SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt
Giáo viên chưa trú trọng đầu tư xây dựng không gian bên ngoài lớp học như: hành lang phía trước, tiền sảnh sau lớp tất cả không gian đó còn nghèo nàn, thiếu cây xanh để tạo hình ảnh xanh - đẹp, thiếu đồ dùng tạo góc mở và không được tận dụng triệt để cho trẻ tham gia hoạt động. Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, việc thiết kế không gian môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn, chưa phong phú đa dạng. Khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ như sân vườn trường đã được phân định nhưng chưa quy hoạch, chưa có cảnh quan đẹp để phát huy tác dụng cho trẻ hoạt động. Trẻ còn thực hiện hoạt động do cô tổ chức một cách máy móc, dập khuôn, nhàm chán, chưa tích cực và phát huy hết sở trường, năng lực cá nhân. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự phát huy tính tích cực cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt
Mẫu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học và công nghệ huyện Thanh Trì Trình độ Họ và Ngày tháng Chức Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến tên năm sinh danh môn Một số biện pháp xây dựng môi Nguyễn Trường Mầm trường xanh - an Đại học Sư Thị non Giáo toàn - hạnh phúc 29/12/1988 phạm Mầm Hồng Tựu Liệt xã Viên phát huy tính tích non Vân Tam Hiệp cực của trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/8/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Giúp giáo viên nhà trường tìm ra một số giải pháp thiết thực và cụ thể để xây dựng môi trường xanh- an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 34 tuổi trong trường mầm non. + về nội dung của sáng kiến: Mục lục, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và phụ lục cụ thể như sau: * Phần I: Mục lục. * Phần II: Đặt vấn đề * Phần III: Giải quyết vấn đề Nội dung và giải pháp nhằm thực hiện một số biện pháp xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tìm hiểu nội dung “Xây dựng môi trường xanh- an toàn- hạnh phúc” phát huy tính tích cực của trẻ. Được tham gia tập huấn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2” và “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ sưu tầm nhiều nguyên vật liệu giúp giáo viên hạn chế được nguồn kinh phí nhà trường đầu tư cho lớp. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với việc áp dụng các biện pháp trên cho tới nay trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả rất khích lệ như sau: Bản thân tôi khả năng sư phạm và trình độ chuyên môn cũng được nâng cao, nghệ thuật lên lớp của tôi có tiến bộ rõ rệt. Giáo viên có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc xây dựng và tận dụng môi trường trong và ngoài lớp học mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao. Từ đó giáo viên cũng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp được đầu tư, bố trí, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt sự sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc thiết kế môi trường giáo dục tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập. Lớp mẫu giáo bé C1 đạt giải “Nhất” hội thi “Xây dựng môi trường xanh ,an toàn, hạnh phúc” do nhà trường tổ chức . Tổ chức làm điểm kiến tập đổi mới “Lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc” cấp trường đạt kết quả tốt. - Trẻ lớp tôi có rất nhiều tiến bộ. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết thể hiện mình trước đám đông, trẻ không còn rụt rè, nhút nhát khi đến lớp. Khả năng giao tiếp của trẻ cũng tốt hơn đặc biết là trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động cô đã tạo ở trong cũng như ngoài lớp học, có kỹ năng tham gia vào các hoạt động nhóm, bổ sung kiến thức khá phong phú, củng cố kiến thức vững vàng. Vì vậy trẻ được phát triển đầy đủ 5 lĩnh vực: thẩm mỹ, nhận thức, thể lực, xúc cảm tình cảm, ngôn ngữ. - Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, cha mẹ biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu, đồ dùng, cây xanh phụ giúp cô giáo trang trí lớp tạo môi trường học tập cho trẻ. Phụ huynh tin tưởng, yên tâm khi gửi con tới trường. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: MỤC LỤC Nội dung Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. Đặc điểm chung 4 2. Thuận lợi 4 3. Khó khăn 5 4. Khảo sát đầu năm 5 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tìm hiểu nội dung “Xây dựng môi 6 trường xanh- an toàn- hạnh phúc” phát huy tính tích cực của trẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong lớp học phát huy tính 7 tích cực của trẻ 3. Biện pháp 3: Trang trí môi trường ngoài lớp học phát huy tính 10 tích cực của trẻ. 4. Biện pháp 4: Tham mưu xây dựng khu vực sáng tạo ngoài sân 12 trường phát huy tính tích cực của trẻ. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh giúp các con phát 13 huy tính tích cực ở mọi lúc, mọi nơi.. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 I. KẾT LUẬN 17 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 18 III. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUÂT 18 1. Đối với giáo viên 19 2. Đối với các cấp lãnh đạo 19 CÁC MINH CHỨNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại hiện nay việc phát triển tính tích cực cho trẻ là một vấn đề luôn được gia đình và xã hội quan tâm. Bởi sự tích cực của trẻ sẽ là phương tiện, là con đường duy nhất để trẻ có khả năng xâm nhập tìm hiểu khám phá và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của trẻ trong tương lai. Mặt khác, môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Yếu tố môi 2 Làm thế nào để trẻ hoạt động tích cực và cảm thấy hứng thú tham gia các hoạt động tại lớp, tăng thêm động lực phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động. Trách nhiệm nặng nề, cao cả ấy đều thuộc vào giáo viên. Xác định trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và tận dụng môi trường giáo dục cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ, đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành Giáo dục hiện nay, với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và mong muốn tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ, nên trong năm học này tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh-an toàn-hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các bạn bè đồng nghiệp. * Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh mẫu giáo bé 3-4 tuổi. * Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: Trong trường mầm non. 4 đòi hỏi giáo viên phải nhận thức và xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ ở trường Mầm non. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm chung Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên-Nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng. Trường có 3 lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi), lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách là lớp điểm thực hiện chuyên đề “Xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc” của khối mẫu giáo bé (3-4 tuổi) cho toàn trường kiến tập. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp với diện tích 65m2, hệ thống điều hoà hai chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay khô và đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ theo thông tư 01, tivi kết nối mạng Internet, đồ dùng đồ chơi Montessori phong phú, đẹp. Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn. 2. Thuận lợi: a. Đối với trẻ Lớp có 45 học sinh, trong đó có 25 trẻ gái và 20 trẻ trai, có 3 giáo viên phụ trách đạt trình độ Đại học sư phạm mầm non. Đa số trẻ thông minh, nhanh nhẹn tiếp thu tốt những kiến thức. Trẻ trong lớp cùng lứa tuổi, nhanh thích nghi v ới môi trường, dễ đi vào nề nếp. b. Đối với giáo viên Bản thân tôi nhiều năm đạt giải nhất các chuyên đề cấp trường. Luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. b.Đối với phụ huynh Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình chăm sóc giáo dục của con em mình, đưa con đi học đều và đúng giờ, tin tưởng, nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 100% phụ huynh hưởng ứng với phiếu khảo sát đầu năm học về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc để phát
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_xanh_an_toan_hanh.docx
- SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường xanh an toàn - hạnh phúc phát huy tính tích cực của trẻ 3-.pdf