SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin giao tiếp tham gia các hoạt động của lớp. Sau một thời gian quan sát khi trẻ đến lớp, tôi nhận thấy trẻ có nhiều thói quen chưa tốt như: Chưa biết chào cô, chào bố mẹ, ông bà, trẻ còn nói tự do, chưa biết thưa gửi với người lớn, nói lời cảm ơn, xin lỗi đi lại, chưa biết nhường bạn, ra vào lớp tự nhiên…..Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế còn chiều con và cũng do công việc còn bộn bề kiếm sống nên chưa quan tâm đến con mình.

Trước thực trạng đó, là một giáo viên tôi không thể suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn cho quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo sau này. Chính vì thế, tôi đã áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non vào tổ chức hoạt động, nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

docx 26 trang lethu 30/08/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 trẻ cần đạt theo từng độ tuổi. Thông qua hoạt động học, các nội dung giáo dục lễ 
giáo được cung cấp một cách đầy đủ, hệ thống, là cơ sở cho trẻ vận dụng vào thực 
tế cuộc sống hàng ngày, đạt được mục tiêu phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội theo 
kết quả mong đợi của chương trình GDMN đặt ra.
 - Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy vậy, với xu hướng đổi mới giáo dục 
hiện nay, hoạt động học có chủ đích không còn là con đường hiệu quả nhất trong 
việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Với quan điểm “Học bằng chơi, chơi mà 
học” hiện nay, trẻ được giáo dục ở mọi nơi, thông qua mọi hoạt động khác trong 
ngày. Nếu chỉ chú trọng ở hoạt động học, giáo viên sẽ bỏ qua các hình thức giáo dục 
thường xuyên mọi lúc, mọi nơi khác. Mặt khác, ở lĩnh vực giáo dục tình cảm và kỹ 
năng xã hội nói chung, việc tổ chức một hoạt động học cụ thể với các mục tiêu, nội 
dung, hình thức theo đề tài khiến cho hoạt động học trở nên gò bó, cứng nhắc, không 
hiệu quả.
 * Giải pháp 3. GD lễ giáo qua thông qua công tác tuyên truyền
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Thông qua công tác tuyên truyền của lớp, hàng 
tháng tôi lên kế hoạch và có bài tuyên truyền lễ giáo phù hợp. Với góc tuyên truyền 
này cha mẹ trẻ có thể xem các nội dung về lễ giáo và từ đó hiểu hơn những việc 
người lớn cần làm và cần giáo dục trẻ. 
 - Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Đó là nhiều phụ huynh học sinh chưa quan 
tâm thường xuyên, họ không dành thời gian để xem các nội dung mà giáo viên đã 
xây dựng. Vì vậy nếu chỉ tuyên truyền qua bảng tuyên truyền thì hiệu quả phối hợp 
với cha mẹ trẻ sẽ không cao. Vì vậy giải pháp này cũng cần có những bổ sung và 
cải tiến mới.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp.
 Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo bé là giai đoạn 
vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu và quá trình phát 
triển sau này của trẻ. Vì vậy việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong lễ giáo thông qua các hoạt động học. Giải pháp giáo dục lễ giáo qua bảng tuyên 
truyền thay thế bằng giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ 
huynh trong giáo dục lễ giáo cho trẻ. 
 Đề xuất thêm 1 số giải pháp mới trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục lễ giáo cho trẻ, giúp trẻ phát triển về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và có 
hành vi ứng sử và thái độ đúng đắn liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của 
trẻ ở trường, lớp, trong gia đình và xã hội.
 7. Nội dung:
 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 7.1.1: Nội dung giải pháp:
 Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 
3-4 tuổi, tôi đã lựa chọn các giải pháp chính như sau:
 * Giải pháp 1: Xây dựng môi trường thuận lợi giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 * Giải pháp 2: Lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động 
học.
 * Giải pháp 3: Giáo dục lễ giáo cho trẻ vào các thời điểm trong ngày
 * Giải pháp 4: Giáo viên là người gương mẫu trong mọi hoạt động 
 * Giải pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh 
trong giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 7.1.2: Các bước tiến hành giải pháp:
 Trước khi thực hiện bản thân tôi đã tiến hành điều tra thực trạng công tác tổ 
chức việc giáo dục lễ giáo cho trẻ tại trường mầm non như sau:
 * Thuận lợi:
 - Đối với nhà trường: Nhà trường có khuôn viên khang trang xanh- sạch- đẹp, 
hiện đại, đồ dùng, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo 
viên, trường lớp đẹp, phòng học thoáng mát, mang tính sư phạm lên trẻ rất thích 
được đến lớp. Mặt khác, nhà trường có đội ngũ giáo viên đã qua đào tạo, có trình độ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non. Có một số phụ huynh cho rằng trẻ 3-4 tuổi đi 
học chỉ để đi chơi.
 Bên cạnh những phụ huynh nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì 
cũng không ít những phụ huynh nhận thức còn hạn chế, còn ít quan tâm tới trẻ. Nhận 
thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều 
khó khăn. Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin giao tiếp tham gia các hoạt động của lớp. 
Sau một thời gian quan sát khi trẻ đến lớp, tôi nhận thấy trẻ có nhiều thói quen chưa 
tốt. 
 Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát về thực trạng trẻ tại nhóm 
lớp tôi phụ trách như sau:
 * Kết quả khảo sát học sinh về chất lượng giáo dục lễ giáo ở trẻ:
 Số lượng Kết quả khảo sát
 Nội dung trẻ Số trẻ đạt Tỉ lệ%
 Biết tự giác chào hỏi bạn bè, người lớn 
 16 2/16 12.5 %
 hoặc khi được nhắc nhở.
 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp hoàn 
 16 2/16 12.5 %
 cảnh hoặc khi được nhắc nhở.
 Biết nhường nhịn, không tranh giành đồ 
 16 3/16 18.8 %
 chơi với bạn và mọi người.
 Vâng lời ông bà, cha mẹ, người lớn.16 16 2/16 12.5 %
 Thực hiện các công việc được giao phù 
 16 2/16 12.5 %
 hợp độ tuổi.
 Biết kiềm chế cảm xúc khi được động 
 16 3/16 18.8 %
 viên, nhắc nhở. Ảnh: Trẻ lau dọn, sắp sếp đồ dùng đồ chơi lên giá gọn gàng.
 * Môi trường ngoài lớp học: 
 - Góc thiên nhiên được tôi trang trí và trồng nhiều cây cảnh để mỗi ngày trẻ có 
thể tự mình chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở lớp mình, điều này khiến trẻ rất là vui và 
thích thú, qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, gần gũi với thiên 
nhiên. Tại góc này cũng có các quy định như không hái lá bẻ cành, không dẫm lên 
cây, lên hoa
 - Xung quanh lớp học hàng tuần tôi tổ chức cho các con lao động nhặt rác xung 
quanh lớp học và đưa ra qui định không vứt rác bừa bãi và khi nhìn thấy rác nhặt bỏ 
vào thùng rác dần dần trẻ có thói quen sạch sẽ, yêu lao động, không vứt rác ra lớp, 
mỗi khi nhìn thấy rác tu nhặt bỏ vào thùng rác. Giải pháp 2 là phát triển thêm từ giải pháp cũ còn hạn hẹp nên tôi cải tiến thêm 
thông qua các hoạt động học hàng ngày để nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho 
trẻ.
 - Đối với hoạt động Khám phá tôi sẽ cùng trẻ tham gia tìm hiểu, làm thí 
nghiệm và rút ra những kết luận cho bài học. Tôi sẽ tận dụng các cơ hội trong giờ 
học để giáo dục cho trẻ 
 VD: Đối với hoạt động KPXH, đề tài "Trò chuyện về các thành viên trong 
gia đình bé" trẻ ngồi ngoan chú ý tham gia hoạt động cùng cô. Tôi cho trẻ kể về các 
thành viên trong gia đình mình: Gia đình con có những ai ? Trong gia đình con yêu 
quý ai nhất? Vì sao? Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
 => GD trẻ biết yêu thương kính trọng và chào hỏi lễ phép mọi người trong gia 
đình luyện đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh trong khi xếp hàng, tập các con không chen 
lấn, không xô đẩy nhau.
 => Sau một thời gian thực hiện những thói quen lễ giáo, chất lượng trẻ lớp tôi 
tăng lên rõ rệt, trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, trẻ đã biết muốn phát biểu phải giơ 
tay, muốn đi vệ sinh phải xin phép, trong giao tiếp với bạn cùng lớp trẻ biết nói nhẹ 
nhàng, khi chơi đồ chơi không tranh giành đồ chơi của bạn..
 * Giải pháp 3. Giáo dục lễ giáo cho trẻ vào các thời điểm trong ngày
 Giải pháp 3 là giải pháp phát triển dựa trên giải pháp cũ còn nhiều hạn chế 
trong các giờ trò chuyện, hiện nay tôi lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các thời điểm 
khác nhau trong ngày như: Trong giờ đón trả trẻ, hoạt động vui chơi, hoạt động ăn, 
ngủ, vệ sinh, nêu gương. Tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong các thời điểm trong 
ngày để kịp thời uốn nắn sửa sai cho trẻ.
 - Giờ đón trả trẻ: Tôi rất ân cần dịu dàng với trẻ với phụ huynh trong xưng hô. 
Lúc đầu trẻ mới đi học tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ khi tới lớp phải biết khoanh 
tay chào cô, chào bố mẹ, ông bà và các bạn... 
 Ví dụ: Khi trẻ đến lớp cô nhắc trẻ khoanh tay chào: Con chào cô ạ, chào bố mẹ 
ông bà ông bà và mọi người xung quanh. - Trong giờ hoạt động góc: cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề sau đó cô cho trẻ 
kể tên các góc chơi trong lớp, và trẻ nhận vai chơi của mình. 
 Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Góc phân vai, trẻ chơi trò chơi đóng vai gia đình 
của bé, bác sĩ, cô bán hàng trẻ biết về góc tự phân vai chơi cho nhau, ai đóng vai bác 
sĩ, cô bán hàng, đóng vai, làm bố, mẹ, con.
 Qua trò chơi ở góc bác sỹ cô hướng dẫn trẻ cách chào hỏi, khi có bệnh nhân 
đến khám thì thái độ của bác sĩ như thế nào?
 + Khi phát thuốc, cô y tá phải dặn dò bệnh nhân như thế nào?
 + Sau khi khám và nhận thuốc xong thì bệnh nhân có thái độ như thế nào đối 
với bác sĩ? 
 Ảnh: Cô đang giáo dục lễ giáo cho trẻ ở góc bác sĩ
 => Sau nhiều lần trẻ đóng vai ở góc bác sỹ, trẻ đã biết một số hành vi ứng xử 
như: Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cô và bạn. Ảnh: Trẻ đưa và nhận bằng 2 tay
 - Trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ chơi tự do cô chú ý quan sát nhắc nhở, 
động viên trẻ kịp thời. 
 Ví dụ: 
 + Khi chơi đồ chơi ngài trời các con phải chơi như thế nào?
 + Nếu con nhỡ làm bạn đau, ngã thì con nói như thế nào?
 Hoặc khi trẻ làm sai việc gì, cô cần có mặt kịp thời để giúp trẻ nhận ra cái sai, 
cái đúng, trẻ biết xin lỗi khi lỡ làm sai việc gì và hứa không làm sai nữa.
 Cô giáo dục trẻ trong giờ chơi, các con hãy đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhỡ có 
làm bạn đau thì hãy khoanh tay xin lỗi bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn và khi 
chơi xong các con hãy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 * Khi tổ chức giờ cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh: 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_le_giao_c.docx