SKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với đọc

Quan điểm tương tác cho rằng, việc đọc của trẻ giống như quá trình nghĩ và làm nên việc đọc của trẻ tập trung vào kinh nghiệm học tập để giúp trẻ có khả năng biết đọc. Quan điểm này cũng thừa nhận rằng, hoạt động tương tác xảy ra trong quá trình đọc của trẻ không giống nhau, không phải tất cả trẻ đều tận dụng được những kinh nghiệm hoạt động học giống nhau, do đó cần cung cấp cho trẻ những hoạt động trải nghiệm liên quan đến đọc. Cách thức này đưa đến tiếp cận dạy học trung gian. Đây là sự thống nhất giữa hai phương pháp tiếp cận của quan điểm hành vi và tự nhiên chủ nghĩa về tiếp cận trọn vẹn và sẵn sàng học đọc. Như vậy, với trẻ 3- 4 tuổi chưa phải là một bạn đọc thực sự, việc đọc của trẻ có những đặc điểm riêng, và “hình thành khả năng đọc cho trẻ không phải là yêu cầu trẻ đọc như ở phổ thông mà là giúp cho trẻ trở thành một bạn đọc trong tương lai. Việc hình thành ở đây vừa có nghĩa là khởi đầu vừa có nghĩa là phát triển”. Việc tạo ra khả năng đọc của trẻ không phải là những kĩ năng riêng lẻ cần được trau dồi mà là một tập hợp các kĩ năng tạo ra khả năng đọc cho trẻ. Việc tạo cho trẻ những khả năng đọc thông qua tranh truyện chính là con đường đi thực sự hiệu quả và có ý nghĩa.
docx 20 trang lethu 08/05/2024 1071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với đọc

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với đọc
 MỤC LỤC
 Nội dung đề mục Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 1
cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề 2
2.1 Thuận lợi 2
2.2 Khó khăn 3
3. Giải quyết vấn đề 3
3.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn phụ huynh lựa chọn tranh truyện 4
phù hợp cho trẻ 3- 4 tuổi
3.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh cần tạo môi trường 5
tranh truyện, thỏa mãn nhu cầu làm quen việc đọc cho trẻ tại 
gia đình
3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh kỹ năng đọc truyện 6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9
a. Đối với giáo viên 9
b. Đối với trẻ 9
c. Đối với phụ huynh 9
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
1. Kết luận 10
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh nghiệm 10
3. Bài học kinh nghiệm 10
4. Kiến nghị- đề xuất 10
IV. PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tranh truyện là người bạn đồng hành của trẻ thơ, là món ăn tinh thần mà trẻ 
yêu thích ngay từ khi còn nhỏ Tranh truyện là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình 
và văn học. Truyện tranh là truyện kể bằng tranh, thường có thêm lời, và thường 
dùng cho thiếu nhi. Tranh truyện giúp trẻ củng cố kiến thức, học hỏi thêm bao điều 
mới mẻ, và đặc biệt là nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ. Những cuốn Tranh 
truyện cũng mở ra vô vàn những cuộc trò chuyện, ở đủ các chủ đề xung quanh 
cuộc sống và đời sống tinh thần của trẻ; gợi mở những trò chơi thú vị sau khi đọc. 
Tranh truyện còn giúp trẻ tăng vốn từ, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, dạy trẻ 
những điều hay lẽ phải.
 Trong tình hình hiện nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để 
đảm bảo an toàn, trẻ mầm non phải nghỉ học ở nhà, bị hạn chế ra ngoài, chơi hay 
tiếp xúc với mọi người xung quanh. Lúc này, vai trò của gia đình càng trở lên vô 
cùng cấp thiết hơn bao giờ hết. Các bậc phụ huynh là người quản lý, hướng dẫn 
trẻ duy trì nề nếp vui chơi, ăn ngủ, học tập, rèn luyện, giúp trẻ phát triển toàn diện. 
Và tranh truyện là một công cụ tuyệt vời để kết nối với trẻ, điều này được hầu hết 
các chuyên gia giáo dục hay nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ công nhận 
và khẳng định. Đây cũng chính là công cụ hữu ích cho phụ huynh trong việc chăm 
sóc giáo dục trẻ tại nhà mùa dịch. Việc lồng ghép các bài học bổ ích qua những 
chủ đề thú vị trong tranh truyện chắc chắn sẽ giúp cho trẻ không cảm thấy nhàm 
chán khi ở nhà mà khả năng tư duy cũng như khả năng làm quen với việc đọc sẽ 
rất phát triển.
 Tuy nhiên, nhiều phụ huynh còn loay hoay trong việc lựa chọn và sử dụng 
tranh truyện như thế nào để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc. Là một giáo viên 
mầm non, tôi tự nhận thấy vai trò cấp thiết của phụ huynh trong việc giúp trẻ làm 
quen với đọc. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc 
hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen 
với đọc”.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm:
 Giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu sang lứa tuổi mẫu giáo là khoảng thời gian 
khá bận rộn với mọi trẻ. Dù trẻ đến trường hay ở nhà, sẽ đều có những đặc điểm 
tâm sinh lý rất đặc trưng của độ tuổi này. Đây là giai đoạn rất đáng lưu ý trong quá 
trình phát triển của trẻ, bởi nó đánh dấu sự phát triển năng lực tư duy của trẻ đến 
đỉnh điểm, thời kỳ này não bộ hoạt động cực mạnh, trở thành một nền tảng quan 
trọng, làm tiền đề cho sự phát triển tư duy sau này.
 1/10 Theo quan điểm hành vi, trẻ đọc thông qua việc hình thành kết hợp giữa các tác 
nhân, phản ứng, tăng cường, một đứa rẻ có thể học đọc khi chúng phải được dạy trực 
tiếp và chính hức các kĩ năng cụ thể hoặc các khái niệm cơ bản tách rời nhau trước khi 
cố gắng để đọc. Những kĩ năng riêng lẻ hoặc các khái niệm bao gồm: nhận ra chữ cái, 
phân biệt âm thanh, ghi nhớ hình ảnh và mối quan hệ giữa chữ cái và âm thanh. Một 
khi đã thành thạo tất cả những kĩ năng thì trẻ với sẵn sàng để bắt đầu đọc.
 Trong khi đó, quan điển tự nhiên chủ nghĩa cho rằng, ngôn người đặc trưng của 
con người thì trẻ em bình thường cho dù ở bối củ đầu cầu có thể nổi và phát triển khả 
năng nói ở cùng độ tuổi. Trả táo thu ngôn ngữ như một phần của sự phát triển tự nhiên 
của con người. Và việc đọc không có bất kì yêu cầu duy nhất hay bí mật nào đối với 
não bộ... đọc không đòi hỏi tài năng hay sự phát triển đặc biệt nào của não bộ. Quan 
điểm này công nhận rằng trẻ em sẽ bắt đầu phát triển khả năng đọc qua những cơ hội 
lặp đi lặp lại để tương tác với ngôn ngữ viết trong nhà trưởng, cộng đồng và những môi 
trường được tạo ra không chính thức. Theo đó, việc tiếp cận để dạy trẻ đọc chính là 
việc tiếp cận dạy học ngôn ngữ trọn vẹn, nhấn mạnh tư tưởng là việc dạy học không 
chú ý đến các khái niệm và tiểu kĩ năng một cách tách biệt.
 Quan điểm tương tác cho rằng, việc đọc của trẻ giống như quá trình nghĩ và làm 
nên việc đọc của trẻ tập trung vào kinh nghiệm học tập để giúp trẻ có khả năng biết 
đọc. Quan điểm này cũng thừa nhận rằng, hoạt động tương tác xảy ra trong quá trình 
đọc của trẻ không giống nhau, không phải tất cả trẻ đều tận dụng được những kinh 
nghiệm hoạt động học giống nhau, do đó cần cung cấp cho trẻ những hoạt động trải 
nghiệm liên quan đến đọc. Cách thức này đưa đến tiếp cận dạy học trung gian. Đây là 
sự thống nhất giữa hai phương pháp tiếp cận của quan điểm hành vi và tự nhiên chủ 
nghĩa về tiếp cận trọn vẹn và sẵn sàng học đọc.
 Như vậy, với trẻ 3- 4 tuổi chưa phải là một bạn đọc thực sự, việc đọc của trẻ có 
những đặc điểm riêng, và “hình thành khả năng đọc cho trẻ không phải là yêu cầu trẻ 
đọc như ở phổ thông mà là giúp cho trẻ trở thành một bạn đọc trong tương lai. Việc 
hình thành ở đây vừa có nghĩa là khởi đầu vừa có nghĩa là phát triển”. Việc tạo ra khả 
năng đọc của trẻ không phải là những kĩ năng riêng lẻ cần được trau dồi mà là một tập 
hợp các kĩ năng tạo ra khả năng đọc cho trẻ. Việc tạo cho trẻ những khả năng đọc thông 
qua tranh truyện chính là con đường đi thực sự hiệu quả và có ý nghĩa.
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
 Phụ huynh nhiệt tình đồng hành cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Kho tranh truyện vô cùng phong phú và đa dạng đặc biệt là tranh truyện điện tử
 Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trong của việc giúp trẻ làm quen với 
đọc, đã dành thời gian đề chơi với trẻ nhiều hơn.
 2/10 3- 4 tuổi
 Đối với trẻ 3- 4 tuổi, phụ huynh cần chọn “tranh truyện”, tranh truyện phải có 
hình tranh lớn, rõ nét, màu sắc sinh động nội dung phản ánh những sự vật hiện tượng 
gần gũi với trẻ, ưu tiên các tác phẩm giàu tình cảm gia đình, yêu thương động vật,... 
Trẻ quan tâm, bị thu hút và lôi cuốn một cách tự nhiên bởi thế giới xung quanh mình 
và vì thế chúng ta nên giới thiệu với trẻ những cuốn sách về cuộc sống thực tế. Hãy cố 
gắng tìm và ưu tiên những cuốn sách với câu chuyện về những trải nghiệm thật, như 
các hoạt động thường ngày (đi thăm ông bà, đi siêu thị, hoạt động trước khi đi ngủ hay 
khi thức dậy.) và những cuốn tranh truyện mà tranh minh họa về các con vật, các đồ 
vật thật như phương tiện giao thông hơn là những câu chuyện kỳ ảo.
 Những cuốn tranh truyện cần sử dụng nhiều từ, tính từ miêu tả và đặc biệt tránh 
cách nói bắt chước ngôn ngữ của trẻ con (nói chệch, nói nhịu theo kiểu của trẻ đang 
học nói) rất tốt và hữu ích cho việc dạy trẻ ngôn ngữ chuẩn xác và gia tăng vốn từ vựng 
của trẻ. Trẻ nhỏ cũng rất hứng thú với những cuốn sách có vần điệp nhịp điệu nhàng 
và câu từ có tính lặp lại.
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trên zalo nhóm lớp tôi hướng dẫn phụ 
huynh cách lựa chọn tranh truyện cho trẻ. Tôi giới thiệu với phụ huynh một số cuốn 
tranh truyện hay, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Phụ huynh cần biết chọn cuốn tranh 
truyện có chữ là chữ in thường, cỡ chữ to, câu văn đơn giản. Truyện có khoảng 60- 100 
từ với 2- 3 sự kiện. Trẻ thường rất chú ý tới các chi tiết thú vị, vì thế, giờ đọc sách của 
trẻ sẽ thú vị và nhiều tiếng cười hơn rất nhiều với những cuốn sách đầy ắp các chi tiết 
nhỏ trong những bức tranh minh hoạ. Những chi tiết này cũng là một chất xúc tác tuyệt 
vời để mở ra những cuộc trò chuyện hay chủ đề mà chúng ta có thể thảo luận cùng trẻ 
khi đọc tranh truyện.
 Lựa chọn tranh truyện phụ huynh cũng nên quan tâm chú ý tới sự hứng thú, sở 
thích của trẻ. Phụ huynh vần cung cấp các cuốn tranh truyện có bìa cứng, dễ đọc và tự 
trẻ có thể lật giở các trang sách.
 Một số cuốn tranh truyện hay phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà tôi đã hướng giới 
thiệu cho phụ huynh:
+ Bộ “Vì Sao Tớ Yêu”: Trọn Bộ 4 Cuốn là bộ tranh truyện tập hợp những lời yêu 
thương của con trẻ dành cho các bố mẹ, ông bà và người thân của mình. Những lời thủ 
thỉ tâm tình giản dị nhưng xúc động, kết hợp với minh hoạ kì công chắc chắn sẽ khiến 
trẻ cảm thấy vừa gần gũi, vừa lôi cuốn. Qua bộ tranh truyện này trẻ cũng có thể học 
được cách bày tỏ tình yêu thương trong gia đình và hiểu được tình yêu với một người 
mình yêu quý là như thế nào
+ Tranh truyện Ehon: Ehon là truyện tranh vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. Truyện này 
đang được rất nhiều ông bố bà mẹ trên toàn thế giới yêu thích đọc cho con nghe mỗi 
 4/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_huong_dan_phu_huynh_su_du.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3-4 tuổi làm.pdf