SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ 3 tuổi ở trường mầm non năm học 2018-2019

Hoạt động một ngày của trẻ được thực hiện tất cả các hoạt động trong cuộc sống của trẻ trong ngày vì hàng ngày trẻ ở trường từ 6 giờ 30 đến 5 giờ chiều. Trong suốt thời gian này trẻ được cô chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp đảm bảo đúng theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định. Nhìn vào chế độ sinh hoạt của trẻ hàng ngày với những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế để làm tốt những công việc đó cô không chỉ là cô giáo giỏi mà còn là một người mẹ hiền, một người thầy thuốc giỏi, một người nghệ sĩ tài năng mới có thể làm được. Bởi ở trường là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ như phát triển thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và phát triển quan hệ tình cảm – xã hội. Muốn trẻ phát triển bền vững hoạt động một ngày của trẻ phải đảm bảo tính thường xuyên và liên tục được phân thời gian biểu cụ thể theo quy định.

doc 14 trang lethu 01/09/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ 3 tuổi ở trường mầm non năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ 3 tuổi ở trường mầm non năm học 2018-2019

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ 3 tuổi ở trường mầm non năm học 2018-2019
 trẻ. có tính khoa học và tính hiệu quả. Đi đúng hướng đảm bảo yêu cầu của sự 
phát triển giáo dục mầm non hiện nay trong đó có cả trẻ 3 tuổi. 
 Hoạt động một ngày của trẻ được thực hiện tất cả các hoạt động trong 
cuộc sống của trẻ trong ngày vì hàng ngày trẻ ở trường từ 6 giờ 30 đến 5 giờ 
chiều. Trong suốt thời gian này trẻ được cô chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức 
các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp đảm 
bảo đúng theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và 
quy định. Nhìn vào chế độ sinh hoạt của trẻ hàng ngày với những công việc 
tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế để làm tốt những công việc đó cô không 
chỉ là cô giáo giỏi mà còn là một người mẹ hiền, một người thầy thuốc giỏi, 
một người nghệ sĩ tài năng mới có thể làm được. Bởi ở trường là chăm sóc, 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về 5 lĩnh vực phát triển 
của trẻ như phát triển thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và phát triển 
quan hệ tình cảm – xã hội. Muốn trẻ phát triển bền vững hoạt động một ngày 
của trẻ phải đảm bảo tính thường xuyên và liên tục được phân thời gian biểu 
cụ thể theo quy định.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3 tuổi C1 tôi nhận thấy rằng 
công tác hoạt động một ngày của trẻ là rất quan trọng nên tôi đã chọn đề tài 
 “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ 3 tuổi ở 
Trường Mầm non năm học 2018 - 2019” với mong muốn vừa hoàn thành tốt 
nhiệm vụ của một giáo viên được nhà trường phân công vừa góp phần cho kết 
quả chung của hoạt động nhà trường và một phần nào góp phần vào công cuộc 
phát triển giáo dục mầm non cũng như nền giáo dục của đất nước hiện nay.
 * Phạm vi, thời gian thực hiện:
 Thực hiện tại lớp 3 tuổi C1 Trường mầm non nơi tôi công tác
 Thời gian từ tháng 8 năm 2018 đến hết tháng 04 năm 2019 (Một năm 
học) củng cố và thực hiện lâu dài
 2/14 Chưa nhận được sự quan tâm đồng đều của phụ huynh. Có nhiều phụ 
 huynh chỉ mong muốn con sớm được học chữ và số là đủ. Còn chưa biết con 
 mình đến trường được học những gì hoạt động những gì.
 Có nhiều phụ huynh còn chưa chủ động phối kết hợp với giáo viên về 
 cách nuôi dạy trẻ theo khoa học theo chương trình. Còn phó mặc cho giáo viên 
 chủ yếu quan tâm đến việc đóng góp nhiều hay ít, để làm gì và gửi con đến lớp 
 để đi làm.
 - Về phía giáo viên: 
 Khi xây dựng kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ giáo viên chưa biết nên 
 làm sao cho hiệu quả. chưa có kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho trẻ, còn dập 
 khuôn, máy móc. Chưa rõ cách lập kế hoạch và tận dụng môi trường để hoạt 
 động. Chưa có kinh nghiệm làm công tác tuyên truyền. Chưa biết thông qua 
 trẻ để có thông tin cần thiết tới phụ huynh.
 - Về phía học sinh
 + Khi hoạt động học sinh còn hoàn toàn thụ động chưa phân biệt rõ ràng về 
 các hoạt động trong ngày một cách nề nếp, khi thực hiện cô còn phải hướng 
 dẫn nhiều trẻ chưa linh hoạt còn tư duy chậm.
 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 - Kết quả trên trẻ:
 Kết quả hoạt động tích cực trong mọi hoạt động của trẻ
 Tổng số
 Tốt % Khá % TB % Yếu %
 29 5 17 11 38 10 34 3 10
 3. Những biện pháp thực hiện đề tài:
 * Biện pháp 1: Xây dựng thời gian biểu và nội dung chính cho tổ chức 
hoạt độngmột ngày của trẻ
 * Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trong ngày
 * Biện pháp 3: Trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về hoạt động của 
 trẻ hàng ngày;
 *Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động mời ban giám hiệu dự giờ,dự giờ 
 đồng nghiệpđể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân;
 * Biện pháp 5: Làm đồ dùng tự tạo, tham mưu với nhà trường bổ sung mua 
 sắm đồ dùng theo quy định của Thông tư 02
 4/14 Thể dục buổi sáng: 15 phút thể dục buổi sáng là lúc bé tập những bài 
 tập nhẹ nhàng cùng với những bài hát vui vẻ, phấn khởi chuẩn bị cho một 
 ngày hoạt động ở trường. Chúng tôi đã lựa chọn những bài phù hợp với chủ đề 
 và có tính giáo dục cao, tập trung với các lớp.
 Giờ thể dục buổi sáng
 ư
 Hoạt động chung: Là thời điểm quan trọng nhất trong một ngày sinh 
 hoạt của trẻ ở trường. tôi xây dựng những hoạt động theo hình thức để trẻ 
 được học mà chơi, chơi mà học. chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho hoạt động, 
 không dùng nhiều lời lẽ giảng giải mà cung cấp kiến thức mới cho trẻ bằng 
 cách lồng ghép các trò chơi sinh động để trẻ tự tư duy giúp trẻ nhớ lâu. 
 Hoạt động ngoài trời: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho 
trẻ. Tạo môi trường và tận dụng các điều kiện tự nhiên để tổ chức cho trẻ hoạt 
động. Lựa chọn các trò chơi vận động để tổ chức hoạt động ngoài trời. Cô cho 
trẻ quan sát có mục đích hoặc củng cố các hoạt động học trong hoạt động 
ngoài trời, chơi trò chơi vận động, chơi tự do và được thực hiện theo đúng kế 
hoạch để không trùng với các lớp để trẻ tập trung vào hoạt động.
 Hoạt động góc: là hoạt động sau các hoạt động học, phải mang tính 
 thường xuyên, tôi đã tổ chức cho trẻ các kĩ năng để trẻ hoạt động tái hiện lại 
 các hoạt động trong xã hội. Khi bắt đầu chơi cô trò chuyện, hát các bài hát về 
 chủ đề sau đó thỏa thuận vai chơi, khi chơi hướng trẻ có sự giao lưu giữa các 
 6/14 không chú ý đến trẻ. Sau giờ ngủ dậy, cô cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng để chuẩn 
bị ăn chiều và hoạt động chiều.
 Hoạt động chiều: Cô cho trẻ ôn lại các hoạt động theo lịch tuần và các 
bài còn thiếu buổi sáng và chơi các trò chơi vận động rèn cho trẻ về kĩ năng 
sống, dạy trẻ biết cách tự phục vụ cá nhân, dạy trẻ sống gọn gàng ngăn nắp. 
Dạy trẻ các quy tắc sống, biết bảo vệ môi trường, biết phòng các nguy cơ gây 
tai nạn để đảm bảo an toàn cho trẻ, tuân theo luật lệ giao thôn
 Giờ trả trẻ: Cũng như giờ đón trẻ tôi đã trao đổi về tình hình hoạt động 
và sức khỏe của trẻ ở lớp trong ngày. Khả năng phát triển của trẻ để phụ huynh 
có sự phối kết hợp chăm sóc trẻ tốt hơn, có cách dạy con theo khoa học đảm 
bảo đúng với chương trình. 
 b. Biện pháp 2 : lập kế hoạch tổ chức hoạt động trong ngày.
 Biện pháp này, tôi đã phối kết hợp giữa các lớp, dựa vào chương trình 
 để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, bố trí thời gian hoạt động phù hợp 
 với lớp để hoạt động có hiệu quả.
 Xây dựng kế hoạch ngày, tuần, tháng đầy đủ và trước thời gian hoạt 
 động để trình ban giám hiệu duyệt, bổ sung những vấn đề cần thiết. Tôi đã tìm 
 tòi những nội dung tổ chức hoạt động trong cuộc sống hàng ngày gần gũi với 
 trẻ. Việc lập kế hoạch đảm bảo thuận lợi cho việc chuẩn bị đồ dùng và việc 
 ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế để 
 tổ chức các hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả
 c. Biện pháp 3: Trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về các hoạt động 
 hàng ngày.
 Trong giáo dục trẻ mầm non nói chung trong đó có cả lớp 3 tuổi, việc 
 chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng trẻ, về thời gian chủ yếu là ở trường nên việc 
 gặp gỡ trao đổi để có sự phối kết hợp cả về cách dạy, cách nuôi và chăm sóc 
 con sao cho đúng với quy chế chuyên môn, đúng với chương trình, kế hoạch 
 của lớp. Đảm bảo tính khoa học là rất cần thiết, nếu không sẽ có sự tác động 
 ngược lại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Biện pháp này, điều đầu tiên mà 
 tôi làm là phải đảm bảo giờ nào việc nấy không cắt xén chương trình để theo 
 dõi từng trẻ và trao đổi với bố mẹ trẻ để nắm được các thông tin về trẻ như 
 tình hình sức khỏe, tính cách, khả năng hoạt động của trẻ và các biểu hiện bất 
 8/14 các điều kiện cho trẻ ngủ và cô theo dõi sức khỏe khi trẻ ngủ để đảm bảo an 
toàn cho trẻ để cuối ngày trao đổi với phụ huynh. 
e. Biện pháp 5: Làm đồ dùng tự tạo,tham mưu với nhà trường để bổ sung 
mua sắm đồ dùng theo quy định của Thông tư 02
 Các điều kiện về cơ sở vật chất cho mọi hoạt động trong công tác chăm 
sóc, nuôi dưỡng giáo dục bao giờ cũng cần thiết và quan trọng hàng đầu. Nếu 
không có điều kiện về cơ sở vật chất sẽ không làm được bất cứ việc gì vì nó 
hỗ trợ cho, giáo viên chúng tôi có điều kiện tốt nhất để thực hiện và tổ chức 
tốt các hoạt động. 
 Hàng năm nhà trường đã tổ chức thi tự làm đồ dùng tự tạo,sáng tạo tôi 
đều cố gắng tìm tòi để tham gia khi tham gia thi tôi luôn dựa vào kế hoạch các 
hoạt động để làm đồ dùng cho phù hợp cả về chủ đề và từng hoạt động đảm 
bảo sử dụng có hiệu quả cao nhất, bổ sung vào việc trang trí lớp, trang trí góc 
tuyên truyền và tổ chức các hoạt động
 10/14 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
 Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên thực tế vào trong các hoạt 
 động đến nay đã có kết quả sau:
 1. Về phía phụ huynh:
 Đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm đồng đều hơn của phụ huynh. Phụ 
 huynh đã hiểu hơn về việc hoạt động một ngày của trẻ ở trường. Là cần thiết như 
 thế nào. Sẵn sàng phối kết hợp với giáo viên trao đổi để hỏi về cách tổ chức các 
 hoạt động ở trường để áp dụng dạy con được tốt hơn ở gia đình.
 2. Về phía giáo viên:
 Đã dễ dàng lựa chọn nội dung hoạt động phong phú, phù hợp vào việc 
 xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động một ngày của trẻ ở trường.
 Có kinh nghiệm hơn trong việc trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh và 
tổ chức hoạt động cho trẻ một cách sáng tạo có hiệu quả.
 Biết lấy trẻ làm trung tâm để khai thác thông tin và truyền thông tin hai 
 chiều giữa phụ huynh và lớp, nhà trường Tạo được lòng tin với phụ huynh.
 3. Về phía học sinh:
 Trẻ đã không còn thụ động khi tham gia vào các hoạt động tích cực tư 
 duy, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động và hiểu rõ ràng hơn và trình tự 
 từng hoạt động trong một ngày ở trường từ giờ đón trẻ cho đến giờ trả trẻ. Trẻ 
 biết mình học gì và làm gì.
 4. Số liệu so sánh đối chứng:
 Đầu năm học:
 Kết quả hoạt động tích cực trong mọi hoạt động của trẻ
 Tổng số
 Tốt % Khá % TB % Yếu %
 29 5 17 11 38 10 34 3 10
 Cuối năm học: 
 Tổng Kết quả hoạt động tích cực trong mọi hoạt động của trẻ
 số Tốt % Khá % TB % Yếu %
 29 8 27,5 15 52 5 17 1 4
 12/14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tot_hoat_dong_mot_ngay_cua_t.doc