SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động.

Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, hoạt động tạo hình đóng vai trò rất quan trọng, là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy về thế giới xung quanh. Trẻ “vẽ” những gì nó “thích” bằng sự “hiểu biết”, “suy nghĩ” của mình. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động mang một nội dung, tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ dần hình thành khả năng nhận thức thẩm mỹ, thái độ trước vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh như: Yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của một con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới.

docx 21 trang lethu 01/09/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non
 Ngoài ra trẻ cũng sẽ được học đầy đủ các loại tiết như mẫu, đề tài và theo ý thích 
nhưng theo sự lựa chọn của giáo viên đã xây dựng từ trước.
 - Tồn tại-Hạn chế của giải pháp: Biện pháp này chỉ áp dụng trong hoạt động 
học tạo hình theo thời gian biểu trên lớp, trẻ còn thụ động theo mẫu của cô và bị gò 
bó áp đặt rập khuôn trong tiết học chưa có ý tưởng riêng của mình, trẻ không phát 
huy hết khả năng sáng tạo của mình về thế giới xung quanh trẻ vào trong sản phẩm 
của mình. Mặt khác trong hoạt động chính giáo viên chỉ quan tâm đến những trẻ khá 
giỏi mà chưa quan tâm hết những trẻ còn chậm, nhút nhát, rụt rè. Do vậy sản phẩm 
tạo hình của trẻ còn đơn điệu và chưa có sự sáng tạo.
 * Giải pháp 3: Chú trọng sử dụng phương pháp trò chuyện, giao tiếp trong 
tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ:
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Đây là một phương pháp cũ mà rất nhiều giáo 
viên mầm non và bản thân tôi đã sử dụng trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
 - Tồn tại- hạn chế của giải pháp: Hạn chế của phương pháp này đó là giáo 
viên chỉ giao tiếp một chiều với trẻ mà chưa lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên trò 
chuyện với trẻ chủ yếu là những trẻ hoạt ngôn, những trẻ khá giỏi để yêu cầu trẻ 
hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo giao cho chứ chưa quan tâm đến các nhu cầu, hứng 
thú hay ý tưởng sáng tạo của trẻ. Trẻ chưa có điều kiện để bộc lộ hết năng lực cá 
nhân. Vì cô giáo chỉ giao tiếp một chiều, yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ mà chưa 
chú ý đến khả năng của trẻ.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp:
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ 
mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà 
trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có 
nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động.
 Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ lứa tuổi 
mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, hoạt động tạo hình đóng vai trò rất phương, trường lớp; sự gò bó áp đặt rập khuôn trong tiết học, chưa quan tâm đến 
nhu cầu, sở thích cá nhân trẻ.
 - Đề xuất thêm 1 số giải pháp mới trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, giúp trẻ rèn trẻ các kĩ năng tạo hình 
thành thạo hơn, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể mạnh dạn, tự tin hơn.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 7.1.1. Nội dung:
 Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, 
tôi đã lựa chọn các giải pháp chính như sau:
 * Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy trong tổ chức hoạt động tạo 
hình trên lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
 * Giải pháp 2: Khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ trong hoạt động tạo hình 
nói riêng và các hoạt động nói chung.
 * Giải pháp 3: Lồng ghép, tích hợp tổ chức hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi 
nơi.
 * Giải pháp 4: Tăng cường cho trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên 
và tạo ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu đó.
 * Giải pháp 5: Nhận xét sản phẩm , thu thập sản phẩm của trẻ theo thời gian.
 * Giải pháp 6: Tăng cường phối kết hợp với phụ huynh trong tổ chức các 
hoạt động.
 7.1.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
 Trước khi thực hiện, bản thân tôi đã tiến hành điều tra thực trạng công tác tổ 
chức hoạt động tạo hình cho trẻ tại nhà trường và nhận thấy thực tế như sau:
 *Thuận lợi:
 Năm học này tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi, phần lớn học 
sinh là con em nông thôn. 100% cháu trong lớp được ăn ở bán trú và được sự quan hình, ngôn ngữ nói trong tạo hình còn hạn chế.Ví dụ: Trẻ chưa biết chọn màu, phết 
hồ còn chờm ra ngoài, cầm bút bằng tay trái, chưa biết nhận xét sản phẩm, chưa diễn 
đạt được ý hiểu của mình đối với người khác 
 * Cụ thể kết quả khảo sát đầu năm trẻ đạt được:
 Tổng số trẻ 15 Tỷ lệ %
 Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra 6 40
 sản phẩm theo sự gợi ý 
 Biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức 5 33
 tranh đơn giản
 Biết xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm 3 20
 đơn giản
 Biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để nặn 5 33
 thành sản phẩm có 1 hoặc 2 khối
 Biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách để tạo thành 4 27
 sản phẩm có cấu trúc đơn giản
 Từ kết quả trên tôi nhận thấy một số kĩ năng tạo hình của trẻ còn nhiều hạn 
chế.Tôi thiết nghĩ bản thân phải tìm ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả để giáo 
dục trẻ nhằm nâng cao hoạt động tạo hình tại nhóm lớp
 Sau khi nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu bồi dưỡng chuyên 
môn hè, tự học qua mạng Internet,dự giờ qua các tiết dạy của đồng nghiệp, và nhìn 
vào thực tế từ kết quả khảo sát trẻ trên lớp. Tôi đã lựa chọn và áp dụng một số giải 
pháp sau: 
 * Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy trong tổ chức hoạt động tạo 
hình trên lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm:
 Đây là giải pháp tôi đã sử dụng trước đó, song còn tồn tại một số hạn chế, dẫn 
đến hiệu quả chưa cao. Qua nghiên cứu và vận dụng thực tế, tôi đã cải tiến hạn chế + Ồ cô thấy đây là một bức tranh rất nhiều điều thú vị
 + Cô rất thích sản phẩm này của con, nó thật sáng tạo
 Tôi hạn chế sử dụng sản phẩm mẫu cho trẻ mà tích cực tăng cường các hoạt 
động theo ý thích, các tiết đề tài vì đây là những loại tiết giúp phát huy tối đa trí 
tưởng tượng và khả năng sáng tạo cá nhân của trẻ. Tuy nhiên cũng cần quan tâm tới 
một số đề tài khó so với khả năng của trẻ 3 tuổi thì lựa chọn các loại tiết mẫu cho 
phù hợp.
 Ảnh: Cô gợi mở ý tưởng tạo hình của trẻ bằng video
 Còn với trường hợp cần làm mẫu cho trẻ thì ta sẽ gợi ý chứ đừng nên làm 
ngay. VD:
 + Với tiết xé dán : Con đang định xé gì? Con sẽ xé bắt đầu xé từ đâu, xé như 
thế nào? trẻ là được vẽ trời mưa giống như những gì trẻ quan sát. Hoặc tôi có thể cho trẻ xem 
1đoạn băng vi deo clip cảnh trời mưa có âm thanh rơi lộp bộp (Downloads từ trên 
mạng) để cung cấp thêm biểu tượng cho trẻ.
 Trong các giờ hoạt động tạo hình cũng vậy, tôi luôn tạo động cơ, tạo cảm xúc, 
cung cấp biểu tượng cho trẻ. Đối với trẻ 3 tuổi gây hứng thú, thu hút trẻ vào giờ học 
vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với 
những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho 
sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử 
dụng các trò chơi, câu đố.. tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào 
giờ học. Qua đó, ngay từ đầu tôi đã lôi cuốn trẻ chú ý, trẻ ngoan ngoãn, không khí 
giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao. 
 Ví dụ: Làm quà sinh nhật từ nguyên vật liệu phế thải (đề tài)
 Tôi trang trí lớp học theo một không gian của ngày sinh nhật bạn Hoàng, có 
hoa tươi, dàn bóng nháy, đàn nhạc, có bánh sinh nhật với các ngọn nến lung linh... 
Trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng cho 
trẻ bằng cách cô và trẻ hát bài “ Mừng ngày sinh nhật”. Cho trẻ quan sát các món 
quà có sẵn (Vòng làm bằng giấy loại, mũ làm bằng vỏ thạch dừa, hộp quà làm từ vỏ 
hộp thuốc) để nhận xét về các biểu tượng, nội dung, màu sắc. Sau đó hỏi trẻ ý 
tưởng làm quà như thế nào, làm bằng nguyên vật liệu gì và tặng món quà đó cho ai?. 
Kết thúc giờ học, tôi cho trẻ mang đến tặng bạn Hoàng với lời chúc “ Chúc sinh nhật 
Hoàng vui vẻ”.
 Tóm lại, ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ học cũng như hoạt động ngoài giờ học 
tôi luôn cung cấp cho trẻ những khám phá hiểu biết về sự vật hiện tượng gần gũi 
xung quanh trẻ, qua đó khơi gợi kích thích niềm say mê sáng tạo trong hoạt động 
nghệ thuật tạo hình ở trẻ.
 * Giải pháp 3: Lồng ghép, tích hợp tổ chức hoạt động tạo hình ở mọi lúc, 
mọi nơi. Tôi cho trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên ở mọi lúc mọi nơi và gợi ý 
khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đó. Trong khi cho trẻ đi dạo 
chơi ở sân trường tôi cho trẻ sưu tầm lá cây hoặc lá rụng bỏ vào giỏ mang về lớp. Tổ 
chức cho trẻ quan sát, so sánh và kể cho nhau nghe về sự khác nhau của các loại lá: 
màu sắc, kích thước, hình dáng. Sau đó cho trẻ bày tỏ ý tưởng về những trò chơi, 
những sản phẩm có thể tạo ra từ những chiếc lá. Cho trẻ tự lựa chọn hoạt động mà 
trẻ thích với những chiếc lá này như in hình lá, xếp theo thứ to dần nhỏ dần, đồ lá, 
làm con vật...
 Ví dụ: Đề tài “ Làm quà tặng cô giáo” (đề tài):
 Nguyên vật liệu: lá khô, hoa cỏ khô, bưu thiếp, hộp quà (vỏ hộp keo, hộp 
thuốc), một số nguyên liệu hột hạt, tăm bông
 Tôi chia lớp thành 2 nhóm: 
 + Nhóm 1: Làm bưu thiếp bằng nguyên liệu thiên nhiên tạo thành tấm bưu 
thiếp theo ý thích của trẻ. Ảnh: Cô đang HD trẻ trang trí hộp quà
 Như vậy, bằng các nguyên vật liệu tự nhiên và phế thải dễ kiếm này tôi đã tổ 
chức dạy trẻ một tiết học nhẹ nhàng sinh động đầy ý nghĩa. Trẻ say sưa hứng thú tạo 
ra sản phẩm bởi vì trẻ đã gửi vào đó tâm hồn, cảm xúc và ngôn ngữ nói của mình. 
 * Giải pháp 5: Nhận xét sản phẩm, thu thập sản phẩm của trẻ theo thời 
gian. 
 Nhận xét sản phẩm của trẻ: đây không chỉ là phần tổng kết, nhận xét tinh thần 
học tập của trẻ. Phần cuối giờ học chính là quá trình tổ chức quan sát, cảm nhận, 
cảm thụ giá trị của những gì trẻ tạo ra. Thông qua sản phẩm hoạt động để đánh giá 
mức độ hình thành các kỹ năng của trẻ như vẽ, tô màu, xé dán, sử dụng ngôn ngữ 
nói, đồng thời tạo nên yếu tố thi đua cho trẻ.Song để đánh giá chính xác, giáo viên 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.docx