SKKN Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, pho biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt động.Hoạt động giao tiếp có hai quá trình.Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 1/ Thực trạng 3 2/ Những thuận lợi 3 3/ Khó khăn 4 III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Biện pháp 1: Giúp trẻ đối diện với cảm xúc của mình 4 2/ Biện pháp 2: Giao tiếp giúp khích lệ trẻ hợp tác với chúng ta. 9 3/Biện pháp 3: Giao tiếp giúp khích lệ trẻ tự lập 9 4/ Biện pháp 4: Giải phóng trẻ ra khỏi vai diễn 12 5/ Biện pháp 5: Bẩy biện pháp thay thế việc trừng phạt 14 6/ Biện pháp 6: Học cách khen gợi trẻ 16 Biện pháp 7: Ứng xử với trẻ cần có sự đan xen dung - hòa 18 IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 18 C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20 D:TÀI LIỆU THAM KHẢO phẩm chất nhân cách như chủ động tự do cho phép trẻ nhìn thấy khả năng của mình, giúp cho sự hình thành tính tự ý thức và phát triển tình cảm sau này.ớ trẻ 3 tuổi có hình thức giao tiếp mới với người lớn mà M.I.LIXINNA gọi là “Giao tiếp hợp tác trí tuệ”. Bởi dạng giao tiếp này có đặc điểm hợp tác trong hoạt động nhân cách.Sự phát triển ham hiểu biết buộc trẻ đặt ra cho mình những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn. Trẻ giao tiếp với người lớn để trẻ được trả lời hay được đánh giá những suy nghĩ của mình.ớ mức độ giao tiếp ngoài tình huống trẻ nhu cầu tôn trọng người lớn, xuất hiện những tình cảm cao cấp trong mối quan hệ với trẻ. Trẻ sợ hãi, thiếu tự tin khi bị người khác chê cười. Vì vậy nhất thiết người lớn phải quan tâm nghiêm túc đến những câu hỏi của trẻ, xử lý các tình huống gioa tiếp dựa trên đặc điểm tình cảm và nhận thức của trẻ để duy trì tính ham hiểu biết cho trẻ. ớ trường mầm non, giao tiếp giữa cô và trẻ quyết định thành công hay thất bại ở các hoạt động giáo dục.Nhưng hầu hết mọi người kể cả giáo viên mầm non những người được đào tạo và có trình độ chuyên môn vẫn đang áp dụng cách dạy trẻ theo phương pháp co truyền.Người lớn giải quyết vấn đề với trẻ dựa vào tình cảm và nhận thức của người lớn chứ không đứng trên tình cảm và nhận thức của trẻ. Vì vậy trẻ tiếp thu một cách thụ động và có phần nào bị áp đặt dẫn đến kết quả giáo dục chưa đạt hiệu quả cao. Số trẻ biết giao tiếp: như bộc lộ cảm xúc của bản thân;biết lắng nghe người khác nói, chia sẻ cảm xúc với bạn bè;tích cực hợp tác với cô và bạn, trẻ hiểu các quy tắc trong xã hội vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm" Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé (3 -4 tuổi)".Đây là những kinh nghiệm nhỏ từ thực tế, từ sách báo, từ tư liệu trên internet mà tôi đã cóp nhặt. Sau khi áp dụng tại lớp, tôi thấy thực sự hiệu quả. Mong rằng đề tài này của tôi được các bạn biết đến và áp dụng linh hoạt trong việc giao tiếp ứng xử với trẻ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. 2/20 dưỡng giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn và mua sắm cũng như bo sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy. - Có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy lớp mẫu giáo bé được tiếp xúc, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những xu hướng phát triển của trẻ. 3. Khó khăn - Một số trẻ giao tiếp với cô và bạn còn hạn chế và đến lớp nên chưa có nề nếp. - Giáo viên giao tiếp với trẻ còn ảnh hưởng lối cũ dựa trên suy nghĩ và nhận thức của mình chưa dựa vào tình cảm và đặc điểm nhận thức của trẻ. - Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy còn ít tài liệu để tham khảo tìm hiểu. - Việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ còn khó khăn. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến hoạt động giao tiếp của trẻ. III. Một số biện pháp xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp ở trẻ Biện pháp 1. Giúp trẻ đối diện với cảm xúc của mình 1.1Chuyên tâm lắng nghe. Thạch Gia Bảo, một bạn trai của lớp tôi, mẫu giáo bé 3- 4 tuổi. Tôi nhớ hồi mới đến lớp cháu là một đứa trẻ rất hồn nhiên, hay đùa cười cùng cô và các bạn. Nhưng dạo này con trầm tính ít nói hơn hẳn.Trong giờ học cháu không tập chung, có khi cô hỏi con ngạc nhiên không biết cô vừa hỏi gì. Một hôm vào tiết tạo hình với đề tài "Tô màu bức tranh gia đình bé".Nếu như bình thường Gia Bảo sẽ tô rất nhanh và thưa cô con xong rồi ạ! Cô cho con mang tranh lên treo nhé! Tôi để ý hôm đó khác hẳn Bảo tô rất lâu và mãi vẫn chưa hoàn thiện xong bức tranh. Cả lớp mang bài lên treo để cô nhận xét.Chỉ còn Bảo vẫn ngồi ở bàn. - Tôi lại gần hỏi con "Sao hôm nay con tô lâu vậy con".Nghe tôi hỏi "Bảo” òa lên khóc cô ơi con không biết tô thế nào ạ!" - Con không biết tô thì cô sẽ hướng dẫn sao phải khóc! - Cô cháu mình sẽ tô tóc cho Bố trước, sau đó tô quần áo, rồi đến mặt của Bố. Khi tô đến mặt của Bố lại dừng không tô và khóc. - Sao con lại khóc? Cô ơi! Cô ơi! Sao con? Hôm qua con không được về với bố! 4/20 làm cho các trẻ khác a dua nhau lên" mách " thì cô giáo cần có thái độ dứt khoát với trẻ, nhưng không được cáu giận. Vì ta đã thống nhất với nhau cần phải chấp nhận những gì thuộc về trẻ, lắng nghe trẻ để xử lý tình huống. -Ừ! ( Kết hợp nhìn trẻ và gật đầu tỏ vẻ đồng ý) - Cô ơi bạn Phong lại chuyện nữa rồi! - Vậy à! ( Nghe thêm 1,2 trường hợp nữa và nói với cả lớp): Cô vừa lắng nghe rất nhiều ý kiến của các bạn. Còn bây giờ cô rất bận. Hy vọng rằng các con có thể tự chia sẻ với nhau những cảm xúc đó! ( Cô cần chắt lọc thông tin trẻ mách, để có biện pháp xử lý với những thông tin cần thiết) Giáo viên chỉ nên nói ra nhu cầu và mong muốn của mình, không đánh giá, xúc phạm trẻ. 1.2 Nói ra cảm xúc của trẻ Người lớn nói ra cảm xúc của trẻ đúng lúc làm cho trẻ thấy mình được đồng cảm và thỏa mãn tâm lý. Chúng ta cùng xem hai cách xử lý của một tình huống sau: Cách 1: Xử lý theo phương pháp thông thường, dựa trên tình cảm và nhận thức của người lớn: Buổi sáng hôm thứ năm tại khoảng sân trước cửa lớp tôi có một phụ huynh lớp đưa con đến lớp và mua cho con mang theo một quả bóng bay rất đẹp. Đột nhiên, đứa trẻ bị tuột tay và quả bóng bay lên trời mất. Đứa trẻ đứng tiếc ngan ngơ và mách mẹ: - Mẹ ơi quả bóng bay lên trời mất rồi! - Giời ạ! Cầm thế nào thế! Thôi mất rồi thì thôi, mai mẹ mua cho quả khác. - Không, con thích quả này cơ,mẹ lấy bóng cho con, hu hu... - Bay rồi làm sao mà lấy được! Đã bảo mai mẹ mua cho rồi mà không nghe, đánh cho một trận bây giờ đấy! - Không, con thích quả bóng đấy cơ, hu hu...( khóc to hơn) Bà mẹ bất lực, bảo mãi đứa con không nghe, nó cũng không chịu vào lớp. Đấy là cách xử lý tình huống thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thì cứ giải thích lôgic còn trẻ chẳng muốn nghe gì hết,dù mẹ nói gì, dù sự thực là gì,câu chốt của vấn đề vẫn là " Con muốn có quả bóng ấy"! Cách 2: Xử lý tình huống dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ: Nói ra cảm xúc của trẻ. Cũng tình huống gần như vậy, trường tôi có to chức "Ngày hội đến trường cho bé" - Tuệ Tâm là cháu của tôi học ở lớp bên cạnh. Cháu được cô giáo cho cầm chùm bóng để lên biểu diễn. Không may quả bóng cũng bay lên trời(bắt đầu 6/20 giống nhau không? Vâng, nó giống nhau vì tôi sử dụng cùng một phương pháp " Dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ". Cảm xúc không có khái niệm" mẫu" hay " chuẩn". Thế nên các bạn cũng có nhiều cách thức khác để có thể chọn áp dụng cho thỏa đáng. Chẳng hạn: - Con không xúc bằng thìa này đâu. Con phải xúc thì của con cơ! - Thật lắm chuyện! Thìa nào mà chẳng vẽ được! Con muốn dùng thì con thỏ màu xanh tối về nhà con nhé! Ớ đây cô chỉ có thìa này cho con thôi! Ăn đi! Kẻo các bạn ăn hết rồi kìa!( Sợ, ấm ức, vừa ăn vừa khóc)! Vậy kết quả của hai cách giải quyết trong vấn đề này là khác nhau rõ nét. Hy vọng người lớn và cô giáo mầm non đồng tình và chọn cách 1 như tôi để được " vẹn cả đôi đường". 1.4. Moi cảm nhân đều được đón nhân, nhưng môt vài hành vi cần được hạn chế Chắc khi đọc đến đây, các bạn đã phần nào nhận ra được phương châm để ứng xử, xử lý các tình huống trên trẻ theo quan điểm mới nhất mà tôi vừa được tiếp cận. Đó chính là việc dựa vào cảm xúc của trẻ, lắng nghe nói và giải quyết tình huống dựa trên sự chia sẻ cảm xúc. Tuy nhiên, nếu không phân biệt được khi nào cần chia sẻ, khi nào cần nghiêm khắc thì sẽ lại vô tình làm hỏng trẻ. Thế nên, mọi cảm xúc của trẻ đều được đón nhận nhưng một vài hành vi cần được hạn chế. Hình ảnh 1: Dựa vào cảm xúc của trẻ. Trong một buổi chiều, sau đánh thức trẻ dạy để tôi nói với cả lớp"Các con ơi! sáng nay bạn Nam đến lớp không đi tất và mặc rất ít áo.Vậy nên,trong giờ ngủ hôm nay cô thấy bạn Nam ho nhiều lắm. Cả buổi trưa hôm nay bạn không ngủ được chút nào cả vì ho.Dạo này thời tiết lạnh lắm các con phải mặc áo ấm và đi tất để không bị ho nhiều như bạn Nam nhé! Tôi mới nói đến từ"ho" Ngay lập tức, " dàn đồng ca ho" xuất hiện cùng với những tiếng cười khoái trí. Tôi nhắc, " Thôi"! mà vẫn chưa hết hẳn tiếng ho. Sau đó tôi cáu lên và quát: " Các con có thôi đi không"Các con thích bị ho à? Lúc ấy bọn trẻ mới dừng hẳn nhưng vẫn vài đứa cười nhỏ với nhau. Tình huống đó, lúc này nghĩ lại tôi thấy mình xử lý thật tệ! Các cháu nhỏ hơn,mình lớn hơn nên sợ mình mà" thôi, chứ không phải mà bị thuyết phục mà "thôi". Với cách giải quyết mới, tôi đã áp dụng thành công lại vừa ngắn gọn là: Bạn cứ cho trẻ ho theo nốt phần đó. Hãy dừng lại vài dây để có khoảng trống cho chúng lắng nghe. Rồi nghiêm túc nhắc nhở: - Được rồi, cô biết là các con nhớ lời cô dặn.Nhưng thi nhau ho như thế lại là không ngoan, bạn bị ốm nên bạn mới ho chứ các con không ốm thì không 8/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xu_ly_cac_tinh_huong_su_pham_trong_hoa.docx
- SKKN Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé 3-4 t.pdf