SKKN Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng
Hiện nay TNTT của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khỏe nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Nhất là với độ tuổi trẻ 3-4 tuổi là độ tuổi trẻ còn non nớt, nhận thức không rõ ràng , những nguy cơ có thể gây mất an toàn vô tình lại trở thành sự tò mò đối với chúng. Chính vì thế xuất phát từ tình thương, sự yêu mến đối với trẻ thơ tôi đã chọn nghề giáo viên mầm non, và cũng xuất phát từ tấm lòng một người giáo viên yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con của mình tôi luôn đau đáu trong lòng để làm thế nào để đưa ra được các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất đề tài : “ Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tây Hưng
có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích (TNTT) và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori từng nói “Ẩn chứa trẻ nhỏ là vận mệnh của tương lai”; “ Để hỗ trợ trẻ nhỏ, chúng ta phải cho nó một môi trường cho phép nó phát triển tự do”. Có thể nói môi trường giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ cần được giáo dục trong môi trường tốt và đảm bảo an toàn để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Hiện nay TNTT của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Nhất là với độ tuổi trẻ 3-4 tuổi là độ tuổi trẻ còn non nớt, nhận thức không rõ ràng , những nguy cơ có thể gây mất an toàn vô tình lại trở thành sự tò mò đối với chúng. Chính vì thế xuất phát từ tình thương, sự yêu mến đối với trẻ thơ tôi đã chọn nghề giáo viên mầm non, và cũng xuất phát từ tấm lòng một người giáo viên yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con của mình tôi luôn đau đáu trong lòng để làm thế nào để đưa ra được các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất đề tài : “ Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” 2. 2. Mục đích nghiên cứu - Tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, an toàn đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các con được học tập, vui chơi, phát triển năng khiếu của bản thân. 2 Đặc biệt năm nay tôi được phụ trách nhóm lớp 3-4 tuổi , nhận thức của trẻ còn chưa rõ ràng, nhiều trẻ còn chưa biết cái gì nguy hiểm và cái gì không nên đến gần ,trẻ ở độ tuổi khá ngang bướng còn nhiều bỡ ngỡ, cần được cô giáo quan tâm và chăm sóc thật nhiều. Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thướng tích và đảm bảo an toàn cho trẻ. Bản thân trong suốt quá trình gắn bó với công việc và thường xuyên tìm hiểu trên mạng xã hội, sách báo tôi đã có những giải pháp để thực hiện việc phòng tránh thất lạc và đảm bảo an toàn cho trẻ mới đến trường hiệu quả giúp giáo viên thực hiện tốt hơn. 2. Thực trạng Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm lớp 3-4 tuổi tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như sau a. Thuận lợi: - Trường chúng tôi có khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát, thiết bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho trẻ được hoạt động. Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các chuyên đề hội thảo phòng chống tai nạn thuong tích cho trẻ mầm non, tạo điều keiejn cho giáo vieenc óc ơ hội được giao lưu học hỏi kinh nghiệm. - Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đạt chuẩn được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. - Trẻ đi học đều b. Khó khăn - Giáo viên chưa ý thức được hết các nguy cơ gây mất an toàn trong trường học - Trẻ 3-4 tuổi độ tuổi khá non nớt, thích tò mò bên cạnh đó nhiều trẻ quá năng động cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích trong trường học - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tai nạn thương tích , phụ huynh là nông dân nên ít khi quan tâm đến con cái. * Điều tra thực trạng 4 *Một số trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra tại trường học. - Ví dụ 1: Bé gái tử vong khi ngã vào xô nước tại trường mầm non Nam Ngạn- Phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa. Khi cháu đang chơi với các trẻ khác thì vào nhà vệ sinh không may cháu bị trượt chân ngã vào chậu nước dẫn đến tử vong. - Ví dụ 2: Vụ tai nạn ở tại Trường mầm non xã Dân Chủ- huyện Tứ Kì- Tỉnh Hải Dương xảy ra vào ngày 25 tháng 10 năm 2017. Khi một bé trai trèo lên lan can và ngã xuống từ tầng 2 xuống tầng 1 nhưng rất may cháu chỉ bị thương nhẹ Hình ảnh: Nơi xảy ra vụ việc - Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Minh Chiến, sinh tháng 12/2016, được giáo viên đưa đi vệ sinh, không may ngã vào rổ đồ chơi bị tổn thương vùng sinh dục. - Ví dụ 4: Một vụ việc đau lòng đã xảy ra khi một trẻ bị ngã xuống ao gần trường học. Khi bà đón cháu sau giờ học để cháu chơi và không may tai nạn đã xảy ra Có thể nhận thấy có những thứ tưởng chừng như rất đơn giản, không thể xảy ra lại có thể hoàn toàn xảy ra với trẻ nhỏ. Có thể chỉ một phút lơ đãng mà có thể người lớn mang nỗi ân hận suốt cả cuộc đời. Nhìn vào những sự việc đó tôi đã: - Thường xuyên đặt mình vào các tình huống và để giải quyết vấn đề: Như những ví dụ tôi đã nêu ở trên và bằng công nghệ thông tin đại chúng tôi thường xuyên tìm hiểu và tìm ra phương pháp xử lí tình huống để bản thân có nhiều 6 Cá nhân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt công tác quản lí học sinh, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của cá nhân trẻ, quan tâm đến tâm tư tình cảm của các con để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường giao cũng như việc thực hiện tốt mọi công tác phòng tránh thất lạc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. 3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ trong trường mầm non Muốn nắm được các nguy cơ gây mất an toàn trong trường học trước tiên giáo viên cần nắm bắt chặt chẽ các nguy cơ dù lớn hay nhỏ trong trường mầm non. Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra nhóm các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và các giải pháp đi kèm. + Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi, ngã do trượt chân va đập vào cầu trượt, xích đu, đu quay bị sứ mẻ + Đuối nước: do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước + Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, thức ăn có mùi ôi thiuu. + Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương. + Tai nạn gây ngạt đường thở: do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn + Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã ( rắn, ong, côn trùng gây hại ): trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình. 8 • Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông. • Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường. +Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc • Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ. • Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp. • Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn. • Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc. + Phòng ngừa đuối nước. • Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn. • Không để thùng, chậu có nước không phòng, nhóm lớp. + Phòng ngừa điện giật • Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không ho trẻ nghịch • Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao. + Phòng ngừa ngộ độc thức ăn • Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường. • Thực phẩm do thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõnguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp. • Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu. + Phòng Tai nạn gây ngạt đường thở • Thường xuyên kiểm soát trẻ, không cho trẻ mang vật lạ như hạt cườm, hạt vòng đến lớp. phối hợp với phụ huynh nhắc nhở trẻ từ ở nhà không cho 10 Việc bảo vệ an toàn sức khỏe tính mạng của trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên , nhà trường mà còn là nhiệm vụ của cả gia đình cộng đồng và xã hội. Việc phối hợp các môi trường giao dục bảo vệ trẻ cả ở nhà lẫn ở trường đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho trẻ được thoải mái hoạt động, học tập, vui chơi và sáng tạo. - Phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên giữ liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để giải quyết công việc khi cần thiết. - Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định của trường lớp. Đặc biệt trong các giờ đón- trả trẻ kí sổ đón trả trẻ, nếu có người đón thay phải báo trước cho cô giáo. - Đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian đưa, đón trẻ từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Khi phát hiện con mình bị lạc, hoặc bị bắt cóc, gia đình nhất thiết phải trình báo với nhà trường với cơ quan công an gần nhất. - Giáo dục trẻ tại nhà: Dạy trẻ không đi theo người lạ, không tin vào lời ngon ngọt từ người lạ. Dạy trẻ cách giải quyết khi bị lạc: nhớ đúng số điện thoại người thân, hoặc cô giáo và nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc cô giáo. Không khóc hoặc chạy lung tung mất phương hướng. Nếu không may bị bắt cóc thì kêu cứu, hoặc hét lớn với người xung quanh: “Đây không phải bố mẹ cháu!” 4, Kết quả đạt được *Về phía giáo viên: Giáo viên nâng cao trình độ, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh thất lạc và đảm bảo an toàn cho trẻ mới đến trường. . * Về phía phụ huynh: có thêm kiến thức, thực hiện việc tuyên truyền với cha mẹ trẻ và cộng đồng phòng tránh thất lạc và đảm bảo an toàn cho trẻ mới đến trường *Về phía trẻ: - Trẻ có một môi trường thân thiện, an toàn đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các con được học tập, vui chơi, phát triển năng khiếu của bản thân. 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_an_toan_phong_chon.doc