SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Con người tham gia vào thế giới ảo, một số người làm cha làm mẹ chưa quan tâm đúng mức tới con cái khiến cho một số trẻ em bây giờ không thích giao lưu, ngại tiếp xúc, chỉ thích chơi một mình...Chính vì vậy mà khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, nói ngọng nhiều, vốn từ quá nghèo nàn, trẻ nói trống không... Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả? Làm sao để trẻ có thể phát âm rõ ràng, vốn từ được phát triển phong phú giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp là vấn đề cần được lưu tâm. Là giáo viên mầm non nhiều năm, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt về khả năng phát âm và phát triển vốn từ nhất là với trẻ 3 - 4 tuổi, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với người khác, thể hiện mong muốn của bản thân mình một cách tốt nhất. Và đây chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi”. Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã áp dụng đề tài tại lớp mẫu giáo bé C2. Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021.
docx 12 trang lethu 08/05/2024 1110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Nhà tâm lý học L.X.Vưgôtxki 
cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Ông cho rằng ngôn ngữ là công 
cụ vĩ đại nhất của con người, là phương tiện giao tiếp với thế bên ngoài. Theo 
Vygotsky (1962), ngôn ngữ đóng 2 vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển 
nhận thức: Nó là phương tiện chính để người trưởng thành truyền đạt thông tin đến 
con trẻ. Tự bản thân ngôn ngữ trở thành một công cụ mạnh mẽ đối với sự thích 
nghi trí tuệ. Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với công trình nghiên cứu “Phương 
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” cũng đã đưa ra các mặt phát triển của 
ngôn ngữ. Trong tài liệu nghiên cứu đã xác định các nhiệm vụ cần phát triển: dạy 
trẻ nghe và phát âm đúng, phương phát phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ 
pháp, dạy trẻ nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết...V.Lênin cũng đã 
viết: “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc 
trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng 
nhất”. Với các tác giả Bùi Kim Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Lưu Thị Lan, Vũ 
Thị Hồng Tâm, Đặng Thị Thu Quỳnh đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách: “Các 
hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non” cho thấy rõ được vai trò của ngôn 
ngữ đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển 
nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình 
cảm, đạo đức, thẩm mỹ. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập và trở thành thành 
viên của cộng đồng.
2. Thực trạng vấn đề:
 a. Thuận lợi:
 Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng 
như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
 Bản thân tôi đã được tham dự tập huấn về chuyên đề: "Tiếp cận học qua chơi 
và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ” do 
phòng Giáo dục tổ chức.
 Giáo viên nhiệt tình, linh hoạt và có tinh thần trách nhiệm trong công việc .
 Đa số trẻ đã qua lớp nhà trẻ nên có nề nếp tương đối tốt.
 Phụ huynh nhiệt tình, chia sẻ với giáo viên ở lớp về đặc điểm tâm sinh lí của 
con em mình.
 b. Khó khăn:
 Khả năng phát âm của một số trẻ còn hạn chế, nói ngọng nhiều, chưa tự tin 
khi giao tiếp với mọi người xung quanh, vốn từ nghèo nàn.
 Xuất phát từ thực trạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc phát triển 
ngôn ngữ nói chung cũng như rèn kĩ năng phát âm và cung cấp vốn từ cho trẻ nói 
riêng là rất cần thiết. Để nắm bắt rõ tình hình ngôn ngữ của trẻ và có biện pháp 
 2/10 Bên cạnh đó, trong góc còn có thêm một chiếc đài và những chiếc đĩa kể 
chuyện với nhiều câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ như: Đĩa truyện 
kể mầm non có những câu chuyện: Đôi bạn tốt, món quà của cô giáo.để trẻ được 
nghe. Hay có thêm những hộp sáp màu và bút màu với giấy cho trẻ tự do “viết” 
hoặc tô theo nét chấm mờ các nét cơ bản như nét xiên, nét thẳng, đường gấp khúc, 
đường ngoằn nghèo...
 Ngoài ra, chúng tôi còn sáng tạo làm những đồ dùng để học, để chơi như: 
Khung rối làm từ các ống nước, vỏ thùng catton, những cuốn sách làm từ những 
bìa lịch cũ, những con rối que, rối ngón tay, rối bàn tay cho trẻ diễn rối, tập đóng 
kịch. cũng sẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơn rất 
nhiều. Khuyến khích trẻ cùng cô trang trí, sắp đặt các đồ dùng trong góc theo ý 
thích phù hợp, dễ sử dụng. Đặc biệt, với mục tiêu “Xây dựng môi trường học tập 
lấy trẻ làm trung tâm”, tôi đã sắp xếp vị trí để đồ dùng luôn ở trạng thái mở, có thể 
thay đổi, có thể mở rộng tùy theo nội dung chơi theo từng tháng, từng sự kiện tạo 
cảm giác mới, lạ gây hứng thú cho trẻ. Trong lớp học, chúng tôi đã tạo môi trường 
chữ viết xung quanh trẻ như: ghi tên các góc chơi (Bé yêu ca hát, Nghệ thuật sáng 
tạo, bé chơi xây dựng.); Nhãn dán tên các đồ dùng đồ chơi (Rổ đựng hoa, Hộp 
đựng hình, giỏ đựng hồ.)
 Để có được môi trường ngôn ngữ tốt nhất đối với trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên 
có rất nhiều kĩ năng. Cô giáo chủ động, linh hoạt trong cách sử dụng đồ dùng đồ 
chơi, tranh ảnh, những chú rối, thú bông ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng 
phải rất khéo léo biết gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động 
phát triển ngôn ngữ. Thông qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối 
hay bằng giọng đọc, giọng kể truyền cảm của cô giúp trẻ được xem, được nghe và 
nói lên nhận xét, cảm xúc của mình. Đồng thời cung cấp và giải nghĩa từ mới một 
cách dễ nhớ, dễ hiểu làm giàu vốn từ cho trẻ. Như vậy, ngôn ngữ của trẻ được phát 
triển một cách phong phú và đa dạng. ( Hình ảnh 1)
 3.2. Biện pháp 2: Rèn trẻ kỹ năng phát âm, giao tiếp và phát triển vốn 
từ thông qua những trò chơi học tập:
 Trò chơi học tập luôn khơi gợi và tạo sự hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ có 
vốn hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trò chơi học tập kích thích 
sự sáng tạo của trẻ trong mỗi giờ hoạt động. Chính vì vậy, nội dung trò chơi phải 
dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ. Khi lựa chọn cần chú ý trò chơi 
học tập phải mang tính giáo dục, có mục đích rõ ràng, thông qua trò chơi học tập 
sẽ dạy cho trẻ cái gì, hay phát triển trẻ kĩ năng nào... Và sau đây, tôi đã lựa chọn 
một số trò chơi học tập giúp trẻ luyện phát âm và phát triển vốn từ sau:
 * Trò chơi 1: Bé là ai?
 4/10 3.3. Biện pháp 3: Rèn trẻ kỹ năng phát âm, giao tiếp và phát triển vốn 
từ thông qua những trò chơi dân gian:
 Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui chơi. 
Trẻ học thông qua chơi, chơi thông qua học. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc 
sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu 
vui chơi. Các trò chơi truyền thống Việt Nam có rất nhiều hình thức trò chơi dân 
gian khác nhau. Đặc biệt đều có những bài đồng dao đọc kết hợp cùng với cách 
gieo vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc khiến trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia và mong 
muốn đến trường, đến lớp, muốn giao tiếp với bạn, với cô. Đây là các trò chơi 
mang tính chất tập thể giúp cho trẻ có sự đoàn kết, phối hợp và xích lại gần nhau 
hơn.
 Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn được một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa 
tuổi để rèn luyện khả năng phát âm, giao tiếp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 * Trò chơi 1: Nu na nu nống:
+ Mục đích - yêu cầu : Rèn luyện phát âm âm: “n”. Luyện tập cho trẻ nói nhanh, 
lưu loát. Rèn phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động.
+ Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng cung hai chân duỗi thẳng. Cô ngồi đối diện với 
trẻ, vừa đọc bài đồng dao nu na nu nống vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ 
này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ: “trống”, trẻ phải rụt chân vào.
+ Luật chơi: Trẻ nào rụt được hết chân là trẻ đó chiến thắng. Trẻ cuối cùng sẽ là 
người thua cuộc.
 * Trò chơi 2: Chi chi chành chành.
+ Mục đích - yêu cầu: Khuyến khích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của bài 
đồng dao. Luyện phát âm các từ giống nhau được lặp đi lặp lại: Chi chi chành 
chành, ù à ù ập.
 6/10 cấp vốn từ trên tạp chí “Cha mẹ và con”, những trang mạng “Dạy trẻ học nói” cần 
thiết và phù hợp cho trẻ tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
 Tôi chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân dạy các con ở lớp như: Đầu 
tiên tôi nói chuyện với trẻ bằng những câu đơn giản, sử dụng từ ngữ thật gần gũi. 
Dạy trẻ nhắc và nói theo. Rồi đến những câu dài hơn... Đặc biệt, là tránh nói nựng, 
phát âm không chuẩn, tránh sử dụng tiếng địa phương khi dạy hoặc giao tiếp với 
con. Cùng con đọc thơ hay kể chuyện cho con nghe, cần khen ngợi, động viên trẻ 
kịp thời khi trẻ tiến bộ, thực hiện được yêu cầu đề ra. Qua một thời gian, các con 
đã có sự tiến bộ rõ rệt. Phát âm rõ ràng hơn, nói được đủ câu, mạnh dạn hơn trong 
giao tiếp.
 Việc tích cực trò chuyện, trao đổi với phụ huynh giúp cô giáo dễ dàng nắm 
bắt đặc điểm, tính cách của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp cũng 
như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kĩ năng cho trẻ một cách 
đạt hiệu quả nhất. Những việc làm tuy nhỏ nhưng cũng thắt chặt được mối quan 
hệ giữa phụ huynh với cô giáo, nhà trường. Nhờ thế phụ huynh hiểu và quan tâm 
hơn tới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ nói riêng.
 8/10 triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi”, bản thân tôi thấy rằng việc rèn kĩ 
năng phát âm rõ ràng và phát triển vốn từ rất quan trọng đối trẻ mẫu giáo đặc biệt 
là trẻ 3 - 4 tuổi khiến cho trẻ có khả năng thích nghi với môi trường sống dễ dàng 
hơn. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong 
cuộc sống hiện tại và tương lai sau này.
 Một số biện pháp mà tôi đã thực hiện để giúp trẻ 3 - 4 tuổi có được kĩ năng 
phát âm rõ ràng và phát triển vốn từ tốt nhất. Các biện pháp này có thể áp dụng ở 
các lứa tuổi mẫu giáo và các trường mầm non.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Để giúp trẻ có được kỹ năng phát âm chuẩn và vốn từ phong phú thì:
 Giáo viên phải nắm được đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ để có biện pháp 
tác động phù hợp, hiệu quả, phải phát âm chuẩn, ngôn ngữ rõ ràng, sử dụng từ 
chính xác, phải thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc chuyên 
môn nghiệp vụ, đi sâu nghiên cứu để tạo được môi trường ngôn ngữ tốt cho trẻ 
hoạt động và không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, thăm quan học tập, sáng 
tạo trong phương pháp tổ chức hoạt động. Biết tận dụng đồ dùng, đồ chơi, linh 
hoạt trong tổ chức các trò chơi, tạo cơ hội để rèn kĩ năng phát âm và phát triển vốn 
từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, cần kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học 
sinh để có sự giúp đỡ về mọi mặt như rèn kĩ năng cho trẻ, ủng hộ sách truyện, 
nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi dạy học.
 3. Những ý kiến đề xuất:
 * Đối với Phòng Giáo dục:
 Kính mong Phòng giáo dục tiếp tục quan tâm và tăng cường tổ chức các lớp 
tập huấn, bồi dưỡng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo để giáo viên 
có thêm kiến thức và kĩ năng tốt hơn.
 * Đối với trường:
 Bổ sung, cung cấp thêm tài liệu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho giáo 
viên tham khảo, nghiên cứu. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học 
tập ở các trường bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
 Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm và phát triển vốn từ cho 
trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đã thực hiện. Bản thân tôi rất mong được sự đóng 
góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp trẻ đạt được kết 
quả tốt hơn nữa.
 Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2021
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu đào tạo giáo viên mầm non - Nhà xuất bản Dân trí.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và 
 10/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_ky_nang_phat_am_va_phat_trien_vo.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.pdf