SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Phát triển thể chất cho trẻ là một chuyên đề trọng tâm của năm học, giáo dục thể chất cho trẻ là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ Mầm non bằng cách "học bằng chơi, chơi bằng học" thì việc áp dụng vào bài giảng của giáo viên chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảo sát, hội thảo, thực hiện tiết dạy, hội thi TDTT... theo giải pháp mới qua cách thức thực hiện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Với trẻ mẫu giáo nhỡ 3- 4 tuổi tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí quan trọng, cơ thể trẻ đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục và phát triển là nhiệm vụ trọng tâm làm cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực, đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. II.Mục đích nghiên cứu: Phát triển thể chất cho trẻ là một chuyên đề trọng tâm của năm học, giáo dục thể chất cho trẻ là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ Mầm non bằng cách "học bằng chơi, chơi bằng học" thì việc áp dụng vào bài giảng của giáo viên chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảo sát, hội thảo, thực hiện tiết dạy, hội thi TDTT... theo giải pháp mới qua cách thức thực hiện. III. Đối tượng nghiên cứu: 2/17 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. II. Cơ sở thực tiễn: Với trẻ mẫu giáo nhỡ 3- 4 tuổi tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí quan trọng, cơ thể trẻ đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục và phát triển là nhiệm vụ trọng tâm làm cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực, đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi thấy với những phương pháp trước đây khi dạy trẻ giờ giáo dục thể chất có những ưu, khuyết điểm sau: * Thuận lợi: Giáo viên đã biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục trong từng hoạt động cụ thể, đã nhấn mạnh vai trò chủ đạo của hoạt động, đã chú ý đến đặc điểm nhận thức chung của trẻ trong từng lứa tuổi, chú ý đến điều kiện và phương tiện thực hiện của hoạt động. Nhà trường tổ chức chuyên đề phát triển thể chất cho tất cả học sinh trong toàn trường đều được tham gia. Phòng học, sân chơi sạch sẽ có nhiều đồ dùng phát triển thể chất cho trẻ Trẻ khoẻ mạnh tăng cân đều, tỷ lệ trẻ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều . Phụ huynh quan tâm đến tình hình sức khoẻ và chương trình học của con em mình. * Khó khăn: 4/17 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non III. Một số biện pháp: Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. Sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết. Tôi đã nghiên cứu chương trình cả năm học, nắm được đặc điểm tình hình tâm sinh lý trẻ cùng sự phát triển vận động của trẻ. Đã lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp theo từng chủ đề, từng môn học. Tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp theo tháng. * Tháng 9: Trường mầm non. - Trò chơi vận động: “ Tung cao hơn nữa”; “Ai nhanh hơn”; “Tìm bạn”; “Ai giỏi nhất”; “ Về đúng nhà”;“ Đổi đồ chơi cho bạn”. - Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Nu na nu nống. * Tháng 10: Gia đình. - Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé với cái bóng của mình”. - Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Lộn cầu vồng”. * Tháng 11: Nghề nghiệp. - Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; “Hái hoa tặng cô”. - Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ” * Tháng 12: Thế giới động vật. - Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”. 6/17 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non cực hoạt động – việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi đã trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học . * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi: + Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao thông ứng dụng vào trò chơi “Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông. + Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “Tìm về đúng chuồng”; “ Bắt bướm”. Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. 8/17 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non mới thay đổi nhịp độ đội hìnhVà tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi trong ngày hội làng. VD: Để đưa trẻ vào những trò chơi trong ngày hội làng, thêm sự hứng thú, tôi dựng cảnh ngôi đình cùng những cây hoa, cây xanh, trang trí màu rực rỡ. Sau đó cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi. + Cô dùng các âm thanh, tín hiệu để thu hút trẻ lại, sau đó giới thệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Dùng lời nói để động viên, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi: VD: Cô lôi cuốn trẻ tập trung dưới hình thức : Cô cầm loa chạy ra và nói: Loa...loaloa Hôm nay ngày hội Của các thầy cô Các bạn lớp C2 Về đây dự hội Sau đó cô giới thiệu chương trình giao lưu về kỹ năng vận động của các bạn lớp C2 qua trò chơi: “Gánh rau qua cầu” ở chủ đề “ Nghề nghiệp. VD: Với trò chơi: “Tín hiệu” trẻ rất hứng thú khi mỗi trẻ được cầm một đồ dùng là mô hình ô tô, hay xe máy, xe đạp và tập làm những người điều khiển phương tiện giao thông. + Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ điểm “ Giao thông” tôi thay đổi lời ca trò chơi: Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Phố xá đông người Bé ơi nhớ nhé Đèn xanh được đi Vàng thì chậm lại 10/17
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_to_chuc_cac_tro_choi.doc