SKKN Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen

Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới, đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, Đối với giáo viên mầm non Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hiện tại, trẻ vẫn đang trong thời gian tạm dừng đến trường ở nhà phòng tránh dịch Covid - 19 nên việc dạy kĩ năng sống cho trẻ tại nhà kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh là một việc rất cần thiết.
docx 24 trang lethu 08/05/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen
 “Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. Đặt vấn đề 3
II. Giải quyết vấn đề 4
1. Mục đích của sáng kiến, giải pháp 4
2. Các biện pháp, giải pháp mới đã tiến hành 5
2.1.Biện pháp 1: Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ 5
năng sống.
2.2.Biệnpháp 2: Giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản 6
cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non.
2.3.Biệp pháp 3: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà 6
giáo viên cần dạy trẻ.
2.4.Biện pháp 4: Xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm 7
trong việc dạy trẻ kỹ năng sống.
2.5.Biện pháp 5: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng 9
sống trong gia đình.
2.6.Biện pháp 6: Chỉ dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ 10
thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản.
2.7.Biện pháp 7: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức 12
các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
2.8.Biện pháp 8: Tạo môi trương giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ 13
dạy trẻ kỹ năng sống
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 14
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến 14
5. Hiệu quả của sáng kiến 14
III: Kết luận, kiến nghị 17
PHỤ LỤC 21
 2 “Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Mục đích của sáng kiến:
 - Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những 
 vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến 
 trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, 
 không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không 
 thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều 
 thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở 
 trường mầm non. Vậy làm thế nào để dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng 
 sống cơ bản là mối quan tâm hàng đầu của cô giáo cùng các bậc phụ huynh hiện 
 nay. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế, đầu năm tôi đã khảo sát 32 
 trẻ của lớp Mẫu giáo bé C1 trẻ như sau:
 Bảng khảo sát đầu năm
 Nội dung Đầu năm học
 Số trẻ đạt Tỷ lệ %
 Mạnh dạn tự tin 22 68,7
 Kỹ năng hợp tác 18 56,2
 Kỹ năng giao tiếp 20 64,5
 Phát âm rõ lời 18 56,2
 Tự lập, tự phục vụ 20 64,5
 Lễ phép 21 35,5
 Kỹ năng vệ sinh 20 62,5
 Kỹ năng thích khám phá học hỏi 25 78,1
 Kỹ năng tự kiểm soát bản thân 16 50,0
2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành:
 4 “Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”
Hình ảnh 3 : Trẻ tự tin tham gia hoạt động
- Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ 
học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi 
này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
- Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những 
kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học.
Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự 
nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động 
và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có 
thể đoán trước được.
- Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý 
tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của 
mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng 
đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, 
làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý 
tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận 
những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống 
qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch 
sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng 
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ 
không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn 
sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa ... hoặc biết giúp người lớn dọn 
dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
2.4 Biện pháp 4: Xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc 
 dạy trẻ kỹ năng sống.
- Trách nhiệm của trường mầm non Ban giám hiệu trao đổi với giáo viên để xác định 
 6 “Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”
nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
 2.5 Biện pháp 5: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong 
gia đình.
- Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường
của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy 
rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, 
lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình 
của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo 
ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? 
Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một 
trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng 
hơn.
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng
trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên 
và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết 
các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi 
với nhau.
- Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham 
gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trương. Cha mẹ nên tham gia vào 
các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số 
giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu 
rằng học là phải học cả đời.
Hình ảnh 5 : Phụ huynh tham gia các hoạt động của con tại trường
- Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. 
Nếu cha mẹ múôn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý 
thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và 
đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
 8 “Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”
truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v....
Hình ảnh 7 :Trẻ hứng thú trong giờ kể chuyện
- Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc
thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều 
đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 
phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. 
Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có 
ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
- Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ : Nói chuyện
với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của 
mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không 
chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, 
rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại 
trương sau này.
- Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng 
ngừơi lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
Ví dụ: Như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có 
thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo 
thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ 
trong nhà.
Hình ảnh 8 : Trẻ hoạt động vẽ sáng tạo trên đá
- Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống: Biết cách sử 
dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dung đúng 
chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học, 
giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình. Cụ thể: Trẻ được 
làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_ki_nang_song_cho_tre_3_4_tuoi_o.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen.pdf