SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, điều quan trọng là chúng ta tạo môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ.

"Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một bước chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Trên thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày. Nhưng bên cạnh đó số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.

doc 14 trang lethu 04/11/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 dục trẻ về tình cảm- kỹ năng sống để góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn 
diện. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để lồng ghép các nội 
dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động đạt hiệu quả 
cao và tôi đã quyết định nghiên cứu, chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức các 
hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 
tuổi" để thực hiện.
 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc “Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã 
hội” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong 
giai đoạn hiện nay là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm 
thế nào để việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã 
hội một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo 
viên mầm non. 
 Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó 
vào trong cuộc sống hằng ngày như: Tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các 
vấn đề, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Giáo dục kỹ năng sống nhằm 
giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ những kiến 
thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, 
biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể 
trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản thân, với người khác, với xã hội, ứng 
phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết 
mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
 Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều 
bạn đồng nghiệp trong ngành. Đặc biệt đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: 
Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống. Giáo dục cách 
sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá 
nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành 
những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình 
huống khác nhau trong cuộc sống . 
 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình 
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi" được áp dụng ở bất kì nơi đâu, 
bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được một cách nhẹ 
nhàng, thoải mái. Nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy lớp 3-4 
tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm 
vi đề tài của tôi đang được áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non mà tôi đang 
công tác. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
 2 Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi 
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo 
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. 
 Bản thân tôi có trình độ trên chuẩn, công tác trong ngành cũng đã lâu năm 
nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Tâm huyết với 
nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm 
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáo dục và đào tạo.
 Giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có 
biện pháp giáo dục phù hợp
 Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở 
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo 
dục các con. 
 Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau.
 *Khó khăn: 
 Về phía giáo viên: Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những 
kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho 
trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có nhiều vốn kiến thức về kỹ năng sống. Kỹ năng lồng 
ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động trong ngày 
của giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chế.
 Về phía trẻ: Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và trẻ được bố mẹ nuông chiều 
nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi.
 Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng 
của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và chưa quan tâm đến việc dạy kỹ năng 
sống cho trẻ. 
 * Nguyên nhân thực trạng
 Chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức. Bên cạnh đó áp lực 
về công tác chuyên môn là quá lớn, cho nên giáo viên chủ yếu tập trung thời gian, 
công sức để làm tốt công tác chuyên môn; ít có thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, 
sưu tầm tài liệu về kỹ năng sống. 
 Nhiều gia đình chưa đủ hiểu tâm lý của con em mình. Chỉ quan tâm đến 
việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo 
con em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp; 
kỹ năng tự bảo vệ...
 Trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể. 
Những việc trẻ có thể tự giải quyết và thực hiện được nhưng trẻ lại thụ động, trong 
chờ và ỷ lại vào người lớn.
 Công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo trong việc rèn và giáo dục 
tình cảm, kỹ năng cho trẻ chưa được thường xuyên.
 2.2. Các giải pháp 
 4 qua hoạt động khám phá "Gương mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ nhận biết 
một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Ví dụ: Qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một số 
vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo 
dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người 
khác.
 Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu 
truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...
Ví dụ: Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý 
do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an 
toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng 
nước dễ xảy ra tai nạn), Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa 
chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng 
hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Cậu bé mũi dài” có nội dung giáo dục “tất 
cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những 
thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các 
bộ phận trên cơ thể mình. 
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như Tích 
Chu, ba cô gái.. qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví dụ 
người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con sẽ 
làm gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ?
Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng 
xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi 
công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua 
đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ 
làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng 
nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi : Theo con làm như vậy có 
được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc 
mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị 
lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó 
giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân 
viên)ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ 
dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội 
đó bắt cóc hoặc làm hại bé...
 Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất 
nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt 
động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với 
phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh 
cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung 
quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng ngày tôi ghi 
 6 Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “ Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu 
cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác 
lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những 
gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra 
ngoài khi xe đang chạy nhé.
 Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai 
của mình : 
Ví dụ : Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? Nếu không sẽ dễ đổ và xảy 
ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị 
bỏng. 
 Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi 
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo nhỡ tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng 
cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . 
Tôi đã đưa tình huống :
 “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to 
để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có 
người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo 
luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải 
quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng 
chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự 
tư duy lôgíc, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh 
nghiệm trong cuộc sống.
Ví dụ: Với nhóm bán hàng: Tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèn 
trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơi 
không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ chơi 
gọn gàng.
 Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn 
nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: Gọi điện thoại hỏi thăm, chăm 
sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau..
 Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất 
nhiều tình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành 
vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu 
dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ năng 
xã hội đối với trẻ.
 Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động và 
khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo 
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_long_ghep_giao.doc