SKKN Một số hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi Trường Mầm non Hoa Sen

Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm… Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm. Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm qua hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Tự làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường. Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ... đến việc học để có kiến thức và nhận thức về cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
doc 17 trang lethu 06/06/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi Trường Mầm non Hoa Sen
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến 
 Tên đơn vị: Trường mầm non Hoa Sen
 Địa chỉ: Tổ 7 - Phường Đoàn Kết - Thành phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu
 Điện thoại: 02313875588
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
 Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn 
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay 
từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri 
thức của trẻ được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ 
dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở tại thành phố Lai 
Châu hiện nay.
 Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 3 – 4 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẵm từng 
ly từng tí: Từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đút cho ăn Những 
việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ.
 Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi 
vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có 
kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ 
như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với 
các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận 
thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được 
làm Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản 
thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung 
quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc 
sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
 Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao 
siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm qua hoạt 
động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Tự làm việc, sinh hoạt, vận động, 
giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, 
những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái 
 2 chúng tôi đã chú trọng và thực hiện lồng ghép trong các tiết học và dạy trẻ bằng 
một số biện pháp như: Giáo dục kỹ năng sống qua kế hoạch hàng tháng, thông 
qua việc giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ, tuyên truyền với phụ huynh 
nhưng đạt hiệu quả đạt được chưa cao. Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ thường chỉ 
mang tính chất giáo dục tích hợp, trẻ được giáo dục đơn giản bằng lời nói, các 
câu hỏi đưa ra để trẻ trả lời thường theo một cách thụ động. Trẻ chưa được trải 
nghiệm bằng những việc làm cụ thể, trẻ chưa có kỹ năng hợp tác, còn rụt rè khi 
đến những nơi công cộng. Trẻ mới chỉ biết một số kỹ năng cơ bản mà chưa biết 
cách vận dụng, một số tình huống ít gặp nhưng quan trọng trẻ không có kỹ năng 
ứng phó. Chính vì thế các kỹ năng sống của trẻ còn rất nhiều hạn chế. 
 Khi thực hiện tôi còn chưa linh hoạt, chưa lên kế hoạch cụ thể để giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ, chưa tạo được các tình huống để thu hút trẻ, chưa phát huy 
được tính tích cực, chủ động của trẻ. Chưa linh hoạt, sáng tạo khi tích hợp lồng 
ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp vào trong các 
tiết dạy. 
 Bên cạnh đó việc kết hợp với phụ huynh dạy kỹ năng sống cho trẻ nội 
dung và hình thức còn sơ sài. 
 Để giáo dục cho trẻ có kỹ năng sống chúng tôi đã thường sử dụng những 
giải pháp sau.
 Các giải pháp đã triển khai, thực hiện
 * Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống qua các ngày hội, ngày lễ.
 - Ưu điểm: Trẻ cũng đã mạnh dạn tự tin khi lên biểu diễn. 
 - Hạn chế: Nội dung giáo dục chưa xuyên suốt, rời rạc, chưa liên kết với 
nhau. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin mọi lúc mọi nơi, đôi khi trẻ còn nhút nhát, sợ xệt 
ngại va chạm với người khác.
 * Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong giờ học chung
 - Ưu điểm: Trẻ chú ý nghe cô giáo giảng bài, một số trẻ khi được gọi lên 
cũng đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
 - Hạn chế: Giáo dục kĩ năng sống ở đây chỉ là tích hợp mang tính lý
 thuyết, thiếu thực hành các kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống. Trẻ chưa
 4 giao tiếp lịch sự lễ phép.
 Với giải pháp mới chúng tôi chú trọng giáo dục trẻ kỹ năng sống ở các 
hoạt động diễn ra trong ngày của trẻ mang tính chất xuyên suốt. Giáo viên đã 
uốn nắn trẻ mọi lúc mọi nơi không chỉ trong giờ học. Trẻ đã biết tự phục vụ 
mình, trẻ biết phòng tránh nơi nguy hiểm, trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, trẻ có 
kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.
 b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
 Đề tài đưa ra một số hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 
tuổi trường mầm non Hoa Sen. Qua đề tài này trẻ sẽ có những kỹ năng tự phục 
vụ, kỹ năng phòng tránh nơi nguy hiểm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao 
tiếp lịch sự, lễ phép. Để đạt được cho trẻ những kỹ năng đó tôi đã tiến hành một 
số giải pháp sau:
 Giải pháp 1: Lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
phù hợp với chủ đề.
 Thông qua các chủ đề trong năm học chúng tôi đã xây dựng nội dung giáo 
dục kỹ năng sống chi tiết, cụ thể và phù hợp với lứa tuổi của trẻ để rèn kỹ năng 
sống cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ tích 
cực lĩnh hội các tri thức đơn giản về kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, phát 
triển các quá trình nhận thức và khả năng của trẻ. Các nội dung về giáo dục kỹ 
năng sống được lên kế hoạch cụ thể, lồng ghép một cách linh hoạt qua các chủ 
đề và các hoạt động giáo dục giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” 
 Mỗi chủ đề có thể khai thác nội dung giáo dục kỹ năng sống khác nhau và
 mỗi loại giờ học có ưu thế riêng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
mầm non. Vì vậy khi xây dựng nội dung giáo dục chúng tôi lồng ghép, tích hợp 
vào hoạt động học tập ở các mức độ khác nhau. Việc xác định các nội dung về 
giáo dục kỹ năng sống mỗi giờ học cụ thể cần phải dựa vào các chủ đề và các 
loại giờ học khác nhau. 
 Để thực hiện tốt được giải pháp này, chúng tôi căn cứ vào từng chủ đề,
bám sát vào mục tiêu giáo dục để xây dựng các nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ một cách hợp lý, sau đó lên kế hoạch chi tiết, cụ thể theo các chủ đề ngay
 6 tưới nước, nhặt lá, nhổ cỏ, bắt sâu..)
 Dạy trẻ cách phòng, tránh những nơi nguy hiểm trong gia đình như: Không 
nghịch bật lửa, bật bếp ga, phích nước nóng... Đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời 
“khi con thấy đám cháy con phải làm gì?” “Thấy các bạn nghịch lửa thì phải nói 
như nào?...
 + Hoạt động chiều: Cho trẻ giới thiệu về địa chỉ gia đình và số điện thoại. 
Đưa ra tình huống và cùng thảo luận 
 Ví dụ: Cần làm gì khi bị lạc thì trẻ phải biết là nhờ người khác giúp 
đỡ bằng cách đọc số điện thoại và nhờ người gọi. Dạy trẻ cách sử dụng một 
số đồ dùng, phân biệt đồ dùng nguy hiểm.
 - Chủ đề Thực vật
 + Hoạt động chung: Tìm hiểu về sự phát triển của các loại thực vật và ích 
lợi của chúng như: Trò chuyện về một số loại quả, trò chuyện về một số loại rau, 
trò chuyện về một số loại hoa...
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động Khám phá khoa học về môi trường xung 
quanh với đề tài: Trò chuyện, tìm hiểu về một số loại quả, ngoài việc cho trẻ 
được quan sát, tìm hiểu, được ngửi và nếm thử các loại quả đó tôi còn giáo dục 
trẻ khi ăn quả phải biết rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, biết bỏ vỏ vào thùng 
rác ăn thì phải biết mời, có em nhỏ phải biết nhường nhịn em.
 + Hoạt động góc: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, 
nhặt lá vàng, lá rụng; Góc tạo hình: Xé dán lá cây nhặt ở góc thiên nhiên tạo 
thành các con vật ngộ nghĩnh, khuôn mặt cười
 + Hoạt động ngoài trời: Quan sát các loại cây có trong sân trường và ích 
lợi của các loại cây, trò chuyện và quan sát quá trình phát triển của cây, thực 
hành trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây theo các điều kiện môi trường, 
tổ chức thí nghiệm cho trẻ. Ngoài ra trẻ được chăm sóc cây xanh như: Tưới 
nước, làm cỏ cho cây. Chúng tôi hỏi trẻ con tưới cây để làm gì? Trồng cây có 
ích lợi gì? Qua đó giáo dục trẻ không hái hoa, bẻ cành, ngoài ra các con phải giữ 
cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
 Ví dụ: Chúng tôi cho trẻ quan sát cây, hỏi trẻ để cây xanh tốt và cho hoa
 8 - Chủ đề Giao thông
 + Hoạt động chung: Trò chuyện, tìm hiểu về đặc điểm và nơi hoạt động 
của các loại phương tiện giao thông, tiếng còi, khói xe của các phương tiện giao 
thông. Dạy trẻ cách tham gia giao thông như: Khi ngồi trên xe phải ngồi ngay 
ngắn, đi bộ trên vỉa hè, đèn xanh được đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ phải dừng 
lại. Cụ thể chúng tôi đưa ra các câu hỏi “Khi ngồi trên các phương tiện giao 
thông con ngồi như nào?
 - Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên
 + Hoạt động chung: Cho trẻ tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên và nước. Trẻ 
biết tác dụng của nước rất cần thiết cho con người nhưng trong nhiều trường hợp 
thì nước lại rất nguy hiểm và chúng ta phải biết phòng tránh. Tôi đưa ra các tình 
huống cần làm gì trong các trường hợp (mưa, bão) Dạy trẻ cách ứng phó và 
phòng trách các trường hợp đó.
 - Chủ đề Quê hương đất nước
 + Hoạt động chung: Trò chuyện, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh của
 đất nước Việt Nam, về thủ đô Hà Nội, về quê hương Lai Châu. Tôi giáo dục trẻ 
biết bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, 
ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công 
cộng như: Công viên, siêu thị, vườn bách thú, trường học, bệnh viện... Chúng tôi 
giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những cảnh quan đó.
 + Hoạt động ngoài trời: Chúng tôi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi ngoài trời, 
tham quan bản gia khâu, quảng trường Lai Châu, tượng đài Bác Hồ... Trong khi 
đi chúng tôi cho trẻ tự quan sát, nhận biết các hành vi giáo dục trẻ có những thái 
độ, hành vi văn minh khi đi tham quan (không làm ồn, chen lấn, đi nhẹ, nói khẽ, 
nói năng lịch sự, lễ phép, không khạc nhổ bừa bãi)
 Việc lên kế hoạch nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cụ thể, chi tiết, 
từ những kỹ năng đơn giản đến những tình huống trẻ sẽ được trải nghiệm theo 
các chủ đề trong năm học, chúng tôi thấy rằng trẻ đã lĩnh hội được những kiến 
thức và kỹ năng thực hành về kỹ năng sống phù hợp với khả năng của mình, 
tạo thành một thói quen tốt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_ren_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_be_3.doc