trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Hiểu được tầm quan trọng, những lợi ích giáo dục việc xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại, với vai trò là giáo viên giảng dạy lớp mẫu giáo Bé 3 - 4 tuổi, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi phương pháp khi dạy trẻ và khi đón trẻ, thay vào đó là những cử chỉ ân cần những cái vuốt ve nhẹ nhàng, những cái ôm tình cảm và những lời nói yêu thương, để trẻ luôn có cảm giác ấm áp vui vẻ thân thiện, để trẻ luôn thấy rằng “A đây là ngôi nhà thứ 2 của mình'’” và “ cô giáo đúng nghĩa là mẹ hiến’” . Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp mầm non hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của mình để chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm non Đại Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm non Đại Thịnh
2/10 MỤC LỤC Phần mục Nội dung Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lý do chọn đề tài 2 - 3 II Mục đích nghiên cứu 3 III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I Cơ sở lý luận 3 II Cơ sở thực tiễn 4 1 Thuận lợi 4 2 Những hạn chế và khó khăn 5 3 Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện 5 III Các biện pháp thực hiện 5 1 Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức giáo viên 5 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp đẹp, thân thiện, an toàn 2 về thể chất và tinh thần dành cho trẻ 6 Biện pháp 3: Xây dựng lớp học để trẻ thực sự là “trung tâm”, 3 7 trẻ được yêu thương, hạnh phúc 4 Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường 8 IV KẾT QUẢ KHẢO SÁT 8 V HIỆU QUẢ CỦA SKKN 9 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 I Kết luận 9 II Kiến nghị 10 1 Đối với phòng giáo dục và đào tạo huyện 10 2 Đối với nhà trường 10 3 Đối với giáo viên 10 4 Đối với phụ huynh 10 III TÀI LIỆU THAM KHẢO IV PHỤ LỤC, ẢNH, MINH CHỨNG MINH HỌA 4/10 tại trường mầm non Đại Thịnh, huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình thực tế tại lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C3 ở trường mầm non Đại Thịnh. - Từ đó đưa ra các biện pháp xây dựng lớp mầm non hạnh phúc. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường Mầm non Đại Thịnh 2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp dùng lời - Phương pháp khảo sát 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi: Nghiên cứu trên 30 học sinh tại lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi C3. 4. Thời gian nghiên cứu ( từ tháng 09/2023 - 04/2024) A. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Năm học 2020 - 2021 Phòng giáo dục Mê Linh chọn chủ đề năm học 2020 - 2021 dành cho giáo dục Mầm non: “Xây dựng lớp mầm non hạnh phúc”. Và cho đến nay thì xây dựng lớp học hạnh phúc vẫn đang được triển khai và nhân rộng trong tất cả các cấp học đặc biệt là cấp học mầm non luôn đưa tiêu chí hạnh phúc của các con là hạnh phúc của các cô và các cô hạnh phúc thì các con sẽ hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. Để làm được việc đó thì các con sẽ luôn là trung tâm và được làm theo nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân, cô giáo được lựa chọn, được tự do sáng tạo với các hình thức dạy học khác nhau để trẻ được tiếp thu kiến thức một cách tích cực và chủ động nhất. II. Cơ sở thực tiễn Thực hiện sự chỉ đạo của trường Mầm non Đại Thịnh với chủ đề năm học là: “Xây 6/10 pháp mới này nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và chưa thực sự tự tin chia sẻ, trẻ còn bị thụ động trong các hoạt động. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp, tôi nhận thấy khi trẻ đến lớp luôn có tâm thế bị ép buộc, trẻ không cảm thấy tự tin, vui vẻ và thích thú khi đến lớp. 3. Khảo sát thực trạng - Bảng khảo sát trẻ đầu năm về xây dựng lớp mầm non hạnh phúc (Phụ lục 1) III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng... Khái niệm “Tôn trọng”, “Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. Những buổi đầu khi tôi nhận lớp cũng gặp không ít khó khăn vì chưa quen nếp của các con, các con đa phần là học sinh mới. Những ngày đầu tiên đi học với các con là cực kỳ khó khăn vì sự thay đổi môi trường, những yêu cầu ở lớp học. Khi ở nhà các con đều được tự do và thoải mái vì có một mình được ông bà bố mẹ chiều chuộng, khi đến lớp hòa nhập vào không gian chung sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Tôi luôn hiểu rằng, để quá trình học tập là quá trình hạnh phúc, cần bắt đầu từ những giây phút đầu tiên này. Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ nếp mỗi trẻ rồi tính cách các con... dần dần cô quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô. Cứ như vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của các con, nhớ thói quen, khẩu vị, thế mạnh của từng bé để tổ chức hoạt động cho phù hợp. Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác. Bởi theo thuyết "Đa trí thông minh" con người sở hữu những loại thông minh khác nhau như tiếp xúc, logic toán, vận động, ngôn ngữ, thiên nhiên, thị giác, âm nhạc, nội tâm,...Những loại hình thông minh trên được gọi chung là thuyết đa thông minh (Multiple Intelligences). Mỗi trẻ đều có thế mạnh riêng và cần được ghi nhận đúng ở lĩnh vực của mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. Làm thầy cô giáo là một trọng trách cao cả và vô cùng thiêng liêng. Tôi càng 8/10 xây dựng đòi hỏi tôi phải thường xuyên có sự thay đổi, sáng tạo trong cách bố trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi và phương tiện để trẻ hoạt động, tránh gây nhàm chán cho trẻ. Điều này có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, hình thành các kĩ năng, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. 3. Biện pháp 3: Xây dựng lớp học để trẻ thực sự là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc Năm học 2023-2024 là năm tiếp theo trường chúng tôi áp dụng phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được quan tâm và tự tin thể hiện hết khả năng của mình. - Thông qua hoạt động học: Cô chỉ là người hướng dẫn trẻ, đưa ra các gợi mở để trẻ tự nêu lên ý kiến và ý tưởng của mình. Tăng cường hoạt động theo nhóm để trẻ được thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Cô chỉ là người kết luận không áp đặt trẻ. (Ảnh 11 và 12) - Thông qua hoạt động góc: Trẻ được giao lưu trao đổi cùng các bạn giúp trẻ hình thành các kĩ năng, mạnh dạn tự tin hơn. (Ảnh 13 và 14) - Qua các dịp lễ hội mà nhà trường, lớp tổ chức như: “Vui Hội trung thu”, “Ngày của bà của mẹ" “ Lễ hội bánh chưng”,.. là cơ hội để trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu diễn, rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường tham gia cùng trẻ, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ những sân chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa. (Ảnh 15,16,17 và 18) 4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Để trường học hạnh phúc thì trường học phải là nơi cô, trẻ và phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi trẻ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; là nơi trẻ không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình. Bố mẹ trẻ phải thống nhất với nhà trường về cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ. Tại lớp tôi có làm một chiếc hộp hình trái tim gọi là “trái tim yêu thương”. Mục đích là ghi lại những những hành động tích cực của trẻ trong tuần, cuối tuần cô giáo tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi về cho phụ huynh biết, phụ huynh rất vui và phấn khởi khi biết con mình mỗi ngày ở trường làm được những việc gì? Và ngày thứ 7, chủ nhật phụ huynh sẽ ghi lại những hành động tích cực của trẻ khi ở nhà và gửi lại cho cô giáo. Như vậy, giữa gia đình và nhà trường tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ. (Ảnh 19) Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy một môi trường vừa đẹp, vừa khang trang lại được chơi, trải nghiệm thực tế cùng con em mình. Từ đó yên tâm hơn vào chất lượng chăm sóc, giáo dục của trường, trẻ sẽ được thừa hưởng từ hiệu quả mà việc xây dựng môi trường này đem lại, môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ sẽ hạnh phúc, từ đó giáo viên sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT - Bảng khảo sát trẻ đến tháng 4 năm 2024 về xây dựng lớp mầm non hạnh phúc
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_mam_non_hanh_phuc_tai.docx
- SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm non Đại Thịnh.pdf