SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại Trường Mầm Non Đại Tự
Văn học là một thể loại mà nhà văn dùng lời đọc để miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện, là những sáng tác mang tính chất văn học nên tác dụng của văn học đối với trẻ em cũng là tác dụng của văn học nói chung. Hơn các loại hình nào khác, văn học có khả năng bồi dưỡng đời sống tâm hồn của trẻ. Đó cũng là tác dụng bồi dưỡng tâm hồn nói chung, sẽ nghèo nàn đi mất bao nhiêu khi mà trẻ em không còn được tiếp xúc với văn học đặc biệt là kho tàng văn học dân gian trong sáng sinh động. Trẻ học trong trường mầm non, nhất là đối với trẻ mẫu giáo khi được làm quen với các tác phẩm văn học sẽ gieo vào tâm hồn trẻ sự hiểu biết về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng đời sống tinh thần, thông qua thơ ca, truyện kể.. .sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phong phú vốn từ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn, thời điểm này cô giáo mầm non và gia đình là yếu tố chủ đạo để dạy trẻ, uốn nắn cho trẻ cách nói rõ từ, rõ câu, cách phát âm chính xác. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã coi trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại Trường Mầm Non Đại Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại Trường Mầm Non Đại Tự
3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Lệ Thu Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đại Tự - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Số điện thoại:............ 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Lệ Thu - Trường Mầm Non ............. - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi - Lớp 3 tuổi A1. Trường Mầm Non Đại Tự - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 25/9/2017. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến. 7.1.1 Cơ sở lý luận: Văn học là một thể loại mà nhà văn dùng lời đọc để miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện, là những sáng tác mang tính chất văn học nên tác dụng của văn học đối với trẻ em cũng là tác dụng của văn học nói chung. Hơn các loại hình nào khác, văn học có khả năng bồi dưỡng đời sống tâm hồn của trẻ. Đó cũng là tác dụng bồi dưỡng tâm hồn nói chung, sẽ nghèo nàn đi mất bao nhiêu khi mà trẻ em không còn được tiếp xúc với văn học đặc biệt là kho tàng văn học dân gian trong sáng sinh động. Trẻ học trong trường mầm non, nhất là đối với trẻ mẫu giáo khi được làm quen với các tác phẩm văn học sẽ gieo vào tâm hồn trẻ sự hiểu biết về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng đời sống tinh thần, thông qua thơ ca, truyện kể.. .sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phong phú vốn từ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn, thời điểm này cô giáo mầm non và gia đình là yếu tố chủ đạo để dạy trẻ, uốn nắn cho trẻ cách nói rõ từ, rõ câu, cách phát âm chính xác. Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã coi trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong tất cả các tài liệu nói về văn học đối với trẻ thơ đều khẳng định văn học là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện chủ đạo phát triển ngôn ngữ. Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ có đủ vốn từ để thể hiện sự biểu cảm, giao tiếp, biết sử dụng từ đúng hoàn cảnh. Không những thế mà việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học cung cấp cho trẻ từ ngữ nghệ thuật như từ tượng thanh, tượng hình giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả nawngtuw duy độc lập trong suy nghĩ. Các tác phẩm văn học đến với trẻ là thế giới mới về những câu chuyện cổ tích về cuộc sống hiện tại bao gồm: Thiên nhiên, xã hội, con người... Tác phẩm văn học diễn tả biểu đạt hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật ,cỏ, 2 Đa số phụ huynh bận nhiều công việc không dành thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ chưa được đáp ứng nhu cầu trẻ cần. * Thực trạng về chất lượng của trẻ lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Đại Tự - Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học của lớp tôi còn thấp: + 50% Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học. + 25% Trẻ thuộc thơ, truyện, ca dao, đồng dao. + 30% Trẻ hiểu nội dung tác phẩm. + 22% Khả năng nghe - đọc diễn cảm. + 20% Trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt. Từ kết quả khảo sát trên, tôi đánh giá khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ theo yêu cầu độ tuổi còn thấp. Tôi tiến hành giải quyết mục tiêu của sáng kiến bằng một số giải pháp như sau: 7.1.4. Một số giải pháp thực hiện: * Giải pháp 1: Hình thức gây hứng thú kết hợp với các bộ môn khác. Văn học tuy là một loại hình nghệ thuật mà trẻ yêu thích, nhưng mỗi giáo viên dạy đều phải tìm ra các thủ thuật khác nhau để thu hút trẻ, giờ học không bị tẻ nhạt, nhàm chán vì vậy tôi đã sáng kiến ra một số kinh nghiệm để dẫn dắt trẻ vào giờ học, sau đây là một số kinh nghiệm về cách gây hứng thú môn văn học một cách thoải mái nhẹ nhàng. Ví dụ: Khi dạy truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Tôi đã gây hứng thú bằng cách cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng , trời mưa”. Sau đó đàm thoại dẫn dắt và giới thiệu truyện rồi kể cho trẻ nghe lần một kết hợp bằng rối dẹt, lần 2 kể bằng hình ảnh trên máy vi tính. Từ đó trẻ vừa được nghe vừa được tri giác nên đã hiểu rõ tính cách của nhân vật biết phân biệt việc tốt đẹp, việc xấu, để 4 Với hình thức giới thiệu bài bằng hình ảnh sinh động trên máy vi tính ,vật thật, trò chơi, câu đố, đồng dao... trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài tốt. Trẻ có cảm giác thoải mái “Học bằng chơi, chơi mà học”. Từ đó giúp trẻ có sự liên tưởng chặt chẽ qua hình ảnh với lời đọc kể diễn cảm, giúp trẻ ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn và khả năng bắt chước, học thuộc lòng của trẻ. Từ những bài thơ, câu chuyện đã giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, tính tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng, sự ghi nhớ có chủ định . Đặc biệt là phát triển cơ quan ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác điều đó sẽ giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh động hơn và trẻ hiểu được nhiều vốn từ hơn. Ví dụ: Môn âm nhạc vận động theo nhạc bài hát bài “Cả nhà thương nhau” sáng tác “Phan Văn Minh” Vào đầu bài cô sẽ kể đoạn truyện: “Gấu con chia quà” Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: “Nhận biết một số phương tiện giao thông đường bộ” tôi kể câu chuyện “Xe lu và xe ca”. Qua đó trẻ sẽ biết rõ hơn về một số phương tiện giao thông đường bộ. Từ đó phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Môn tạo hình: Khi dạy trẻ "Nặn quả tròn”. Cô sẽ đọc bài thơ “Chùm quả ngọt” để gây hứng thú vào bài cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng: Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề như: “Con hãy miêu tả hiện tượng thời tiết” trẻ sẽ tự miêu tả: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa.... Qua biện pháp này tôi thấy trẻ học tích cực, phát huy được tính tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trẻ hiểu và nắm được rất nhiều vốn từ. * Giải pháp 2: Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh: Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường, chính vì vậy công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng với trẻ mầm non. Phụ huynh là nhân tố quyết định về các điều kiện cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ rất cần thiêt có sự ủng hộ của phụ huynh như thu gom phế liệu, tạo môi trường lớp học... Tôi đã quan tâm tuyên truyền với phụ huynh với nhiều hình thức; thông qua góc tuyên truyền, qua giờ đón trả trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung, đặc biệt phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi nói riêng thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, cho phụ huynh một số hình ảnh có trong nội dung câu chuyện, bài thơ sự gợi mở của người lớn, để trẻ tư duy hình ảnh đó một cách lô gic, từ nội dung tư duy giúp trẻ nói lên ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ thông qua các câu hỏi mà người lớn gợi ý, hỏi trẻ. Từ đó phụ huynh phối hợp với giáo viên để dạy trẻ tại gia đình giúp việc tiếp thu kiến thức rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo tốt hơn. 6 chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh. Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi với trẻ trong khi kể chuyện, đọc truyện, trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc . * Giải pháp 3: Công tác bồi dưỡng: Bên cạnh việc tuyên truyền tôi còn chú trọng đến công tác tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân như: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng Giáo dục - Đào tạo, sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, dự chuyên đề trường như: Làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục âm nhạc...Bản thân luôn học tập các bạn đồng nghiệp, sáng tạo trong khi tổ chức giờ học, theo dõi qua các giờ dạy mẫu trên ti vi về giáo dục mầm non. Sử dụng chương trình Powerpoint, photoshop tự khai thác soạn giáo án điện tử, song tạo ra các trò chơi trên máy vi tính để áp dụng dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các môn học và bồi dưỡng học sinh tham dự hội thi do nhà trường và ngành tổ chức Tôi đi sâu nghiên cứu phương pháp của từng loại bài, loại tiết, sau đó làm đồ dùng minh họa và soạn giáo án điện tử, chụp hình ảnh đẹp làm chương trình powerpoint để dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn tham gia dự và dạy các tiết dạy để rút ra những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ. * Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan và tạo môi trường học tập cho trẻ. 4.1. Sử dụng tranh minh hoạ * Mục đích sử dụng Sử dụng đồ dùng trực quan về tranh minh hoạ nhằm giúp trẻ dễ hình dung, tưởng tượng ra nội dung mà trẻ đã được đọc, được nghe về nội dung của bài thơ. Ví dụ: Khi đọc thơ diễn cảm lần hai giáo viên đưa tranh minh hoạ ra kết hợp với lời đọc của giáo viên với bài thơ “Rong và cá” nhằm minh hoạ cho từng câu thơ, đoạn thơ minh hoạ cho từng đoạn thơ (Cớ cô rong xanh, đẹp như tơ lụa...). Qua quan sát trẻ dễ hiểu và nhớ lại bài thơ một cách sâu hơn, trẻ sẽ hình dung ra hình ảnh có rong xanh đẹp và mềm mại như tơ lụa. Trẻ được đọc và quan sát hình ảnh trên tranh sẽ khắc sâu hơn vào tâm hồn trẻ thơ. Qua bài thơ trẻ được đọc, được nhìn vào bức tranh từ đó trẻ sẽ biết đọc và bổ sung vào các biểu tượng hiện thực khách quan mà trẻ biết qua cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Bài thơ “Đàn gà con” Qua quan sát về hình ảnh trên tranh sau đó trẻ biết tự đặt tên cho bài thơ theo ý thích của mình. Tên bài thơ mà trẻ thích đó là “Gà con đáng yêu của bé”. Thơ là hình ảnh của tranh minh hoạ mà trẻ đã được quan sát. Qua những hình ảnh của tranh minh hoạ đã tạo hứng thú cho trẻ tiếp thu bài 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_lam_quen_voi_tac_pha.docx
- SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học, nhằm phát triển ngôn ngữ cho.pdf