SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4

Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối, phát triển khả năng tri giác về mầu sắc, hình dạng, bố cục.. .Đặc biệt, hoạt động tạo hình phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống, khơi ngợi ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng giúp trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
docx 16 trang lethu 16/07/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4
 Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, 
hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về 
mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình 
là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung 
quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình 
thức hoạt động mang tính nghệ thuật.
Biết được tầm quan trọng đó - là một người giáo viên mầm non, bản thân tôi nghĩ 
cần phải biết coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động 
thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như: Trí tuệ 
- đạo đức - thẩm mỹ - thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư 
duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử... trong đó hoạt động tạo 
hình có một vị trí rất quan trọng và là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối 
với trẻ mẫu giáo giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những 
gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ 
và gây cho chúng những rung động cảm xúc tình cảm tích cực .
Bởi những lý do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến (Nêu rõ mục đích khắc phục các nhược 
điểm của giải pháp cũ hoặc mục đích của giải pháp mới do mình tạo):
Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện 
tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối, phát triển khả năng tri 
giác về mầu sắc, hình dạng, bố cục.. .Đặc biệt, hoạt động tạo hình phát triển khả 
năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống, khơi ngợi 
ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào các hoạt động 
nghệ thuật. Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng giúp 
trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua 
hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tri giác các sự vật hiện tượng 
xung quanh, khả năng tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp 
góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Trong lớp tôi dành riêng cho trẻ một góc sáng tạo để trẻ thoả sức sáng tạo và trưng 
bày những sản phẩm mà trẻ sáng tạo được lên đó. Bố trí góc tạo hình thích hợp 
với đầy đủ dụng cụ, vật liệu tạo hình, cho trẻ tự lựa chọn góc chơi của mình. Bên 
cạnh đó tôi cũng đã tiến hành trang trí lớp học an toàn, thân thiện với tiêu chí 
“Sáng - xanh - sạch - đẹp” tượng sẽ hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Bố trí góc chơi phù hợp với lớp 
học, chú ý chọn tranh ảnh đẹp nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Khi tổ chức hoạt động tạo hình, trẻ phải được tham gia vào các hoạt động đa dạng, 
phong phú, sáng tạo như sau:
+ Bồi dưỡng khả năng nắm bắt các kỹ năng tạo hình đơn giản: Đầu tiên là di mầu, 
vẩy mầu; xé, vò giấy tự do; nghịch đất nặn. khi trẻ đã thích thú với các nguyên vật 
liệu để tạo ra sản phẩm tôi mới dần dần tăng độ khó cho trẻ với các bài tập ý tưởng, 
theo chủ đề.
+ Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản: Để trẻ mạnh dạn, 
hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình thành, cung cấp cho 
trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt 
động tạo hình là cần thiết.
+ Sử dụng các trò chơi nhằm tăng hứng thú cho trẻ đối với hoạt động tạo hình, cần 
tổ chú ý tổ chức cho trẻ phối hợp tri giác, xúc giác vận động và tri giác thị giác để 
tìm hiểu đặc điểm của vật: hình dạng, cấu trúc, đặc điểm bên ngoài rồi dần đi đến 
các chi tiết nhỏ lẻ thông qua các sự vật, hiện tượng.
+ Để nảy sinh “Ý định sáng tạo” thì cô giáo nên tạo ra các tình huống chơi tạo 
hình có chủ đề:
VD: Cô giơ vỏ quả trứng, lá khô, hạt đỗ.. .và nói với trẻ: Các con hãy xem với các 
nguyên vật liệu này cô đã tạo ra những bức tranh như thế nào nhé? Con định tạo 
cảnh bầu trời như thế nào? Con hãy nói cho cô cách xé giấy để tạo hình ông mặt 
trời, tạo mưa. Cô xé gợi ý và hướng dẫn trẻ xé.
- Việc rèn kỹ năng có thể thông qua các biện pháp chơi bắt chước thao tác, đôi khi 
có thể cầm tay để uốn nắn kỹ thuật cho trẻ:
VD: Vẽ ông mặt trời trên cát.Tổ chức nhận xét tạo ra không khí sinh động giúp trẻ 
cảm nhận được niểm vui trước kết quả đạt được.Sau khi thực hiện biện pháp trên, 
tôi thấy các kỹ năng tạo hình của trẻ: Kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, gấp... theo yêu cầu 
của lứa tuổi, kỹ năng quan sát nhận xét đánh giá sản phẩm, kỹ năng sử dụng mầu 
sắc, bố cục tranh....của trẻ có nhiều tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học. dán cảnh ao cá . Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, 
lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân 
trẻ.
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệmđã 
lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách 
giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm.
VD: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháu lại biết”, “Cháu 
có suy nghĩ gì”, “Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”,...
Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt 
(khá) qua việc làm của trẻ. Ví dụ: “Ôi cô rất thích tô màu ngôi trường này”, “Bức 
tranh này trông đẹp quá!”
Tạo tình huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để đất mềm ra chúng ta làm như thế nào?”. 
Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả 
năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự 
sáng tạo trong khi thể hiện.
Một điều không thể thiếu khi thực hiện hoạt động: tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và 
đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp, nhẹ nhàng, học mà như chơi, không tạo 
sự căng thẳng, ức chế cho trẻ trong khi hoạt động, có như vậy trẻ mới yêu thích 
tạo hình và thoải mái sáng tạo theo khả năng những gì mình yêu mến. Với tôi, để 
quá trình dạy tạo hình cho trẻ đạt kết quả tốt nhất thì chúng ta cần phải tổ chức 
hoạt động này theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực hoạt động, sáng tạo ở 
trẻ. Với cách tổ chức linh hoạt, phù hợp như vậy, tôi nhận thấy trẻ học hứng thú 
hơn, sáng tạo hơn, các sản phẩm trẻ tạo ra đẹp hơn, phong phú hơn và giờ tạo hình 
của trẻ diễn ra rất sôi nổi và đạt hiệu quả tốt.
+ Biện pháp 4: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để 
hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng 
quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự 
kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, Qua hoạt động trực tiếp với những nguyên vật liệu phong phú, đa dạng trẻ không 
những tạo nên “những tác phẩm nghệ thuật” ngộ nghính đáng yêu mà hơn hết là 
trẻ được trải nghiệm những xúc cảm chân thực trong quá trình trẻ chơi, quá trình 
trẻ tạo ra sản phẩm đó. Những xúc cảm nghệ thuật đầu đời sẽ là nền tảng cho sự 
hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy nhu cầu thị hiếu mỹ của trẻ trong 
giai đoạn tiếp theo.
+ Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy trẻ học tạo hình qua hoạt 
động học có chủ định và ở mọi lúc, mọi nơi: * Giờ đón, trả trẻ:
Tận dụng ngay những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen các bức tranh mẫu của 
cô, các sản phẩm đẹp của các anh chị để cùng trò chuyện với trẻ về các đường nét, 
bố cục, mầu sắc, khuyến khích trẻ tập đánh giá sản phẩm và cùng trò chuyện với 
trẻ về cách vẽ, cách chọn mầu, cách sắp xếp bố cục với những sản phẩm nặn, xé 
dán, đồ chơi.... thì tôi cùng trẻ trò chuyện các bước tiến hành để tạo thành sản 
phẩm.
* Giờ hoạt động góc, hoạt động chiều:
Những giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các 
kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả. Để thực hiện được điều này tôi 
cũng phải thay đổi nhiều hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng 
cho trẻ. Với những loại tiết vẽ theo đề tài, ý thich tôi thường tận dụng những hoạt Trường Sa, ở biên giới... nhé” bên cạnh đó tôi kết hợp với âm nhạc với một số bài 
hát về chủ đề biển đảo như “Chú bộ đội”, “ Cháu thương chú bộ đội ” để tạo không 
khí tươi vui, cảm xúc của trẻ được dâng cao và sản phẩm của trẻ tạo ra
thêm phong phú.
+ Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh
Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và 
giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ 
cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp 
phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và 
những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả 
rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ. Để trẻ yêu thích lớp 
học, thích đến trường lớp, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo 
ra.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa nhà trường cô giáo và phụ huynh rất quan trọng nó 
giúp trẻ ngày càng tiến bộ và phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường 
xuyên và đồng bộ. Ở các buổi họp phụ huynh và trong giờ đón trả trẻ tôi luôn trao 
đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ và tầm quan 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.docx
  • pdfSKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4.pdf