SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Hoạt động giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc cho trẻ là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới 6 tuổi được coi là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của con người. Vì vậy giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục Âm nhạc còn là phương tiện nâng cao trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố cho trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc...sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
docx 27 trang lethu 16/07/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được 
đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu 
cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt 
đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà 
vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi 
dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của 
mình.
 Trường Mầm non là nơi thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 
trẻ mầm non từ 03 tháng tuổi đến 6 tuổi.Ở tuổi Mầm non có nhiều hình thức 
hoạt động phong phú đã xuất hiện, trông đó hoạt động âm nhạc là một bộ môn 
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn 
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực 
cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể 
tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nó có tác dụng tích cực góp phần 
hình thành nhân cách trẻ thơ. Thông qua hoạt động âm nhạc, trẻ được giáo dục 
tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ giúp trẻ phát triển năng khiếu góp phần phát triển 
trí tuệ và thể chất.
 Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3 
tuổi C3. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm qua, thực tế qua 
tiến hành khảo sát và thực nghiệm (lớp mẫu giáo 3 tuổi C3) tôi thấy trẻ trong 
lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tích cực hứng thú tham gia vào hoạt 
động âm nhạc. Một số trẻ ngôn ngữ phát triển còn chậm, nhiều trẻ còn phát âm 
ngọng, khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc của một số trẻ chưa tốt.Vậy 
làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có được vốn sống âm nhạc phong phú? Để 
trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cảm thụ 
âm nhạc cho trẻ? Đó chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Với mong 
muốn giúp trẻ yêu thích âm nhạc, phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, 
phát triển trí thông minh, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các 
 2 khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm 
sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc cho trẻ là một nội dung quan trọng trong 
quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới 6 tuổi được coi là giai đoạn 
khởi đầu, giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của con người. Vì vậy giáo 
dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó 
còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong 
quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính 
chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác 
phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động 
của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Hình thành và phát triển thói 
quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn 
trước mọi người. Giáo dục Âm nhạc còn là phương tiện nâng cao trí tuệ, giúp 
trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố cho trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc 
sống. Quá trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca 
hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc...sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một 
nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về đạo đức, thẩm mỹ, 
trí tuệ, thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 2. Thực trạng của vấn đề:
 Để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi 
C3, ngay từ đầu năm học qua chú ý quan sát, đánh giá, tìm hiểu tôi thấy có một 
số thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có cơ bản các trang thiết bị, đồ dùng, đồ 
chơi tối thiểu phục vụ các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, năng lực chuyên môn 
vữngvàng, nắm vững tâm lý, tính cách của từng trẻ trong lớp..
 - Lớp được bố trí 2 giáo viên nên có nhiều thuận lợi trong tổ chức các 
hoạt động cho trẻ.
 4 âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tham 
mưu với Ban giám hiệu nhà trường, với Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh 
của lớp để bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi tại góc âm nhạc như đàn , các loại 
băng đĩa nhạc, băng đài, trống, xắ xô... để cho trẻ tham gia hoạt đông.
 Qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nêu một số điều kiện cần thiết để 
tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường, lớp mầm non giúp phụ huynh 
nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm ủng hộ bằng nhiều hình thức như: Phụ 
huynh trực tiếp ủng hộ đồ chơi theo chủ đề, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có.
 Ngoài việc phát động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ 
chơi thì vai trò quan trọng không thể thiếu được là sự chủ động của giáo viên 
trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ hoạt động góc của trẻ. Tôi đã xây 
dựng trong kế hoạch cá nhân là chỉ tiêu số lượng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo 
trong năm học với số lượng từ 3 đến 5 loại đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, có giá trị 
sử dụng... Cùng với đó là việc thi đua làm đồ chơi và tự đầu tư đồ chơi cho lớp 
trong từng tháng, từng chủ điểm. Mặt khác qua các phong trào thi đua, đặc biệt 
là phong trào “Thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường” được tổ chức vào đầu tháng 11 
năm 2020, lớp tôi đã đạt giải nhất vì đã làm vượt kế hoạch được 09 loại đồ chơi 
phục vụ thiết thực hoạt động.
 6 Vật liệu: Hộp bánh danisa, xốp màu, dây ruy băng, nến dính.
 Cách làm : Tùy theo kích thước của từng hộp bánh mà tôi có thể cát xốp 
dán vào xung quành cho kín hộp sữa. Sau đó đục hai vào hai bên thành của hộp 
sữa để luồn dây đủ dài vào để cho trẻ có thể đeo trống. Sau đó để trống thêm 
sinh động dùng xốp màu cắt thành hnh các cánh hoa dán lên bề mặt của trống 
và xung quanh trống cho đẹp.
 Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm góc âm nhạc
 -Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các loại băng nhạc thiếu nhi mầm 
non, dân ca, nhạc cổ điển và các loại dụng cụ âm nhạc dân tộc. Khi có điều kiện 
tôi dùng đàn thật hay hoặc có thể dùng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.
 -Ngoài ra còn có 1 số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động 
theo nhạc như: Khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp 
bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ 
chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc 
âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh 
 8 Hình ảnh trẻ được mặc quần áo hoá trang biểu diễn
 3.2 .Tích hợp cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi 
nơi
 - Ngoài giờ hoạt động chung, thì trong các thời điểm trong sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ ở trường, người giáo viên có thể tận dụng để củng cố và rèn kĩ năng 
âm nhạc cho trẻ. Bởi như đã nói ở trên là đặc điểm của trẻ rất dễ mất tập trung 
nên dễ quên, vì vậy giáo dục trẻ ở mọi lúc mợi nơi là phương pháp hữu hiệu 
nhất.
 - Trong giờ đón trẻ: Để tạo không khí vui tươi, chào đón một ngày mới 
và thích đi học tôi mở đĩa CD những bài hát có giai điệu nhanh, rộn ràng với lời 
ca mang hình ảnh của trường, lớp, cô giáo và các bạn như: “Vui đến trường”, 
“Lời chào buổi sáng”, “Chào ngày mới”, “Bài ca đi học”, “Nắng sớm”...đồng 
thời khuyến khích trẻ hát theo hoặc tự hưởng ứng cảm xúc của mình theo đĩa 
CD.
 - Trong giờ thể dục sáng: Ngoài việc dạy cho trẻ tập các bài tập với các 
 10 góc âm nhạc: Tôi đã khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức như: vỗ 
tay, dậm chân, lắc lư, nhún, múa..., biểu diễn với nhạc cụ như: trống, song loan, 
phách để bài hát thêm sinh động và phát huy khả năng biểu diễn và thể hiện cảm 
xúc của trẻ.
 - Trước giờ ngủ của trẻ: Tôi chọn những làn điệu hát ru, những làn điệu 
dân ca hay những bản nhạc không lời sẽ giúp trẻ vừa cảm nhận được giai điệu 
mượt mà, êm dịu của bài hát, bản nhạc vừa đi vào giấc ngủ thật dễ dàng hơn 
như: “Ru con”, “Ru con mùa đông”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Lý chiều chiều”, 
“Thư gửi Elise”, “Bản Sonat ánh trăng”... góp phần hình thành cho trẻ nhân cách 
tốt, tâm hồn trong sáng.
 - Sau khi trẻ ngủ dậy, tôi mở những bài hát, bản nhạc mang tính chất 
hành khúc như: “Làm chú bộ đội”, “Đội kèn tí hon”, “Đàn kiến nó đi”... Chính 
nhịp điệu nhanh, rộn ràng sẽ giúp trẻ có tác phong nhanh nhẹn, tạo thành nền 
nếp, thói quen mà không cần đến hiệu lệnh của cô.
 - Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn lại những bài hát đã học dưới 
hình thức tổ chức cuộc thi “Bé tập làm ca sĩ”, “Đội nào hát hay hơn”, hoặc tổ 
chức buổi liên hoan văn nghệ để tất cả trẻ trong lớp được tham gia. Đây là cơ 
hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hơp tác biểu diễn.
 Ngoài ra có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu 
quả các ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, 
giúp trẻ được hứng thú, tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ . Thông qua đó 
tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả 
năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho 
giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ 
hội cho trẻ nâng cao các kĩ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những 
điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã 
lĩnh hội được. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với các cô giáo và ban 
phụ huynh lớp từ đầu năm học lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con: 
Tôi đặc biệt chú trọng đến các ngày lễ hội : Ngày Khai giảng, ngày tết trung thu, 
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx
  • pdfSKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.pdf