SKKN Một số giải pháp hướng dẫn trẻ không nói lắp, nói ngọng tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi B6 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ cả vào thế hệ trẻ vì vậy ngay từ khi còn ở độ tuổi măng non trẻ phải được chăm sóc giáo dục tốt để có một sự phát triển cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc học nói đối với trẻ ba tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ học nói mọi lúc, mọi nơi cùng với đó là sự hấp thu sai lệch về việc phát âm Tiếng Việt gây ra những tật khó sửa như nói lắp, nói ngọng. Theo các nhà khoa học, trong não bộ những người nói lắp, nói ngọng, vỏ não có những đoạn tách rời, cản trở việc tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ. Do đó trẻ sẽ học kém, mất tự tin và khó giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ. Là một giáo viên mầm non - người ươm mầm cho thế hệ trẻ tôi luôn trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác Tiếng Việt để hình thành ngôn ngữ chuẩn nhất cho trẻ ở lớp Mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn trẻ không nói lắp, nói ngọng tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi B6 Trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1. Nội dung sáng kiến 5.1.1 Thực trạng Dân gian ta có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói” hay “Thỏ thẻ như trẻ lên ba” để khẳng định một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hiện nay, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển từ rất sớm, ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, đến thời điểm ba tuổi là mốc quan trọng để trẻ phát triển và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ cả vào thế hệ trẻ vì vậy ngay từ khi còn ở độ tuổi măng non trẻ phải được chăm sóc giáo dục tốt để có một sự phát triển cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc học nói đối với trẻ ba tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ học nói mọi lúc, mọi nơi cùng với đó là sự hấp thu sai lệch về việc phát âm Tiếng Việt gây ra những tật khó sửa như nói lắp, nói ngọng. Theo các nhà khoa học, trong não bộ những người nói lắp, nói ngọng, vỏ não có những đoạn tách rời, cản trở việc tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ. Do đó trẻ sẽ học kém, mất tự tin và khó giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ. Là một giáo viên mầm non - người ươm mầm cho thế hệ trẻ tôi luôn trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác Tiếng Việt để hình thành ngôn ngữ chuẩn nhất cho trẻ ở lớp Mầm non. Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi B6 với tổng số 25 trẻ, trong đó có 11 trẻ nam và 14 trẻ nữ. Qua quá trình tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ phát âm chưa chuẩn, chủ yếu nói ngọng nói lắp các âm, nói chưa đủ câu. Từ thực trạng đó tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp mình với tổng số 25/25 trẻ về kỹ năng phát âm tiếng việt và thu được kết quả sau: Tổng số trẻ được kiểm tra khảo sát ban đầu tại lớp 3 tuổi B6 là 25/25 trẻ: Mức độ Đạt Chưa đạt STT Nội dung đánh giá Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ % lượng % 1 Trẻ không nói lắp 9/25 36 16/25 64 2 Trẻ không nói ngọng 8/25 32 17/25 68 3 Trẻ nói trọn vẹn đủ câu 7/25 28 18/25 72 4 5.1.2. Một số giải pháp hướng dẫn trẻ không nói lắp, nói ngọng * Giải pháp thứ nhất: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bản thân Trẻ mẫu giáo ba tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non của nhà xuất bản Hà Nội, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Qua một thời gian tự học, tự bồi dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục và phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con không nói lắp nói ngọng khi tham gia giao tiếp tôi luôn: Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, được bày tỏ cảm xúc của mình trong các hoạt động của nhóm, lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ thái độ, * Giải pháp thứ hai: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ không nói ngọng, nói lắp tại nhà. Việc giáo dục trẻ ở gia đình rất cần thiết nên tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm được. Một số trường hợp cụ thể khi ở nhà trẻ mắc tật nói lắp: "Mẹ... mẹ ... mẹ cho con... con cái..." hoặc “ bố ơi” thành “ ...ố... ơi” “Cái nồi” thành “cái lồi”, “bông hoa” thành “bông ha...” Trẻ rất sợ khi vừa mở miệng ra đã bị bố mẹ và ông bà quát “Nói gì nói nhanh lên”. Làm như vậy, vô tình phụ huynh đã làm trẻ bị ức chế và chứng nói ngọng, lắp của trẻ càng trầm trọng hơn. Tôi đã trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm lý của những trẻ nói lắp, nói ngọng và hướng dẫn phụ huynh bình tĩnh lắng nghe những gì trẻ bày tỏ với người lớn sẽ kích thích trẻ nói nhiều hơn, cơ hội chữa lắp cho trẻ sẽ tăng lên. Tuyên truyền với phụ huynh đặc biệt phụ huynh trẻ quan tâm và gần gũi con nhiều hơn, dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ, lắng nghe và khuyến khích trẻ nói từ đó sửa sai ngay khi trẻ vừa phát âm từ sai để trẻ ghi nhớ và sửa chữa. Đối với những phụ huynh mắc tật nói ngọng “L” và “N” tôi chia sẻ với phụ huynh để gần gũi với họ, thông cảm với phụ huynh và nhắc nhở phụ huynh tránh sử dụng các từ địa phương khi tiếp xúc với trẻ khiến trẻ học theo, hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người hay bị nói ngọng để trẻ không nói theo họ 6 - Thông qua hoạt động thơ, truyện Dạy trẻ không nói lắp nói ngọng thông qua các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học như thơ, truyện là rất phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ mầm non. Để hoạt động thơ, truyện hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tôi đã chuẩn bị những đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. - Bản thân tôi phải thuộc truyện, ngôn ngữ trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học. Trước mỗi câu trả lời của trẻ tôi luôn nhắc trẻ trả lời đủ câu, phát âm chuẩn kèm theo cụm từ : Con thưa cô! Để trẻ nắm được quy tắc lễ nghĩa khi nói chuyện với người lớn. Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe bằng nhiều hình thức khác nhau: Sa bàn, khung rối...giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm qua đó lấy nhân vật để giáo dục trẻ. Thông qua câu chuyện và cách trả lời câu hỏi của cô tôi thường dạy trẻ nói đúng, đủ câu không nói lắp, nói ngọng. Khi nghe người lớn phát âm không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến trẻ nhầm lẫn về âm sắc. Tôi cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để trẻ học theo. Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: Tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo. Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ nhút nhát lại mắc tật nói lắp nói ngọng tôi luôn động viên, khích lệ trẻ kịp thời. Ví dụ: Trong câu truyện “Bác gấu đen và 2 chú thỏ” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn. - Trẻ hay nói: Bác Gấu - Bác ấu - Trẻ nói: lướt thướt - lướt tướt - Trẻ nói: Thỏ Nâu - Thỏ Lâu 8 hơn, nói đúng dần. Tôi không bình luận, chê bai trẻ, không bao giờ tạo áp lực cho trẻ. + Thông qua hoạt động chơi ngoài trời Chơi ngoài trời là 1 không gian lý tưởng để trẻ được vận động, được thỏa thích quan sát và vui chơi. Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên và biết đến các khu vực chơi trên sân trường như: Góc thiên nhiên, góc chợ quê, vườn rau, khu phát triển vận động... Đồng thời tôi cũng tiến hành trao đổi về các góc chơi để trẻ được nói nhiều và củng cố khả năng phát âm chuẩn xác cho trẻ. Với những trẻ bị lắp, bị ngọng tôi sẽ đặt câu hỏi nhiều hơn. Ở tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại. Qua những câu hỏi tôi đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn. + Thông qua 1 số trò chơi vận động Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học” phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Đặc biệt là thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ sửa được những lỗi phát âm chưa chuẩn xác một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “Số vốn từ ” đó một cách thành thạo. Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp từ đó trẻ mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi xong sẽ tạo sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất. Ví dụ: Trò chơi “Lộn cầu vồng” Mục đích của trò chơi: Kích thích hứng thú ở trẻ khi trẻ chơi. Luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ. Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn. Cách chơi: Hai trẻ cầm tay đứng đối diện nhau đu đưa sang hai bên theo nhịp đọc: Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_tre_khong_noi_lap_noi_ngong.docx