SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi làm quen với văn học đạt hiệu quả

Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. Chúng thường hỏi những câu kiểu như "Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?", "Mấy cô chú trong TV đó là người thật hay giả vậy mẹ?""Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?". Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu... Tương lai thì được chia thành: ngày mai, sắp... rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với lá vàng và Tết Trung Thu...Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen, chê và "chỉnh" những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra, cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, bé thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại khủng long, đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn thấy, nghe thấy và chạm tay vào.
doc 18 trang lethu 20/05/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi làm quen với văn học đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi làm quen với văn học đạt hiệu quả

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi làm quen với văn học đạt hiệu quả
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
 MỤC LỤC
 STT Nội dung Trang 
 I ĐẶT VẤN ĐỀ 3
 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
 1 Nội dung lý luận 4
 2 Thực trạng vấn đề 5
 3 Các biện pháp đã tiến hành 6
 3.1 Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ 6
 3.2 Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính 8
 3.3 Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và làm quen 10
 qua các giờ hoạt động khác
 3.4 Làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc 11
 3.5 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn (sân 12
 khấu rối, rối ngón tay, rối que..)
 3.6 Sửa lỗi về phất âm (sửa ngọng) và luyện phát âm 14
 giúp trẻ
 3.7 Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy 14
 3.8 Trao đổi với phụ huynh 15
 4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 16
 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
 1 Kết luận 17
 2 Bài học kinh nghiệm 17
 3 Ý kiến đề xuất 18
 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
 2/16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
tái hiện lại và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên 
phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của 
trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. Chính vì thế bản thân tôi 
đã nghiên cứu đề tài SKKN: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 
tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả” mà tôi đã lựa chọn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Nội dung lý luận:
 Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian 
và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự 
phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. 
Chúng thường hỏi những câu kiểu như "Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?", 
"Mấy cô chú trong TV đó là người thật hay giả vậy mẹ?""Buổi tối chim có đi 
ngủ không mẹ?". Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần 
trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu... Tương lai thì được chia thành: 
ngày mai, sắp... rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các 
mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có 
thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với 
lá vàng và Tết Trung Thu...Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình 
để khen, chê và "chỉnh" những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng 
của chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa 
ra, cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, bé 
thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại khủng long, 
đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn 
thấy, nghe thấy và chạm tay vào. 
 Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ 
của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú
 4/16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
đây vài năm nhưng đến giờ vẫn không kém phần quan trọng. Bản thân tôi nhận 
thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận 
thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu 
vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác 
phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết truyển tải được 
tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức 
nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích 
cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ 
có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được 
một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới trong 
phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, 
trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn 
học. Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học cho trẻ tôi đã thực 
hiện một số biện pháp như sau:
3. Các biện pháp đã tiến hành:
 Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, tư duy của 
trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có 
nhiều. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ 
học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như lĩnh hội kiến thức 
được dễ dàng.
3.1 Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ
 Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên 
ngoài long yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên 
môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian 
nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Chính vì vậy việc gây hứng 
thú trước khi vào bài là rất quan trọng. Giúp trẻ có hứng thú, vui vẻ khi vào giờ 
học.
 6/16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
 Ngoài ra cô còn sử dụng câu đố để vào bài: trong các tiết truyện theo chủ đề 
tôi sử dụng các câu đố phù hợp với bài dạy để tạo sự tò mò của trẻ. Nhờ các 
hình thức vào bài mói đơn giản nhẹ nhàng bằng các trò choi dân gian, trò chơi 
đóng vai, câu đố . Phù hợp với từng chủ đề đã gây hứng thú đối với trẻ, giúp 
trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn, luôn có cảm giác tự nhiên thoải mái không bị gò 
bó khi vào bài mới. Bằng các hình thức giới thiệu bài phong phú, hấp dẫn không 
chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu, tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ, phát triển 
ngôn ngữ và tư duy cho trẻ
3.2 Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính
 Do đặc điểm của lứa tuổi nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành 
theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà học" theo chương trình đổi mới hình 
thức dạy học.
 8/16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ 
mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện 
giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng nhân vật trong truyện. Những bài đồng dao,ca dao 
có thể cô ngâm cho trẻ nghe. Trong một hoạt động chung làm quen với văn học 
cần đảm bảo các nội dung: thay đổi các hình thức giới thiệu, cô kể chuyện hoặc 
đọc thơ hay, Kết thúc cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp,trong 
một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô,được gần gũi trò 
chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó. Về đội hình không cứng nhắc mà 
thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ dễ quan sát, 
hứng thú. 
 Trong một giờ học cô nên tuyên dương kịp thời những trẻ đọc thơ, kể 
chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê 
trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối vơi những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ 
thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một 
nội dung cần dạy cho trẻ, mà còn là một phương tiện giáo dục,. Vì vậy tôi luôn 
quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có tham gia tích cực hoạt 
động không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không chú ý cùng với bạn để có 
hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạm bè.
3.3 Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và làm quen qua các giờ hoạt động 
khác
 Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ chào 
bố mẹ, ăn sáng, vệ sinh cá nhân tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm 
của chương trình học. Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình có bao nhiêu người bố 
mẹ con làm nghề gì,làm ở đâu, làm ra những sản phẩm gì, hoặc trò chuyện với 
trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó, 
nghề đó thì cần làm những gì, lớn lên thích làm nghề nào... Tôi cảm thấy có tác 
dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn 
từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Thông qua đó trẻ 
 10/16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc biết rằng quyển truyện 
đó nói về cái gì, trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá 
nghĩa của từ của câu, hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh 
theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ họat động góc trẻ mạnh dạn, thích giao 
tiếp và phát triển nhiều vốn từ, cũng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là 
trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách truyện tranh, phấn khởi và rất thích 
tham gia chơi ở góc này. Như vậy cho nên cho trẻ phát huy, và đưa ra nhiều câu 
hỏi gợi mở cho trẻ hơn nữa để trẻ phát huy vốn từ của trẻ
 Trẻ có thể làm quen thông qua góc sách truyện: Trong lớp tôi có làm một 
góc gọi là góc sách truyện. Vào buổi chiều tôi dành thời gian cho các con chơi ở 
góc này, cô đọc tranh truyện, thơ cho trẻ nghe, trước khi đọc tôi trao đổi với trẻ 
về nội dung quyển truyện tranh, thơ, gợi ý nội dung qua trang bìa nói tên truyện, 
tên bài thơ, miêu tả hình ảnh của từng trang, nói về tranh minh hoạ, về nội dung 
câu chuyện bài thơ được thể hiện trong tranh như thế nào. Sau đó đàm thoại với 
trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ về câu chuyện, thơ. Qua việc thực 
hiện hoạt động chơi ở góc này tạo thành thói quen rất thích tham gia chơi cùng 
cô của trẻ..
 3.5 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn (sân khấu rối, rối ngón 
tay, rối que..)
 Tư duy của trẻ lứa tuổi này là tư duy trực quan, nếu như cô chỉ kể cho trẻ 
nghe nhiều lần bằng lời thì trẻ sẽ nhanh chán và không thu được kết quả cao. 
Xuất phát từ đặc điểm đó nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật 
thật, tranh ảnh với mô hình. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp 
với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để sử 
dụng cùng với cô nhịp nhàng. tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi 
gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động ở 
trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn 
diện nhân cách cho trẻ mẫu giá. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng 
 12/16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_lam_qu.doc