SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Hoạt động khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông...) vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm hiểu xem đề tài nào phù hợp, kỹ năng nào phù hợp thực tiễn của lớp và đảm bảo an toàn với trẻ lớp mình để trẻ cùng cô khám phá trải nghiệm mang lại hiệu quả cao giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá và làm sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Mong rằng kinh nghiệm nhỏ này có thể vận dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các đồng nghiệp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 3.1 Kết luận. 24 3.2 Kiến nghị. 24 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 26 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, cấp học mầm non luôn xác định nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. Như chúng ta đều biết, giai đoạn 0 - 6 tuổi là giai đoạn “Vàng” phát triển của trẻ mầm non. Do vậy, chúng ta cần có những biện pháp giáo dục tích cực để phát huy hết khả năng tiềm tàng của trẻ, trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có rất nhiều điều mới hấp dẫn, và còn có bao điều lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Hoạt động khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông...) vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám + Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non hiện nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp quan sát và đàm thoại. - Phương pháp ghi chép, tổng hợp. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp động viên trẻ kịp thời. - Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luôn sử dụng lồng ghép và linh hoạt các biện pháp để đạt kết quả tốt. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Trẻ 3 - 4 tuổi là giai đoạn trẻ đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm. Ở tuổi mầm non trẻ rất thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bởi thế giới xung có bao điều hấp dẫn. Hoạt động khám phá là phương tiện để trẻ giao tiếp và làm quen với thế giới xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được lĩnh hội tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội. Giáo viên mầm non có vai trò quan trọng giúp trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách đơn giản mà hiệu quả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. Bằng những thí nghiệm đơn giản giáo viên có thể sử dụng vào trong các hoạt động khám phá khoa học để - Một số phụ huynh chưa coi trọng bậc học mầm non vì nghĩ trẻ mẫu giáo bé chỉ chơi chứ chưa học gì, đặc biệt có những phụ huynh còn nói trẻ mầm non thì khám phá cái gì? Nên đưa con đi học chưa chuyên cần, chưa coi trọng việc học của trẻ. Vì vậy việc rèn nề nếp của trẻ cũng gặp khó khăn. - Nhiều trẻ chưa học qua nhà trẻ, trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có nề nếp học tập. - Giáo viên còn ngại tổ chức những thí nghiệm cho trẻ trực tiếp khám phá. Việc tổ chức thí nghiệm đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo và có kinh nghiệm tổ chức. - Mức độ khó hay dễ của các thí nghiệm không giống nhau. Có những thí nghiệm đối với trẻ có thể phát hiện được ngay nhưng có những thí nghiệm đòi hỏi trẻ phải tư duy. - Thời gian có thể tổ chức cho trẻ thí nghiệm rất hạn hẹp có thể là vào hoạt động ngoài trời, có thể là vào cả một hoạt động vì vậy mà giáo viên phải sắp xếp giờ hoạt động cho phù hợp. -Trong lớp còn nhiều trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin không dám tham gia vào các các hoạt động của lớp. * Kết quả khảo sát đầu năm. Ngay từ đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi khảo sát học sinh chuyên đề để nắm bắt tình hình phát triển của trẻ trong lớp 3 - 4 tuổi. Kết quả thu được như sau: Trước khi thực hiện STT Nội dung Tỉ lệ Số trẻ đạt % Chủ đề: Động vật, Thực vật, Hiện tượng tự nhiên tìm hiểu về con vật nuôi trong gia đình, tìm hiểu con vật nào tôi cho trẻ quan sát con vật đó, sau đó tôi gợi mở cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về con vật đó. Cuối cùng cô khái quát lại về đặc điểm, cấu tạo, màu sắc hình dáng, ích lợi của con vật đó. Khi tìm hiểu về cây tôi cho trẻ tự gieo trồng cây và chăm sóc, cho trẻ tự tìm hiểu đúng cây mà mình đã trồng, trẻ sẽ thích thú hơn. Cho trẻ khám phá một số hiện tượng tự nhiên tôi tiến hành một số thí nghiệm đơn giản: sự bay hơi ngưng tụ của nước, ánh sáng đối với cây Khi cho trẻ khám phá các phương tiện giao thông tôi cho trẻ tìm hiểu về các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, cô có thể cho trẻ làm kèn để giả làm tiếng kêu của các phương giao thông như: tàu hỏa, ô tô.... Tóm lại việc xây dựng nội dung hoạt động khám phá hấp dẫn trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động từ đó sẽ kích thích được trí tưởng tượng, tìm tòi và tò mò khám phá về thế giới xung quanh của trẻ. 2.3.2. Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động khám phá Môi trường hoạt động của trẻ là sự tổng hợp các mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Môi trường hoạt động tạo cho trẻ cái nhìn toàn diện về thế giới xung quanh. Nó đem lại cho trẻ những tri thức tiền khoa học và trẻ đem những hiểu biết tích cực của mình tác động lại môi trường hoạt động. Từ đó mối quan hệ giữa con người và môi trường được hình thành từ thuở mẫu giáo. Do vậy, tạo môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá trải nghiệm củng cố những kiến thức đã lĩnh hội được trên tiết học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và cung cấp nhiều vốn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức tự lao động phục vụ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ khám phá còn hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp đẽ tình yêu thương đối với trường lớp, cô Chúng ta đã biết tư duy của trẻ mầm non là thao tác với đồ vật, đồ chơi, vậy khi chơi ta phải có phương tiện chơi kèm theo đó chính là những đồ dùng, đồ chơi, nguyên học liệu phục vụ cho trò chơi mà trẻ chơi. Nếu thiếu đồ chơi, nguyên học liệu đó trẻ không thể thao tác được với vai chơi và tạo ra được sản phẩm trong quá trình chơi đó. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Thông qua đồ chơi ở giờ hoạt động khám phá giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Với hoạt động khám phá khoa học không yêu cầu nhiều đồ dùng cầu kỳ như các môn học khác, môn khám phá khoa học lại cần chủ yếu là những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm và rẻ tiền như: vỏ hộp, vỏ chai nhựa, khay, túi ni lon, bọt biển, sỏi, đá, cát, các loại hạtVì vậy khi giáo viên vận động phụ huynh và học sinh gom góp thêm phế liệu để phục vụ môn học được phụ huynh rất nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ cho lớp để các cháu chơi và hoạt động. Cô giáo và trẻ cùng nhau sửa và cắt dán trang trí thêm, thế là cô và cháu đã có cả một “Kho tàng” vật dụng vui mắt phục vụ cho các bài học một cách hiệu quả. 2.3.3. Giải pháp 3: Cho trẻ tham gia trải nghiệm thực tế. Trong xã hội hiện đại khoa học đã có những bước tiến quan trọng vì vậy đối với trẻ việc trang bị cho tương lai hành trang kiến thức về thế giới xung quanh là rất cần thiết. Với trẻ mầm non thì trang bị những điều đơn giản, từ dễ đến khó, từ những sự vật xung quanh mà người lớn tưởng chừng là rất đơn giản ai cũng biết nhưng điều đó với trẻ nó lại là một điều thật kì diệu. Những thí nghiệm đơn giản, dễ tiến hành lại là những bài học cho trẻ dễ tiếp thu về thế giới xung quanh, từng bước đơn giản như thế trẻ sẽ khám phá được những bí ẩn xung quanh cuộc sống của trẻ. Dưới đây là một số thí nghiệm mà tôi và trẻ đã thực hiện tại lớp.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_pha.docx