SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan cứng nhắc, trẻ dễ chán, khó thu hút trẻ. Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng. Một số dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, cái đói cái nghèo còn đeo bám nên phụ huynh chưa thực sự quan tâm chăm sóc con em mình một cách chu đáo để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Trong thực tế cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm non đều còn rất bỡ ngỡ, trẻ còn rụt rè, lạ lẫm, chưa mạnh dạn hoặc tích cực trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, so với vùng có điều kiện thuận lợi tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi còn rất cao. Bên cạnh đó, trẻ 3-4 tuổi do sự myelin hóa của hệ thần kinh phát triển nhanh nên phối hợp vận động ngày càng tốt hơn, các giác quan ngày một nhạy bén và tinh tế. Trên cơ sở đó tạo sự quan sát có mục đích hơn và dẫn tới nhiều thay đổi. Đây là tuổi ngây thơ, là tuổi “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lúc này trong quá trình chạy chơi trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định.
doc 21 trang lethu 06/06/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều phát triển thể chất
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI
 DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU PHÁT
 TRIỂN THỂ CHẤT”
 Họ và tên: Lê Thị Hiên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy
 Quảng Bình, tháng 12 năm 2016
 2 Cơ thể trẻ đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội 
dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ kém vận động dẫn đến 
thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ 
sở cho trẻ phát triển toàn diện trở thành con người mới trong công cuộc xây dựng 
đất nước giàu mạnh. 
 Là người giáo viên Mầm non, qua thực tế dạy trẻ tôi luôn băn khoăn, trăn 
trở, suy nghĩ và luôn tìm tòi nhiều giải pháp để giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển thể 
chất. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc 
Bru Vân Kiều phát triển thể chất” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
 Dưới góc độ khác nhau, đề tài giáo dục và rèn luyện, phát triển thể chất cho 
trẻ được nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu. Song trong những năm qua, đề 
tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều” phát triển thể 
chất” chưa có ai đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Năm học này tôi đã mạnh dạn thực 
hiện và mong muốn đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng 
nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách. 
 1.2. Điểm mới của đề tài là thực hiện một số giải pháp: 
 Yêu cầu đối với giáo viên mầm non.
 Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ .
 Lồng ghép các hoạt động vào giáo dục thể chất và giáo dục thể chất vào 
trong các hoạt động.
 Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan.
 Chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
 Đề tài nhằm giải quyết tình trạng hạn chế phát triển thể chất, giúp trẻ tự tin, 
linh hoạt, năng động, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.
 1. 3. Phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến: 
 Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển thể chất” có thể áp 
dụng cho giáo viên mầm non đang công tác tại các trường học. 
 * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây:
 Phần I. Phần mở đầu:
 Phần II. Nội dung:
 Phần III. Kết luận:
 Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất 
mong quý độc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo 
ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
 4 * Khó khăn:
 Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức tạp, 
giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn xa xôi, vượt qua nhiều sông suối, dốc 
đèo nguy hiểm. Địa bàn rộng, dân cư phân tán, địa phương chưa có khu vui chơi, 
khu giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
 Nhiều phụ huynh không đưa đón con đến trường, ít giao lưu tiếp xúc với 
mọi người xung quanh chính vì thế nên các cháu ít có cơ hội vui chơi, học tập.
 Các cháu ít có cơ hội để tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên việc giáo dục 
thể chất ở trường mầm non còn xa lạ với trẻ. Trẻ ngại ngùng, lo sợ, rụt rè khi tham 
gia vận động phát triển thể chất. 
 Mặt khác, qua một thời gian tìm tòi, suy nghĩ bằng việc sử dụng một số biện 
pháp như động viên khuyến khích trẻ thực hiện, tìm tòi các phương pháp, các bản 
nhạc kích thích trẻ tham gia vận động tích cực. Tôi đã tìm ra được một số nguyên 
nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp nữa đó là:
 + Đồ dùng chưa đẹp, chưa hấp dẫn đối với trẻ, ít đồ dùng sáng tạo nên chưa 
thu hút được sự hứng thú của trẻ.
 + Các hình thức tổ chức cho trẻ phát triển thể chất chưa có sự đổi mới về 
hình thức, phương pháp.
 + Trong quá trình giảng dạy, cô giáo và trẻ còn bất đồng ngôn ngữ (Cô nói 
Tiếng Việt, trẻ sử dụng tiếng BruVân Kiều) nên khó hiểu, khó tiếp thu.
 Trẻ ít được tham gia chơi theo hướng dẫn của người lớn mà trẻ thường chơi 
tự do nên khi đến lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ lại sợ mình không đạt 
được mục đích của bài học các bạn sẽ cười chê nên không mạnh dạn tham gia.
 Giáo viên ít có thời gian để tiếp cận với phụ huynh; gia đình các cháu ở xa, 
bố mẹ ít đưa đón trẻ đến trường nên khó tiếp xúc, gần gũi để cùng tháo gỡ những 
khó khăn đang mắc phải.
 Giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển thể chất không chỉ là giáo viên, mà còn là người 
lớn, những người xung quanh trẻ nhưng người dân ở tại địa phương còn lo cho 
từng bữa ăn nên thời gian quan tâm con cái chưa nhiều.
 * Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học khảo sát chất lượng đầu vào cũng như 
đánh giá trẻ 3- 4 tuổi theo Chuẩn của Bộ lớp tôi tình hình thực tế kết quả như sau:
 KG TB Y
 Nội dung 
 Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ%
 Đi, chạy 7/23 30,4 6/23 26 10 43,6
 Bò, trườn, trèo 6/23 26 6/23 26 11 48
 Tung, ném, bắt 5/23 21,7 6/23 26 12 52,3 
 Bật, nhảy 6/23 26 7/23 30,4 10 43,6 
 6 VD: Với bài dạy thể dục “Bật qua vật cản” khi cô cho trẻ thực hiện cần 
động viên, khuyến khích trẻ thực hiện thì trẻ mới dám bật. Vì một số trẻ do sợ 
mình không bật được nên không dám bật. Cô ân cần hướng dẫn trẻ cách bật qua 
vật cản và tuyên dương trẻ để trẻ thích thú thực hiện và trẻ cảm thấy rằng mình 
đã có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ rằng: “À! Có 
gì khó đâu bản thân mình đã thực hiện được rồi’’. Đồng thời qua đó giúp trẻ say 
sưa và thích thú hơn trong các giờ hoạt động khác.
 Trẻ mầm non thường thích nhẹ nhàng, tình cảm và ưa dỗ ngọt. Vì vậy nên 
trong quá trình giáo dục và dạy dỗ trẻ cô giáo cần phải có thái độ yêu thương, 
quý mến trẻ, gần gũi với trẻ, tuyệt đối không được đánh đập, quát mắng và doạ 
nạt trẻ. Cô giáo cần phải đối xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn luôn 
nhẹ nhàng, ân cần và yêu mến trẻ, coi các cháu như chính con đẻ của mình.
 Trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục trẻ, cô giáo cần có những 
lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, mức độ và cường độ giọng nói của cô cần phải nói 
vừa đủ nghe, không nói quá to cũng không nói quá nhỏ. Nếu nói nhỏ quá thì trẻ 
sẽ không đủ nghe, còn nếu cô nói quá to thì sẽ gây cho cảm giác là mình sắp bị 
cô mắng nên trẻ sẽ rất sợ hãi, rụt dè khi tham gia vào hoạt động.
 Cô giáo mầm non cần phải có những lời nói diễn cảm kết hợp cùng với các 
cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt hiền hậu. Câu nói phải có ngữ văn, ngữ pháp, ngắn gọn, 
dễ hiểu, dứt khoát, gắn liền với động tác để trẻ dễ nhập tâm và dễ thực hiện nhất.
 VD: Khi phân tích động tác của bài tập thể dục thì giọng nói của cô cần 
phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với trẻ thì trẻ mới cảm thấy bài tập đó 
cũng dễ thực hiện thôi không có gì khó khăn cả.
 2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ.
 Trẻ hứng thú tham gia giờ học, thực hiện được các kỹ năng vận động theo 
các yêu cầu của bài tập.
 Trẻ tập trung chú ý trong các giờ học của cô giáo tổ chức.
 Thể dục sáng:
 Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng 
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 
mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được 
sự sảng khoái cho cả ngày.
 Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các 
cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng 
cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
 Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định sau khi điểm 
danh. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần 
áo thích hợp để dễ vận động, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể 
dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Giáo viên nên quan sát cách 
đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng 
 8 Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném trúng đích nằm ngang”thì khi chọn 
động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay hai tay đưa 
ra trước, lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc 
bài tập vận động cơ bản là “Bật xa 25- 30cm”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết 
nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi 
xuống nhiều hơn.
 Khi tập nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,nhưng các 
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ 
đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ 
lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện 
pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý 
kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động 
tác khi tập không có dụng cụ.
 * Vận động cơ bản
 Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ 
tiến hành theo các bước sau: Làm mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo 
viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và 
khả năng của trẻ.
 VD : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Ném trúng đích nằm ngang” cô giáo có 
thể gợi ý :
 - Đố các con cô có vòng tròn, có túi cát như thế này thì chúng mình sẽ vận 
động gì?
 - Hôm nay cô sẽ cho các con tập “Ném trúng đích nằm ngang” đấy.
 - Cô làm mẫu lần 1 (trọn vẹn, chính xác động tác)
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích rõ cách vận động;
 - Làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh vào kỹ năng mới và khó.
 Ví dụ: Bìa tập: “Ném trúng đích nằm ngang”: Tư thế chuẩn bị 2 chân đứng 
sát vạch, tay cầm túi cát đưa ra trước, khi có hiệu lệnh “ném” cô đưa túi cát từ 
trước vào ngang tầm mắt nhằm trúng đích và ném, sau đó cô nhặt túi cát bỏ vào rá 
và về đứng cuối hàng.
 - Cho 3-4 trẻ làm thử.
 - Lớp thực hiện lần lượt 2-3 cháu (cô quan sát sửa sai).
 - Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai).
 * Trò chơi vận động
 Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn 
những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu “Chó sói xấu tính”, “Bắt 
chước tạo dáng”, “Cáo và thỏ”, “Mèo và chim Sẻ”..
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_dan_toc_bru_van_kieu.doc