SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 3-4 tuổi giúp trẻ phát triển thẩm mĩ
Trong những nội dung của hoạt động tạo hình thì vẽ là một hoạt động tạo hình được trẻ yêu thích nhất. Trẻ có nhiều điều kiện thể hiện những ấn tượng của mình về thế giới xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải chờ đến khi có điều kiện mới thực hiện được. Cụ thể như khi đang chơi ở sân, trẻ muốn thể hiện một ấn tượng nào đó, trẻ chỉ việc dùng viên phấn, cục gạch hay cái que để vẽ là trẻ đã có thể thực hiện được ý tưởng của mình.
Vai trò của hoạt động vẽ nhằm phát triển sự nhận thức thẩm mỹ cho trẻ ,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ…. . Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục trẻ quan sát, phân biệt được các đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, màu sắc…của sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ biết cách sắp xếp, trang trí trong học tập và trong cuộc sống thường ngày của trẻ. Thông qua hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết về màu sắc và có ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ như tính kiên trì, thói quen làm việc, có kế hoạch làm việc đến nới đến chốn, biết lắng nghe ý kiến của cô của bạn, vượt khó để đạt mục đích cuối cùng, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, đánh giá công bằng khách quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 3-4 tuổi giúp trẻ phát triển thẩm mĩ
và sáng tạo. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn đó, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 3-4 tuổi giúp trẻ phát triển thẩm mĩ”. 1.1. Cơ sở lý luận : Trong những nội dung của hoạt động tạo hình thì vẽ là một hoạt động tạo hình được trẻ yêu thích nhất. Trẻ có nhiều điều kiện thể hiện những ấn tượng của mình về thế giới xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải chờ đến khi có điều kiện mới thực hiện được. Cụ thể như khi đang chơi ở sân, trẻ muốn thể hiện một ấn tượng nào đó, trẻ chỉ việc dùng viên phấn, cục gạch hay cái que để vẽ là trẻ đã có thể thực hiện được ý tưởng của mình. Vai trò của hoạt động vẽ nhằm phát triển sự nhận thức thẩm mỹ cho trẻ ,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ. . Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục trẻ quan sát, phân biệt được các đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, màu sắccủa sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ biết cách sắp xếp, trang trí trong học tập và trong cuộc sống thường ngày của trẻ. Thông qua hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết về màu sắc và có ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ như tính kiên trì, thói quen làm việc, có kế hoạch làm việc đến nới đến chốn, biết lắng nghe ý kiến của cô của bạn, vượt khó để đạt mục đích cuối cùng, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, đánh giá công bằng khách quan. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Qua nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ, là một trong những lứa tuổi phải chuẩn bị chu đáo một cách toàn diện về phát triển thẩm mĩ.Trên thực tế,hiệu quả đạt được ở những tiết tạo hình còn thấp,do trẻ không hứng thú hoạt động, sản phẩm trẻ tạo ra còn ít,và chưa thể hiện được sự sáng tạo. Đó là điều làm tôi, một giáo viên đứng lớp rất chăn trở và muốn tìm được giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. 2. Mục đích ngiên cứu. Trẻ mẫu giáo "Chơi mà học, học mà chơi". Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên tôi cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các - Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp nên chưa có điều kiện và thời gian quan tâm đến con. - Nhận thức của phụ huynh chưa hiểu về tầm quan trọng của việc học vẽ nên chỉ chú trọng đến các môn Làm quen với Toán;Làm quen Văn học; Âm nhạc... - Có một số phụ huynh tuy cũng quan tâm tới việc học vẽ của trẻ song phương pháp dạy trẻ còn thiếu khoa học như còn bắt tay trẻ vẽ, hay vẽ cho trẻ tô màu.... Do đó tôi cũng thấy khó khăn trong khi dạy trẻ vẽ. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phân loại kỹ năng vẽ của trẻ để nắm bắt được khả năng vẽ của trẻ, từ đó có biện pháp phù hợp: Tôi tiến hành khảo sát trên 24 cháu lớp 3 tuổi C1 Đầu năm Chỉ tiêu/ Nội dung Đạt % 1. Số trẻ chú ý vào hoạt động. 12 50 Số lượng 2. Số trẻ có kỹ năng vẽ tốt. 10 41,7 trẻ: 3. Số trẻ có kỹ năng phối màu đẹp. 8 33,3 24 4. Số trẻ có kỹ năng phân bố cục hợp lý. 8 33,3 trẻ quan sát tranh mẫu xong cô cần cất tranh mẫu đi để trẻ tự suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ. c. Vẽ theo ý thích: Ở thể loại này, trẻ được tự do lựa chọn đề tài của mình. Cô có thể gợi ý trẻ suy nghĩ và lựa chọn để nêu ý định của mình ra trước lớp, cũng có thể không cần nêu ra. Nhưng trong quá trình thực hiện cô cần đến với từng trẻ để hỏi ý tưởng của trẻ định vẽ gì, vẽ như thế nào...Gợi mở cho trẻ sáng tạo thêm hoặc hướng dẫn nội dung cụ thể cho trẻ còn lúng túng chưa chọn được đề tài. Hoạt động của cô với từng cá nhân trẻ nhằm giúp cho trẻ tự tin với hoạt động vẽ. Nắm được nội dung, những yêu cầu cơ bản của từng thể loại tiết dạy vẽ, tôi bắt đầu chuẩn bị cho việc xây dựng tiết dạy trẻ vẽ với mỗi thể loại vẽ khác nhau. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ. Thiết kế bài giảng (Mỗi thể loại một bài), mời Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn dự giờ và rút kinh nghiệm cho. Thường xuyên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để tổ chức tốt hoạt động vẽ cho trẻ. Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả tốt. 3.2. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học: Các con hãy quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà mình không? Có đẹp hơn nhà con không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 4-5 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. a. Với môi trường trong lớp Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc đều được trang trí khoa học. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các - Cho trẻ quan sát mẫu: Mẫu ở đây là tranh mẫu hoặc vật thật. Mẫu phải có hình dạng và màu sắc đẹp, được đặt ở vị trí vừa tầm nhìn của trẻ. Phương pháp dạy học ở đây cần chú ý lấy trẻ làm trung tâm để pháp huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ. Lứa tuổi này,Tôi có thể cho trẻ về từng nhóm quan sát và thảo luận, nhận xét về đặc điểm của mẫu, sau đó cô cũng cần chú ý hướng trẻ quan sát từ hình dáng chung, tỉ lệ bộ phận và cách bố cục hình vẽ trong khổ giấy (để ngang hay để dọc cho đẹp, vị trí các sự vật hiện tượng trong không gian), màu sắc của mẫu. Đối với thể loại dạy vẽ theo mẫu thì mẫu được đặt trong suốt giờ dạy trẻ vẽ. Đối với thể loại dạy vẽ theo đề tài thì việc chuẩn bị tranh cho trẻ xem phải chú ý đến nội dung chủ đề, thể hiện không gian nhiều tầng cảnh, cách phối màu phong phú hơn.... Khi xem tranh, cô phải giúp trẻ hiểu được nội dung của chủ đề, giúp trẻ nhận xét đúng được bố cục bức tranh như những vật ở gần được vẽ phần dưới và vẽ to hơn, còn những vật ở xa được vẽ phần trên và được vẽ nhỏ hơn. Xem xong cô phải cất tranh đi. Đối với thể loại dạy vẽ theo ý thích khi cho trẻ nhận xét về tranh không cần phân tích quá kỹ từng bức tranh mà chỉ giúp trẻ thấy sự phong phú, đa dạng của đề tài, sự sáng tạo trong mỗi bức tranh sau đó cũng cất tranh đi. - Cô tiến hành vẽ mẫu (Đối với thể loại dạy trẻ vẽ mẫu): Cô vừa vẽ vừa kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ hiểu được từng phần mẫu cụ thể hơn, giúp trẻ biết vẽ hình gì trước, vẽ gì sau, cách đặt giấy như thế nào để vẽ cho cân đối.... Đối với dạy vẽ theo đề tài và vẽ theo ý thích thì cô không cần vẽ mẫu. - Trẻ thực hiện nhiệm vụ: Khi trẻ về bàn ngồi, giáo viên hỏi trẻ về tư thế ngồi và cách cầm bút vẽ, đồng thời cô hỏi một số trẻ về ý tưởng vẽ, cách sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy sao cho cân đối và cách vẽ. Lúc trẻ thực hiện, cô bao quát lớp và dùng phương pháp chỉ dẫn, giải thích riêng cho những trẻ chưa thực hiện được, lúc này cô cần nói nhỏ để không gây ảnh hưởng tới các cháu bên cạnh, khuyến khích, động viên trẻ thể hiện sự sáng tạo. - Hoạt động: Trưng bày sản phẩm, nhận xét. Khi bài vẽ của trẻ hoàn thành, tất cả bài của trẻ được trưng bày lên giá sản phẩm, cô yêu cầu trẻ tự nhận xét đánh giá bài của mình, của bạn, trẻ tự thấy cái đạt được và chưa đạt được một cách khách quan. Giáo viên cần gợi ý trẻ nhận xét về bố cục (hình vẽ vừa với khổ giấy, tranh to hay nhỏ quá), hình vẽ rõ đặc điểm, vẽ màu theo ý thích. Gặp trường hợp hình vẽ mất cân đối (hình vẽ nhỏ, lệch), có thể gợi ý trẻ - Trẻ thực hiện: Trẻ về bàn ngồi, cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút. Khi trẻ vẽ, cô bao quát, quan sát trẻ vẽ. Cô hướng dẫn những trẻ gặp khó khăn khi thể hiện sản phẩm, có thể vẽ mẫu lại riêng cho trẻ đó xem trên tờ giấy khác. HĐ3: Trưng bày sản phẩm, nhận xét. - Cô mời 4- 5 trẻ tự nhận xét sản phẩm của bạn: Con thích bài vẽ nào? Vì sao? - Cô mời 2-3 trẻ tự giới thiệu về bài vẽ của mình: Vẽ được gì? Vẽ như thế nào?... 3.Kết thúc. - Cô nhận xét chung- Tuyên dương trẻ. Ví dụ 2: Thể loại vẽ theo đề tài: "Vẽ côn trùng” 1.Ổn định tổ chức. - Cô cho cả lớp vận động bài "Kìa con bướm vàng” - Cô hỏi trẻ bài hát nói về con vật gì? Thuộc nhóm động vật gì? - Nhóm côn trùng ngoài con bướm trẻ còn biết con vật gì nữa? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. HĐ 1: Quan sát và đàm thoại. - Cô cho trẻ về các nhóm quan sát tranh của cô. - Cho trẻ lầnlần lượt quan sát các bức tranh vẽ về một số loại côn trùng (con bướm, con chuồn chuốn, con bọ rùa) - Cô cho trẻ tự nhận xét theo ý hiểu của mình về đặc điểm tranh: Tranh vẽ con gì? Vẽ như thế nào? Màu sắc, bố cục của bức tranh ra sao? - Cho trẻ tự nhận xét về cách vẽ như chia bố cục tranh như thế nào, vẽ cái gì trước, vẽ cái gì sau,...Cách phối hợp màu như thế nào cho phù hợp. - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: Vẽ côn trùng. HĐ2: Trẻ thực hiện: - Cô hỏi ý tưởng của trẻ: Con sẽ vẽ con vật gì? Cách vẽ như thế nào? Cách tô màu?... - Khi trẻ vẽ, cô bao quát trẻ và hướng dẫn kịp thời cho những trẻ còn lúng túng khi thể hiện sản phẩm. Cô phát động thi đua xem bạn nào khéo tay vẽ đẹp nhất sẽ được đem tranh đi triển lãm. Cô khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo cho bức tranh. HĐ3: Trưng bày sản phẩm, nhận xét. - Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của bạn: Con thích bài vẽ nào? Vì sao? - Cho trẻ tự giới thiệu về bài vẽ của mình: Vẽ được gì? Vẽ như thế nào?... - Cô nhận xét chung, chuyển hoạt động.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_ve_cho_tre_3_4_tuoi_giup.docx