SKKN Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tại lớp cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các hoạt động thực nghiệm cho trẻ, bản thân tôi và các đồng nghiệp còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc đưa ra ý tưởng, chọn đề tài phù hợp lứa tuổi của trẻ, quy trình học thông qua TN, mô hình tổ chức các hoạt động TN … để có được một hoạt động thực nghiệm mang lại hiệu quả cao. Tổ chức hoạt động thực nghiệm là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa thiết thực và đem lại những hiệu quả nhất định, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thực nghiệm với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, năm học này, tôi đã trăn trở và lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tại lớp cho trẻ MGB 3- 4 tuổi”
docx 12 trang lethu 08/05/2024 2120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tại lớp cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tại lớp cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

SKKN Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tại lớp cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN):
1. Một số vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non
1.1: Khái niệm “Trải nghiệm”, “Tổ chức HĐTN cho trẻ mầm non”
Theo tạp chí giáo dục, số đặc biệt 12/ 2017, tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn và Hoàng 
Thị Phương có viết: 
Chương trình Giáo dục mầm non [1] nhấn mạnh yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ 
mầm non là phải tạo điều kiện cho trẻ được TN, tìm tòi, khám phá môi trường xung 
quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương 
châm “chơi mà học, học bằng chơi”. HĐTN có vai trò quan trọng trong việc hình thành 
năng lực, phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
TN được coi là phương pháp, xu hướng giáo dục được các nhà tâm lí giáo dục coi 
trọng từ xưa đến nay. Các tác giả L.S Vygotsky [2], J. Piaget [3]... cho rằng TN làm nên 
sự phát triển của trẻ, hiểu biết được xây dựng thông qua sự tham gia tích cực của trẻ 
trong môi trường; khi tương tác với môi trường trẻ sẽ thay đổi kiến thức hiện có; kinh 
nghiệm quá khứ thường ảnh hưởng tới kinh nghiệm hiện tại và tương lai... 
Dựa vào quan niệm trên, có thể xác định khái niệm “TN” hay “HĐTN” như sau: TN hay 
HĐTN là quá trình học tập, qua đó, người học được tiếp xúc, tương tác trực tiếp môi 
trường, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh 
nghiệm riêng của bản thân. Tổ chức HĐTN là quá trình tác động có hệ thống của nhà 
giáo dục đến người được giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn để người được giáo 
dục bằng vốn kinh nghiệm cá nhân tự lực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành 
kinh nghiệm riêng của bản thân.
1.2: Quy trình học tập qua trải nghiệm
David Kolb [5] dựa trên quá trình học tập qua TN đã chia quy trình TN thành 4 nhóm 
cơ bản, phù hợp với 4 xu hướng học tập khác nhau là: 
- Quan sát suy ngẫm (học qua quan sát các hoạt động của người khác hay chiêm nghiệm 
lại mình, sau đó suy ngẫm và đúc kết kinh nghiệm.
 2 + Xây dựng chương trình HĐTN cho trẻ mầm non;
+ Xác định các tiêu chuẩn về môi trường vật chất và tâm lí;
+ Hướng dẫn tổ chức các HĐTN của trẻ;
+ Đánh giá hiệu quả mô hình HĐTN.
1.4: Vận dụng phương pháp TN trong giáo dục mầm non
Phương pháp TN nghiệm trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non 
thường gắn với các phương pháp cụ thể như:
Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi
Phương pháp trò chơi
Phương pháp luyện tập
Phương pháp làm thí nghiệm đơn giản
2. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động TN tại lớp MGB C1, tôi nhận thấy có một số 
thuận lợi và khó khăn như sau:
* Về thuận lợi:
- Là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn với năng lực chuyên môn vững 
vàng, có thời gian công tác lâu năm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có ý thức tự học 
tập, tìm tòi cũng như tiếp thu những kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy một 
cách linh hoạt, có nhiều ý tưởng sáng tạo và những giải pháp hay nhằm nâng cao 
chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp mình. 
- Trường mầm non Hoa Hướng Dương có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy 
đủ các điều kiện để tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp.
- Phụ huynh đa phần đều trẻ, rất nhiệt tình ủng hộ trong tất cả các hoạt động của lớp.
- BGH nhà trường quan tâm, thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo động lực 
cho GV hăng say làm việc.
* Khó khăn:
 4 Trong vô vàn các loại đồ chơi thì có lẽ đồ chơi mở là loại đồ chơi đặc biệt nhất và 
có nhiều công dụng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiểu được điều đó, tôi đã 
tự tay sưu tầm và tạo ra rất nhiều đồ chơi từ các nguyên vật liệu rời, tận dụng. Tôi 
luôn trăn trở làm sao để tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ được trải 
nghiệm
Và khi làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu mở, giáo viên cần nắm vững 
những tiêu chí cơ bản: 
+ Đảm bảo tính sư phạm( có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá 
khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong 
nhiều trò chơi)
+ Đảm bảo tính phù hợp, an toàn( Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc 
hại, không nguy hiểm.Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi) 
+ Đảm bảo tính phổ biến ( Nguyên liệu dễ tìm, có thể sử dụng vào nhiều nội dung 
giáo dục khác nhau)
+ Đảm bảo tính sáng tạo(Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi 
khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác, sử dụng.
+ Cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối 
hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà trẻ có thể sưu 
tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu 
tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu.
3. Biện pháp 3: Lựa chọn các nội dung TN phù hợp với lứa tuổi cũng như đặc 
điểm tâm sinh lý của trẻ. Tổ chức linh hoạt, phù hợp với các hoạt động trong ngày 
của trẻ.
Biện pháp này gồm 2 nội dung: Lựa chọn và tổ chức các HĐTN cho trẻ.
* Thứ nhất: Lựa chọn các nội dung TN như thế nào được coi là phù hợp với lứa tuổi 
cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 6 Có rất nhiều các HĐTN có thể tổ chức trong ngày hội, ngày lễ: 
Ví dụ: 
+ Hoạt động làm bánh dẻo chay ngày tết trung thu
+ Hoạt động làm bánh chưng, liên hoan trò chơi dân gian ngày tết nguyên đán
Đối với trẻ tuổi mầm non, lễ hội lại là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong 
5. Biện pháp 5: Tăng cường tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong 
công tác tổ chức các HĐTN cho trẻ.
Đối với các ngành học nói chung cũng như bậc học mầm non nói riêng, sức mạnh 
tập thể không chỉ dừng lại ở tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường 
đồng lòng nhất trí trong các hoạt động, công việc chung. Sức mạnh tập thể còn được 
hiểu là công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, đây là một nhiệm vụ thiết 
thực không kém phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của xã nhà.
Thực tế đã chứng minh phụ huynh đóng vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong 
quá trình thực hiện mọi hoạt động của trường, lớp, chính họ là những người hiểu trẻ 
nhất, là những người hơn ai hết luôn mong đợi sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh 
thần của con mình và mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng. Hiểu được 
điều đó, năm học này tôi đã mạnh dạn kết hợp với phụ huynh để cùng tổ chức các 
HĐTN cho các con đạt hiệu quả cao bằng các cách thức cụ thể:
- Lập bảng tuyên truyền, qua trang Web của nhà trường và hay trên nhóm zalo 
của lớp thông báo cụ thể các hoạt động trải nghiệm của lớp, trường.
- Thông qua các buổi họp phụ huynh và trao đổi với phụ huynh hàng ngày.
- Phụ huynh tham gia trực tiếp vào các HĐTN cùng controng các sự kiện của trường, 
lớp.
4. Hiệu quả SKKN: 
Qua một năm học với việc sử dụng các biện pháp trên vào việc tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm trong trường lớp mầm non tôi nhận thấy:
 8 Để giúp cho các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non đạt hiệu quả tôi rút 
ra kinh nghiệm sau:
+ Giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể chi tiết và rõ ràng, nắm thật chắc về các hoạt 
động chăm sóc giáo dục cũng như các hoạt động trải nghiệm trước khi tiến hành 
trình bày với phụ huynh trong cuộc họp đầu năm học cũng như trong suốt quá trình 
hoạt động một năm.
+ Hãy thể hiện tình yêu thương trẻ bằng cách mang đến niềm vui cho trẻ mỗi ngày, 
yêu nghề, mến trẻ thật sự, phải thật sự kiên trì và nhẫn nại, yêu trẻ như con, yêu 
trường như nhà.
+ Giáo viên cần có sự chia sẻ, lắng nghe, biết chọn lọc các hoạt động từ phía phụ 
huynh cũng như biết kế thừa và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo sao cho phù hợp với 
lớp, với trường.
+ Thường xuyên có sự chia sẻ với phụ huynh thông qua các kênh thông tin khác 
nhau: Họp phụ huynh, trao đổi trong giờ đón trả trẻ, qua trang Web của trường, zalo 
của lớp hay thông qua bảng tuyên truyền của lớp, của trường, qua chính các buổi 
tham gia hoạt động trải nghiệm.
+ Bản thân giáo viên cần có sự linh hoạt thay đổi các hoạt động sao cho phù hợp với 
từng thời điểm trong năm. Cô giáo cần khơi gợi sự ham thích tìm tòi khám phá của 
trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ trong mổi 
giờ hoạt động.
Trên đây, tôi đã trình bày “Một số giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động thực 
nghiệm tại lớp cho trẻ MGB 3- 4 tuổi”
Rất mong được sự góp ý của BGH, các bạn đồng nghiệp để làm phong phú thêm 
những kinh nghiệm cho đề tài của tôi được đầy đủ hơn, sinh động và hấp dẫn hơn, 
để những kinh nghiệm bé nhỏ của tôi ngày càng được hoàn thiện và mang lại kết 
quả nhiều hơn trong quá trình giảng dạy.
 10 
12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_hieu_qua_cac_hoat_dong_trai_ng.docx