SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ qua dạy trẻ các bài thơ phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên trong cuộc sống thông qua các bài thơ, câu chuyện; hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm với bạn bè, cô giáo....với thiên nhiên, con vật... trong cuộc sống. Nâng cao khả năng chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong xây dựng kế hoạch, xây dựng giáo án điện tử và tìm những biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ. Tìm ra nguyên nhân hạn chế, cách khắc phục hạn chế trong tổ chức hoạt động dạy thơ phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
I. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi nhằm phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội. Trẻ đến trường mầm non được tham gia hoạt động vui chơi và các hoạt động học như: Làm quen với toán, tạo hình, thể dục, âm nhạc, khám phá ..........................................hàng ngày do giáo viên tổ chức; trong đó hoạt động văn học giữ vai trò quan trọng trong việc rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ nhất là trẻ độ tuổi mầm non. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo, vì vậy việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mầm non nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, quá trình cho trẻ làm quen với văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để trẻ phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung từng bài thơ, câu chuyện, qua đó trẻ ước mơ thích học tập vươn tới và làm theo cái hay, cái đẹp trong mỗi bài thơ, câu chuyện. Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học thơ sẽ được làm quen với cách sử dụng từ ngữ phong phú, giàu đẹp; giáo viên rèn trẻ cách nói năng rõ ràng, mạch lạc; đây chính là tiền đề giúp trẻ có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo, là biện pháp tốt nhất để rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Xuất phát từ thực tế nêu trên, với trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 trường mầm non Bình Minh, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi 2. Mục đích nghiên cứu: 2 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Nghiên cứu chuyên san, tài liệu... + Phương pháp quan sát, khảo sát. + Phương pháp quan sát đánh giá + Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động dạy thơ rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Thơ là phương tiện phát triển ngôn ngữ giúp trẻ làm giàu thêm vốn từ để trẻ diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. Dạy trẻ học thơ còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng; khả năng quan sát, tư duy độc lập trong suy nghĩ ...qua đó góp phần hình thành, phát triển nhân cách trẻ. Thông qua nội dung từng bài thơ nhằm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, ghét cái xấu, cái ác; biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Qua học thơ, trẻ biết được các hiện tượng tự nhiên hàng ngày diễn ra xung quanh trong cuộc sống của con người vì phần lớn các bài thơ thể hiện được thế giới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức thơ đa dạng độc đáo. Nhiều bài thơ nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được và rất nhiều sự vật, hiện tượng gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố. vv. Qua các bài thơ trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cảm của cô và trẻ.qua đó trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc giữa con người với con người. Khi cho trẻ làm quen với các bài thơ góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú “xem sách”, “đọc sách” và kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó nên hoạt động dạy thơ là một hoạt động 4 phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Bắc giang quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên rèn luyện thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Đa số các bậc phụ huynh của lớp quan tâm, phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nhiều năm, tôi luôn cập nhật, nắm chắc chương trình giáo dục mầm non, có khả năng thiết kế tổ chức các hoạt động hấp dẫn thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động. 2.2. Khó khăn: Tranh ảnh, băng đĩa, đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động dạy thơ cho trẻ chưa đầy đủ theo các chủ đề. Đa số trẻ chưa học qua nhà trẻ nên chưa có nền nếp, không hứng thú tham gia hoạt động; nhiều trẻ nói ngọng, nói chưa đủ câu. Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tích cực khi tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Một số bậc phụ huynh chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và dạy trẻ học thơ. 3. Các biện pháp: 3.1. Tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ: Ngay từ đầu đầu năm học, tôi thường xuyên gần gũi trò chuyện, gợi mở nắm bắt những cá tính riêng của trẻ, động viên thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Qua tìm hiểu tôi đã phát hiện có trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, một số trẻ khác rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, có trẻ nhút nhát, trẻ không tập trung chú ý.... Đa số trẻ hứng thú với điều mới lạ, trẻ thích được cô giáo động viên, thích nghe đọc thơ, kể chuyện, thích chơi các trò chơi. Qua trò chơi trẻ tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động và kết quả cao, chính vì vậy tôi đã tìm hiểu những sở thích, khả năng của trẻ qua các trò chơi. Qua tìm hiểu, tôi thấy trẻ có khả năng về học thơ tốt thì tôi có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển năng khiếu của mình và ngược lại trẻ ph át âm chưa chuẩn, nói 6 dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động dạy trẻ học thơ theo chủ đề. Khi có nguyên vật liệu rồi, tôi nghiên cứu xem nên làm đồ dùng, đồ chơi gì cho phù hợp với tiết dạy, phù hợp với nguyên vật liệu mà mình đang có. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh thông qua các hoạt động đón trẻ, trả trẻ; qua các buổi hợp phụ huynh ...tôi đã tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, phế liệu....và một số bậc phụ huynh có điều kiện, khéo tay đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động tại lớp. Qua từng chủ đề, đồ dùng, đồ chơi của lớp tôi phong phú hơn rất nhiều. Ngoài ra tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên để tạo ra các con vật như: Các chai lọ nhựa, các lon bia, các hộp giấy để tạo ra các con vật để phục vụ cho tiết học.... * Ví dụ: Đối với vải, len vụn thì tôi làm con rối để dạy bài thơ "Thỏ bông bị ốm", bìa lịch, lốc lịch tôi vẽ tranh các nhân vật trong bài thơ để trẻ chơi trò chơi "Ghép hình và đoán tên nhân vật trong bài"...vv 8 bài ca dao, đồng dao theo chủ đề : * Ví dụ: Với chữ N cô đọc bài đồng dao “ Nu na nu nống” với chữ D đọc bài “ Dung dăng dung dẻ”, với chữ R đọc bài “ Con rùa”... -Ngoài ra cô còn sử dụng những trò chơi dân gian kết hợp với lời ca ; tôi sử dụng những bài hát dân gian trong các buổi biểu diễn thơ ca sáng tạo giúp trẻ ham thích đọc thơ. Qua việc cho trẻ vừa được chơi vừa được luyện cách phát âm bằng nhiều hình thức khác nhau dần dần trẻ có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ, qua đó giúp cho trẻ phát âm chuẩn chính xác hơn các từ mà trẻ còn nói ngọng, nói lắp. 3.4. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy trẻ học thơ qua hoạt động học có chủ định và ở mọi lúc, mọi nơi: 3.4.1. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy trẻ học thơ qua hoạt động học có chủ định: Việc hướng dẫn trẻ làm quen với các bài thơ trong hoạt động học có chủ định là quan trọng nhất, trong hoạt động dạy trẻ học thơ, trẻ phải tiếp 10 Giáo viên sử dụng rối tay để gây hứng thú và dạy trẻ đọc thơ Mặt khác, khi đã chuẩn bị tốt các yêu cầu phục vụ cho hoạt động học thơ, tôi còn phải sắp xếp các nội dung và trò chơi sao cho liên hoàn khoa học để thu hút trẻ, tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được tham gia, được thực sự tìm tòi, khám phá từ đó giúp trẻ khắc sâu trí nhớ và thích đọc thơ hơn. * Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ "Cây dây leo" của tác giả Xuân Tửu chủ đề "Thế giới thực vật" tôi thực hiện như sau: Trước khi dạy tôi tìm hiểu nội dung bài thơ "cây dây leo" để đề ra yêu phù hợp, chuẩn bị tranh minh họa, băng hình, trò chơi, đồ chơi, giọng đọc của cô, câu hỏi gợi ý trẻ trả lời sao cho phù hợp với nội dung bài thơ. Để vào bài một cách tự nhiên, tôi cho trẻ chơi trò chơi "ghép tranh" cây dây leo, trẻ tham gia ghép những mảnh tranh vào nhau sao cho thành một cây dây leo hoàn chỉnh. Thông qua trò chơi này giúp trẻ làm quen, tìm hiểu về cây dây leo mà còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, sự nhanh nhẹn khéo léo và tinh thần tập thể cao. Khi trẻ chơi xong tôi trò chuyện cùng trẻ về "cây dây leo" vì lợi ích của cây, cách chăm sóc... cứ như vậy tôi dần đưa trẻ vào nội dung bài thơ và giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả như: + Các con vừa ghép được tranh cây gì? + Cây dây leo có những bộ phận gì? + Cách trồng và chăm sóc như thế nào?... Tác giả Xuân Tửu là người rất yêu cây cối, cảnh vật thiên nhiên, tác giả đã dùng hình ảnh cây dây leo để miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên thông qua bài thơ "Cây dây leo" mà hôm nay cô sẽ dạy các cháu nhé!... Đối với câu hỏi đàm thoại, giảng nội dung, giảng từ khó nếu tôi không sắp xếp hợp lý thì tiết học rời rạc gò bó. Với tôi khi dạy thơ tôi lồng ghép kết hợp cả hai phần đan xen vào nhau và liên hoàn giúp trẻ hứng thú chú ý nghe. Hết phần đàm thoại, giảng nội dung, giảng từ khó tôi dạy trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ bằng nhiều hình thức. Khi trẻ đọc tôi luôn thay đổi hình thức để thu hút trẻ, để gây sự chú ý từ đó trẻ thích đọc thơ, như đọc tập thể, đọc theo tổ nhóm, đọc cá 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_day_tho.docx
- SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.pdf