SKKN Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi

Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thỏa mãn được các nhu cầu của con người. Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình giáo dục của một đời người, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người. Vì thế, giao tiếp có văn hóa trong trường học cần được xây dựng ngay từ lứa tuổi mầm non. Để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa cho trẻ trong trường mầm non thì mỗi thầy giáo, cô giáo chính là trung tâm trong việc truyền kỹ năng văn hóa giao tiếp cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống và hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân, với người khác, với xã hội. Trẻ học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người và thể hiện bản thân một cách tích cực. Nắm được đặc điểm này giáo viên cần giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ tự tin hơn khi hòa nhập với xã hội. Vì thế ngay từ lứa tuổi mầm non giáo viên cần dạy trẻ những kỹ năng sống, rèn kỹ năng ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa...
doc 20 trang lethu 06/07/2024 1191
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
 Đề tài: “Một số giải pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa 
thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi”.
 1.ĐẶT VẤN ĐỀ.
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Theo 
Người “Con người là vốn quý nhất” Đảng và Nhà nước ta cũng khẳng định 
“Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”. 
Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường phát triển con người là 
yếu tố quyết định mọi sự phát triển.
 Ngay từ khi sinh ra, con người đã có nhu cầu liên lạc, giao tiếp ứng xử 
với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại. Kỹ năng 
giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng nền tảng của con người. Đối 
với trẻ em, kỹ năng giao tiếp giúp trẻ xây dựng được các mối quan hệ từ trong 
gia đình đến ngoài xã hội, nhận biết giá trị sống và hình thành các kỹ năng 
sống. Vì thế kỹ năng này cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển từng bước 
một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.
 Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn 
ngữ là phương tiện duy nhất thỏa mãn được các nhu cầu của con người. Giáo 
dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình giáo dục của một đời 
người, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người. Vì thế, 
giao tiếp có văn hóa trong trường học cần được xây dựng ngay từ lứa tuổi 
mầm non. Để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa cho trẻ trong 
trường mầm non thì mỗi thầy giáo, cô giáo chính là trung tâm trong việc 
truyền kỹ năng văn hóa giao tiếp cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm 
giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho trẻ những 
kiến thức cần thiết về kỹ năng sống và hành động cụ thể trong quá trình hoạt 
động thực tiễn của bản thân, với người khác, với xã hội. Trẻ học cách giao 
tiếp, ứng xử với mọi người và thể hiện bản thân một cách tích cực. 
 Nắm được đặc điểm này giáo viên cần giúp trẻ phát triển khả năng giao 
tiếp của mình thông qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ tự tin hơn 
khi hòa nhập với xã hội. Vì thế ngay từ lứa tuổi mầm non giáo viên cần dạy 
trẻ những kỹ năng sống, rèn kỹ năng ứng xử phù hợp với các tình huống trong 
cuộc sống, rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa...
 Thật vậy, một phần của giáo dục văn hóa giao tiếp là việc tăng cường 
rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như: Kỹ năng mạnh dạn trong giao tiếp, kỹ 
 2 Thực nghiệm hình thành.
 Để từ đó làm sáng tỏ hiệu quả các biện pháp đã đề ra.
 2.4. Phương pháp nghiên cứu.
 * Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Đọc tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập những vấn đề đã 
được đúc kết về cơ sở của vấn đề .
 Phân tích tổng hợp để rút ra những tri thức lý luận cần thiết cho đề tài.
 * Phương pháp quan sát.
 Quan sát việc giao tiếp với trẻ mẫu giáo của giáo viên.
 Quan sát trẻ hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi.
 * Phương pháp trò chuyện.
 * Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
 2.5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên 
cứu
 * Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu biện pháp phát triển khả năng giao tiếp có văn hóa thông 
qua giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi 
 * Khách thể nghiên cứu.
 Nghiên cứu trẻ 3 - 4 tuổi.
 * Phạm vi nghiên cứu
 Trẻ 3 - 4 tuổi 
 2. NỘI DUNG.
 2.1. Cơ sở lý luận.
 2.2. Thực trạng:
 2.2.1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường tạo điều kiện cho Tôi tham 
gia dự giờ thao giảng ở các lớp trong trường.
 Giáo viên trẻ tuổi, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Và bản thân Tôi được 
giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 4 - Một phần là vì một số giáo viên trong trường mầm non chưa thật sự 
quan tâm và làm gương cho trẻ cũng như chưa chú trọng đến việc giáo dục trẻ 
kỹ năng giao tiếp có văn hoá.
 - Do sự trao đổi, cách xưng hô của các thành viên trong gia đình và nhà 
trường chưa hay: Còn xưng hô “Mày, tao”, “Bà này, bà nọ”, có khi còn cãi 
nhau trước mặt trẻ
 Trước khi nghiên cứu đề tài này tôi đã khảo sát trẻ đầu năm học tại lớp 
tôi chủ nhiệm nhận thấy một số khó khăn vướng mắc trong khi rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp có văn hoá cho trẻ như sau: 
 Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp trong các hoạt động với người thân 
và với người lạ. Trẻ bị ảnh hưởng của môi trường giáo dục trong gia đình và 
ngoài xã hội: Trẻ chứng kiến những mâu thuẫn, cách ứng xử của người thân 
trong gia đình và những người xung quanh.
 Một số trẻ ít tiếp xúc và gần gũi với người thân trong gia đình và kể cả 
cô giáo trong trường mầm non.
 Về phía các bậc cha mẹ trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con. Do đó khi 
trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một 
cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kỹ năng 
giao tiếp có văn hóa.
 Từ thực trạng trên tôi khảo sát thực tế đầu năm học về khả năng giao 
tiếp có văn hóa trên 25 cháu lớp tôi phụ trách như sau:
 Nội dung Tỷ lệ
Trẻ biết chào hỏi lễ phép. 50%
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 47%
Giao tiếp lễ phép với người lớn, thân mật với bạn bè, em 50%
nhỏ.
Thói quen cư xử nói năng lịch sự và đúng mực. 55%
Trẻ biết tôn trọng ý kiến của người khác và biết lắng 47%
nghe khi người khác nói.
Trẻ nói thành câu hoàn chỉnh, không nói trống không. 41%
Trẻ diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp phù hợp. 56%
 Từ những vấn đề trên, việc tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển khả 
năng giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi một cách chính xác, bền 
 6 Vì vậy giáo viên cần luôn gương mẫu, chuẩn mực trong lúc giao tiếp. 
Khi giao tiếp luôn niềm nở, lịch thiệp, khi đến trường chào hỏi đồng nghiệp, 
phụ huynh học sinh, có cách xưng hô phù hợp với mọi người. Đối với trẻ 
không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, khi giao tiếp với 
trẻ luôn tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ. Giờ đón trả trẻ luôn 
ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ 
huynh.
 Do đó gương sáng của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ trong việc hình 
thành thói quen nơi trẻ nên mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện bản 
thân để cô giáo thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
 Đối với lứa tuổi mầm non còn trong giai đoạn hình thành nhân cách. Vì 
vậy, muốn hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi giao tiếp có văn hóa, 
đòi hỏi giáo viên phải thật kiên nhẫn mới rèn được cho trẻ như Bác Hồ đã dạy 
giáo viên mầm non chúng ta: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn 
làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, 
chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non. 
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các 
cháu thành người tốt. Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng 
cùng chung một mục đích là đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho 
Đất nước. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Giáo viên mầm non 
cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo”.
 2.3.2. Biện pháp 2: Giáo viên luôn là người bạn thân của trẻ
 Để hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ người giáo viên 
còn phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ, giúp trẻ trải lòng ra mà bộc lộ 
những suy nghĩ, cảm xúc, qua đó giáo viên có thể điều chỉnh những biện pháp 
giáo dục cho phù hợp.
 Ví dụ: Khi tôi tạo được sự gần gũi với trẻ, trẻ kể với tôi rằng: “Cô ơi! 
Cạnh nhà con có một bạn ở bẩn lắm, vì nhà bạn đó nghèo không có tiền mua 
quần áo mặc, nên bạn mặc mãi một hai bộ thôi. Bạn hôi quá nên mỗi lần qua 
nhà con chơi là con lại đuổi bạn ấy về”. Nghe vậy tôi đã giải thích cho trẻ 
hiểu: “Bạn ấy chỉ vì nhà nghèo nên mới thế, nếu con cũng ở hoàn cảnh như 
bạn và bị bạn bè xua đuổi thì con sẽ cảm thấy như thế nào? Sẽ buồn và tủi 
thân. Bởi vậy, từ nay con đừng đuổi bạn nữa nhé. Nếu con có quần áo cũ nào 
đó mà con không mặc nữa con hãy xin phép bố mẹ đem tặng bạn để bạn có 
 8 lễ phép, nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với tình huống, biết chú ý nghe cô 
nghe các bạn nói, biết trao đổi thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động 
chung) có thể tích hợp lồng ghép giáo duc trẻ thói quen giao tiếp có văn hoá 
trong các hoạt động cụ thể như sau:
 * Trong giờ đón trẻ và trả trẻ
 Khi phụ huynh đưa đón trẻ, cô chủ động chào phụ huynh, đồng thời 
nhắc nhở trẻ chào tạm biệt người thân khi chia tay. Trong lúc đón hay trả trẻ 
cô trò chuyện với trẻ, cô chú ý đặt câu hỏi cho trẻ phải đủ từ đủ ý, làm khuôn 
mẫu cho câu trả lời của trẻ. Khi trẻ trả lời cô giáo dục trẻ nói cho đủ câu, biết 
lễ phép thưa gửi trước khi nói với người lớn.
 * Trong giờ hoạt động học có chủ đích
 Trong các giờ hoạt động học, giáo viên luôn là người tạo cơ hội, quan 
tâm tới từng cá nhân trẻ, tích cực cho trẻ phát biểu ý kiến, đặt ra nhiều câu 
hỏi, tạo ra nhiều tình huống để trẻ giao tiếp. 
 Mỗi trẻ khi đến trường đều thích được học, được vui chơi. Trong các 
hoạt động của trẻ ở trường thì hoạt động có chủ đích giữ vai trò quan trọng, 
bởi vì thông qua giờ học của trẻ tại lớp người giáo viên phải bao quát và quan 
sát trẻ, ghi nhận lại những hành vi giao tiếp của trẻ, những thái độ của trẻ đối 
với môi trường xung quanh, với bạn bè, cô giáo trong lớp. Trong giờ học cô 
giáo dạy trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ biết sau đó cô trò chuyện, đàm thoại, 
đặt hệ thống các câu hỏi nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và 
đặc biệt là thông qua hoạt động học giáo viên ghi nhận lại khả năng giao tiếp 
của trẻ. Tìm hiểu xem trẻ có biết thể hiện những lời nói có văn hóa hay những 
hành vi ứng xử có văn hóa thông qua giờ học hay không. Cách trả lời của trẻ 
có biết dạ thưa hay nói chống không, nói leo khi cô hỏi hay không. Từ đó cô 
có biện pháp uốn nắn trẻ kịp thời.
 Với trẻ mẫu giáo thì những lời thơ, câu hát, truyện kể được xem như 
chiếc nôi thứ hai của trẻ. Trẻ đi vào thế giới của cảm xúc, ước mơ, thế giới 
thần tiên. Chính thế giới ấy sẽ hình thành ở trẻ những cảm xúc tình cảm thật 
dạt dào. Trẻ vui buồn với những nhân vật trong lời thơ, truyện kể và học hỏi 
rất nhiều từ những hành động, lời nói giao tiếp văn hóa của các nhân vật ấy. 
Giúp trẻ phân biệt được các hành vi đúng sai, tốt xấutừ những nhân vật 
trong tác phẩm.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phat_trien_kha_nang_giao_tiep_co_van_h.doc