SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

Thực tiễn của toàn ngành giáo dục nói chung thì việc đi sâu lấy trẻ làm trung tâm luôn được đề cao, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt được kết quả như mong đợi thì theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về “Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ tại lớp. Để việc đổi mới không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học.

doc 13 trang lethu 31/10/2024 711
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
 1. Phần mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp.
 Như chúng ta đã biết, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục 
tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao 
tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm 
lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách 
toàn diện về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Đối 
với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật 
ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi 
vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. 
Chính vì vậy cho trẻ làm quen văn học và đặc biệt là hoạt động kể chuyện là con 
đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
 Thông qua kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, 
sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của 
trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý 
kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
 Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện” nhằm đáp ứng 
nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non với hy vọng khi áp dụng biện pháp này thì 
ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhanh hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn.
 1.2. Điểm mới của đề tài:
 Trong thực tế việc dạy trẻ Mầm non phát triển ngôn ngữ chỉ mang tích 
chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý đến tính sáng tạo như hoạt động kể 
chuyện sáng tạo hay đơn giản là việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ, chưa 
chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong 
quá trình dạy, giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng 
biện pháp thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Bên cạnh đó còn 
nguyên nhân khách quan là giáo viên còn hạn chế về hình thức tổ chức, cách lựa 
chọn nội dung theo chủ đề, theo hướng mở nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ 
chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học 
trong nhà trường.
 Thực tiễn của toàn ngành giáo dục nói chung thì việc đi sâu lấy trẻ làm 
trung tâm luôn được đề cao, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích 
cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng 
thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt 
được kết quả như mong đợi thì theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ 
GD&ĐT ban hành vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan * Khó khăn:
 Nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động kể chuyện, việc phát 
triển ngôn ngữ còn yếu, vốn ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên khả năng diễn đạt 
mạch lạc của trẻ chưa tốt.
 Các kỹ năng nghe, nói và nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều. 
 Giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình hỗ trợ trẻ kể 
chuyện, hoặc nếu có thì đồ dùng trực quan tính thẩm mỹ chưa cao, chưa thật sự 
lôi cuốn trẻ
 Khi dạy trẻ kể chuyện giáo viên chưa tích hợp được nhiều môn học khác 
nhau và ít sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình.
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ. Sự tiếp 
xúc của trẻ với môi trường bên ngoài và những đồ dùng đồ chơi tự làm từ 
nguyên vật liệu địa phương chưa nhiều.
 * Nguyên nhân
 Giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp, chưa 
linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động mà chỉ dạy đúng phương pháp rập khuôn, 
ngại đổi mới trong hình thức lên lớp vì sợ sai nên chưa phát huy được tính tích 
cực của trẻ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
 Giáo viên vẫn còn tập trung chủ yếu vào kết quả cuối cùng đã xác định 
chung cho nhóm trẻ mà chưa hiểu rằng chúng ta luôn chấp nhận trẻ làm sai 
trước khi trẻ làm đúng. Đây là điều quan trọng mà tôi biết nhiều giáo viên vẫn 
chưa chú ý trong quá trình giáo dục trẻ. 
 * Khảo sát thực tiễn 
 TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
 trẻ đạt đạt
 1 Trẻ nhớ được tên câu chuyện, 12/32 37,5% 20/32 62,5%
 các nhân vật trong chuyện
 2 Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc 8/32 25,0% 24/32 75,0%
 3 Trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt 15/32 46,9% 17/32 53,1%
 động kể chuyện, biết chú ý lắng 
 nghe
 4 Trẻ có thể kể chuyện dưới sự 12/32 37,5% 20/32 62,5%
 hướng dẫn của cô
 Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện 
một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và 
nhiều ý tưởng hay khi trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện.
 Nhà trường đã xây dựng thư viện của nhà trường cho trẻ hoạt động. Đó là 
nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng 
sáng tạo. Thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả 
năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ, góp 
phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non giúp 
trẻ tích cực làm quen với các câu chuyện, bài thơ một cách tự nhiên và hứng 
thú hơn, ngoài ra nơi đây trẻ còn được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những 
sáng tạo của bản thân, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi,  tạo cơ hội để trẻ 
tích cực hoạt động kể chuyện để phát triển vốn từ cho trẻ.
 Thư viện được bố trí sắp xếp thuận tiện, hợp lý, đủ ánh sáng, tạo không gian 
mở cho trẻ dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu trong thư viện. Việc 
trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng 
cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ 
được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển 
năng khiếu.
 2.2.2: Giải pháp 2: Hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với 
ngôn ngữ lời kể diễn cảm.
 Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan 
đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện của trẻ thì tôi còn phải 
hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể diễn cảm.
 Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Chú Vịt Xám”, trẻ quan sát, chú ý lặng nghe cô 
kể chuyện diễn cảm thông qua sa bàn rối dẹt và sân khấu rối. Trẻ đã thuộc lời thoại, 
ngữ điệu, tính cách nhân vật, thì hoạt động tiếp nối tôi sẽ cho trẻ dùng rối ngón 
hoặc đội mũ các con vật để kể chuyện diễn cảm, tôi làm người dẫn chuyện và khi 
đến nhân vật “Vịt Xám” thì trẻ có rối “Vịt Xám” thì thể hiện lời kể của “Chú Vịt 
Xám” kết hợp thể hiện điệu bộ, trẻ nào có rối “Vịt Mẹ” thì thể hiện nhân vật “Vịt 
Mẹ” kết hợp thể hiện điệu bộ, trẻ nào có rối “Con Cáo” thì thể hiện nhân vật “Con 
Cáo” kết hợp thể hiện điệu bộ.
 Khi dạy tổ chức hoạt động kể chuyện tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập 
chuyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và 
giờ chơi hàng ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là 
cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo.
 Qua nhiều hình thức sử dụng nhân vật trong hoạt động kể chuyện như vậy 
trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua 
ngôn ngữ nói của mình. Tránh những câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ: là những câu hỏi không 
khuyến khích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại còn làm cản trở hoạt động 
trí tuệ. Đó là những câu hỏi có dạng:
 - Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ không thể trả 
lời được. 
 Ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có gió?” “Mưa là gì?” “ Ngày hôm qua là gì?”
 Qua việc đặt câu hỏi phù hợp trong tiết dạy trẻ kể chuyện tôi nhận thấy trẻ 
hào hứng hơn sau mỗi giờ học, có thêm sự hứng thú cho bản thân mỗi đứa trẻ, từ 
đó tính sáng tạo cao hơn, khả năng tư duy, óc tưởng tượng của trẻ phong phú hơn.
 2.2.4: Giải pháp 4: Giáo viên thường xuyên lồng ghép hoạt động kể 
chuyện thông qua các môn học khác.
 Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện có thể áp 
dụng, lồng ghép cho trẻ ở rất nhiều các hoạt động khác nhau. Tạo điều kiện thay 
đổi không khí, trạng thái khi kể chuyện. Làm cho trẻ thấy hứng thú, có nhiều cơ 
hội trải nghiệm, bằng những lời ca, lời đối thoại giữa các nhân vật, những câu 
đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn để giúp cho trẻ phát 
triển ngôn ngữ một cách tự tin và toàn diện nhất. 
 Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Thỏ trắng” “Ong và bướm”....., hoặc cho trẻ 
đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gàhay một số bài đồng dao, ca 
dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”.Hoặc thông qua hoạt động Âm nhạc là môn 
bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì 
thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Đàn vịt con”, “Con chim non”, “ “Kìa con 
bướm vàng”giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật 
đó phù hợp với nội dung câu chuyện.
 Thông qua các trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay 
cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi 
một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời 
nắng trời mưa, cáo và thỏ
 Việc tích hợp thông qua các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể 
chuyện là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động 
hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ 
đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng 
cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và 
học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi tham gia vào hoạt 
động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_4_tuoi_t.doc