SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú môn tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Thủy
Hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục phát triển thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách của trẻ. Trong đó vai trò giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng – là người tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá, thể hiện hiểu biết và cảm xúc thông qua các phương tiện mà trẻ lựa chọn. Hoạt động tạo hình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Ta có thể nói hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đó là lý do để thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Vì thế chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp của trẻ để tham gia một cách tích cực nhất. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh, sinh động và được gọi bằng các tên khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú môn tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI HỨNG THÚ MÔN TẠO HÌNH ” Họ và tên: Võ Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Thủy Lệ Thủy, tháng 3 năm 2022 Nghệ thuật tạo hình có một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển thẩm mĩ của trẻ nhỏ. Nghệ thuật tạo hình góp phần khuyến khích phát triển các biểu tượng ở trẻ, qua đó giúp trẻ khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục phát triển thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách của trẻ. Trong đó vai trò giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng – là người tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá, thể hiện hiểu biết và cảm xúc thông qua các phương tiện mà trẻ lựa chọn. Hoạt động tạo hình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Ta có thể nói hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đó là lý do để thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Vì thế chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp của trẻ để tham gia một cách tích cực nhất. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh, sinh động và được gọi bằng các tên khác nhau. Khi trẻ được tham gia vào hoạt động tạo hình sẽ hình thành những tình cảm tốt đẹp như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, rung động trước cái đẹp, say mê tìm hiểu và mong muốn tạo ra cái đẹp. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với môn tạo hình” hy vọng đề tài này giúp cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Điểm mới của đề tài là: Giáo viên phải tạo nhiều cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, mỡ rộng sự hiểu biết về môi trường xung quanh. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh được nhìn thấy những việc chúng ta đang làm, phụ huynh tự nguyện cùng chung tay, góp sức với nhà trường, trong việc xây dựng môi trường Với những thuận lợi trên thì bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài này. * Khó khăn: Sự phát triển tâm sinh lý của các cháu không đồng đều, trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể do mới ra lớp năm đầu tiên, không qua lớp nhà trẻ. Phụ huynh phần lớn là nông dân, một số phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của trẻ chưa được cao. * Điều tra thực tiễn Kết quả khảo sát đầu năm: Thực trạng Chỉ tiêu 20 % 1. Trẻ hứng thú và tích cực tham 15 75 Số gia hoạt động lượng 2. Trẻ có kĩ năng vẽ tô màu 13 65 trẻ 3. Trẻ có kĩ năng cắt, xé, dán 12 60 20 4. Trẻ có kĩ năng nặn. 13 65 5. Trẻ có kĩ năng xếp hình 13 65 Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây, để từng bước thực hiện thành công và hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với môn tạo hình” 2. Các giải pháp 2.1. Giải pháp 1: Thường xuyên rèn kĩ năng tạo hình cho cô và trẻ Để trẻ tham gia hoạt động tạo hình một cách hứng thú, có hiệu quả, ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì tôi thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình, kỹ năng phác họa sao cho phù hợp nội dung đề tài. Biết động dạo chơi, hoạt động góc, chơi và hoạt động theo ý thích với nhiều hình thức khác nhau như xếp hình, vẽ, nặn, cắt xé dán.để tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo mà trẻ thích theo chủ đề trẻ học. Khi được tham gia hoạt động, được chơi với những sản phẩm của mình làm ra, trẻ sẽ thấy hứng thú, càng say mê với hoạt động tạo hình và tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng đồ chơi cho lớp. Với những hoạt động thiết thực đó, khả năng thẩm mỹ của trẻ sẽ càng được nâng cao về sự khéo léo cũng như cảm nhận về cái đẹp trong nghệ thuật. Không chỉ vậy, để phát huy hơn nữa khả năng tạo hình của trẻ tôi đã tích hợp kĩ năng tạo hình cho trẻ vào các môn học khác như: văn học, toán, khám phá khoa học... hoặc xen kẽ vào các hoạt động: vui chơi, ngoài trời, hoạt động chiều. Ví dụ : Tích hợp vào môn khám phá khoa học: Thế giới xung quanh trẻ muôn màu muôn vẻ trẻ cảm nhận quan quá trình trưởng thành trong cuộc sống trẻ. Trẻ hiểu biết được công dụng, lợi ích, mối quan hệ giữa các sự sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Để từ đó trẻ tạo ra sản phẩm mà trẻ cho là đẹp nhất. Qua tác phẩm của mình trẻ rất thích được cô và các bạn khen và nêu được nhận xét của mình. Trẻ thích thú được cùng cô trò chuyện về sản phẩm của mình và tỏ thái độ khi cô không cùng hợp tác với trẻ. Hoạt động tạo hình không thể không có môi trường xung quanh trẻ vì nó có tác động rất lớn đến cảm xúc của trẻ để tạo nên một sản phẩm đa dạng, phong phú. Nó còn là một phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình, một thế giới rất gần cũng rất xa đối với trẻ. Qua những gì xung quanh trẻ thấy, nghe, biết thì trẻ sẽ thể hiện chính xác cấu trúc của đối tượng. Sau khi trẻ cùng cô tìm hiểu về: “ Những chú gà”, trẻ và cô sẽ vẽ và nâng cao hơn nữa cô sẽ chuẩn bị rau cải thìa, củ cà rốt thái látđể trẻ sáng tạo từ rau. Hay qua bức tranh trẻ biết được lợi ích của việc nuôi gà... Ví dụ 2: Tích hợp vào môn văn học: tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Và hơn thế còn phát hiện được năng khiếu ở mỗi trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng đó của mình, qua đó phụ huynh tự hào về con của họ. 2.5. Giải pháp 5: Giáo viên giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc cái đẹp thông qua hình thức nhận xét sản phẩm, hướng dẫn trẻ đánh giá sản phẩm. Sau khi trẻ thực hiện được sản phẩm của mình, tôi tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm trẻ và bạn làm, hỏi trẻ có nhận xét gì về các sản phẩm, vì sao con thích sản phẩm này, còn những sản phẩm khác thì sao? Vì sao con chưa ấn tượng về sản phẩm này? Sau đó tôi nhận xét chi tiết, khen những sản phẩm đẹp của trẻ, khuyến khích những sản phẩm chưa hoàn thành tốt rằng sản phẩm của bạn còn lại không phải là không đẹp mà sản phẩm của bạn có sự khác biệt so với các bạn khác. Tôi không phê bình tại sao trẻ chưa thực hiện được như những bạn khác bởi mỗi trẻ có sự khéo léo khác nhau về kĩ năng thực hiện. 2.6. Giải pháp 6: Tạo môi trường phong phú trong lớp học, nguyên vật liệu đa dạng: Môi trường xung quanh trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khả năng tạo hình ở trẻ, nó góp phần nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo, cung cấp cho trẻ biểu tượng, khái niệm, hình ảnh thực để trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình một cách sinh động, giống với thực tế trẻ cảm nhận được. Hoạt động tạo hình là một hoạt động mà hiệu quả giáo dục của nó phụ thuộc phần lớn vào sự có mặt của các yếu tố cảm xúc, tình cảm, vào hứng thú mang tính thẩm mỹ được hình thành ở trẻ. Môi trường hoạt động tạo hình chính là kết quả hoạt động sáng tạo của người giáo viên và của trẻ. Do vậy nó cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Đây phải là “môi trường mở”, nó phải tạo nên các tác động tích cực tới trẻ nhờ sự phong phú, sinh động mang tính vật thể, tính trực quan thị giác. Môi trường này có thể mang bóng dáng của một xưởng chế tạo, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả năng hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Môi trường hoạt động tạo hình phải luôn gắn bó, hòa nhập với môi trường ngoài của lớp học cả trường Mầm non. Tôi luôn để trẻ tự thể hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo bởi trẻ cần được động viên để thể hiện theo ý muốn, hiểu biết, cảm xúc, tình cảm của trẻ đối với các sự vật hiện tượng xung quanh bằng cách được lựa chọn: Sản phẩm trẻ muốn làm (nội dung) Làm như thế nào (quá trình) Sản phẩm hoàn thành sẽ ra sao (sản phẩm – kết quả) Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân vì từng trẻ tiếp cận tạo hình theo cách riêng của mình. Tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi ý giúp trẻ cũng cố và vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề và thăm dò khả năng của trẻ. Hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ sẽ, đang và đã làm. Chú ý phối hợp những câu hỏi đó với những lời nói rõ cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt việc trẻ đang làm. Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu. Càng ít làm mẫu và sử dụng mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy tìm kiếm cách thể hiện. Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu và xem làm mẫu sẽ làm tê liệt những cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ vì các hoạt động cần thiết của tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ trẻ chỉ việc ghi nhớ và bắt chước. Trong trường hợp yêu cầu và làm mẫu, không nên vội vàng làm mẫu ngay mà giúp trẻ tích cực suy nghĩ bằng các câu hỏi gợi ý bắt đầu vẽ từ đâu đến đâu, vẽ hình gì, vẽ như thế nào điều quan trọng là luôn khuyến khích, động viên giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động thể hiện sự sáng tạo. 3. Kết quả nghiên cứu: Trong thời gian gần 5 tháng tiến hành các biện pháp trên, tuy đơn giản nhưng thu được kết quả tương đối cao: Nhìn chung trẻ tại lớp yêu thích và hứng thú tham gia hoạt động “tạo hình” một cách tích cực. Số trẻ có kỹ năng tốt về vẽ nặn, cắt, xé dán, xếp hình, nặn... nâng lên rõ rệt và có ý tưởng mới, lạ, sáng tạo trong sản phẩm. Kết quả đạt cụ thể như sau:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu_mon_tao_hin.doc