SKKN Một số kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi làm quen với Toán cho trẻ 3-4 tuổi

Thông qua hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn.

Trẻ 3- 4 tuổi, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Vì thế trẻ cần học thông qua chơi. Học thông qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Chơi mang tính giáo dục khi nó vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội (Zosh, 2018). Học qua chơi tập trung chính vào việc dạy và học. Kiến thức có thể được truyền đạt dưới dạng trò chơi. Tham gia những trò chơi sẽ kích thích não bộ ở trẻ trong việc tìm hiểu và khám phá. Từ đó, sẽ tạo động lực cho chúng trở nên chủ động với môi trường xung quanh, thúc đẩy sự tập trung trong việc học. Trẻ sẽ được tham gia vào quá trình tư duy linh hoạt ở cấp độ cao bao gồm cách giải quyết vấn đề, phân tích, đánh giá, áp dụng kiến thức và sáng tạo. Các hoạt động vui chơi còn giúp tăng trí tưởng tượng, thúc đẩy sự tò mò và tạo ra thái độ nhiệt tình, tính kiên trì đối với việc học ở trẻ. Kiến thức và kĩ năng trẻ có được qua các trò chơi không thể đạt được thông qua việc học “vẹt”. Bởi lẽ, khi học vẹt trẻ sẽ chỉ học thuộc đơn thuần kiến thức mà không có sự tìm tòi hiểu sâu về vấn đề. Đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Nếu đứa trẻ được thỏa mãn với nhu cầu chơi trẻ không những hiểu biết, biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó đúng mà còn giúp trẻ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng vào trong cuộc sống.

docx 16 trang lethu 19/01/2025 900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi làm quen với Toán cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi làm quen với Toán cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi làm quen với Toán cho trẻ 3-4 tuổi
 MỤC LỤC
 Nội dung đề mục Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 1
cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề 2
2.1 Thuận lợi 2
2.2 Khó khăn 3
3. Giải quyết vấn đề 3
3.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi làm quen với 3
toán
3.2 Biện pháp 2: Sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu 5
tái chế làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán
3.3 Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh 7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 8
a. Đối với giáo viên 8
b. Đối với trẻ 9
c. Đối với phụ huynh 9
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9
1. Kết luận 9
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh nghiệm 10
3. Bài học kinh nghiệm 10
4. Kiến nghị- đề xuất 10
IV. PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông qua hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế 
giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, 
khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển 
toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, 
quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách 
quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc 
phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức 
trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho 
trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức 
của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn.
 Trẻ 3- 4 tuổi, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Vì thế trẻ 
cần học thông qua chơi. Học thông qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là 
hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá 
và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu 
học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ 
đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Chơi mang tính 
giáo dục khi nó vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử 
nghiệm và có tương tác xã hội (Zosh, 2018). Học qua chơi tập trung chính vào 
việc dạy và học. Kiến thức có thể được truyền đạt dưới dạng trò chơi. Tham gia 
những trò chơi sẽ kích thích não bộ ở trẻ trong việc tìm hiểu và khám phá. Từ 
đó, sẽ tạo động lực cho chúng trở nên chủ động với môi trường xung quanh, 
thúc đẩy sự tập trung trong việc học. Trẻ sẽ được tham gia vào quá trình tư duy 
linh hoạt ở cấp độ cao bao gồm cách giải quyết vấn đề, phân tích, đánh giá, áp 
dụng kiến thức và sáng tạo. Các hoạt động vui chơi còn giúp tăng trí tưởng 
tượng, thúc đẩy sự tò mò và tạo ra thái độ nhiệt tình, tính kiên trì đối với việc 
học ở trẻ. Kiến thức và kĩ năng trẻ có được qua các trò chơi không thể đạt được 
thông qua việc học “vẹt”. Bởi lẽ, khi học vẹt trẻ sẽ chỉ học thuộc đơn thuần kiến 
thức mà không có sự tìm tòi hiểu sâu về vấn đề. Đồ dùng đồ chơi là phương tiện 
giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu 
bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Nếu đứa trẻ được thỏa mãn với nhu 
cầu chơi trẻ không những hiểu biết, biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó đúng 
mà còn giúp trẻ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng 
vào trong cuộc sống.
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
 Phụ huynh nhiệt tình đồng hành cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo 
dục trẻ.Thường xuyên ủng hộ các đồ dùng, phế liệu như chai lọ, bìa caton.
 Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường tạo điều 
kiện cho giáo viên đi tham gia các buổi kiến tập làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
 Cô giáo luôn tự tìm tòi qua sách, báo, mạng internet, các video hướng dẫn 
làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán
 2/10 Thời gian học Nội dung Đồ dùng đồ Đồ dùng đồ Thời gian 
 chơi dạy học chơi góc Làm làm đồ 
 Hoạt động quen với toán dùng đồ 
 LQVT chơi 
 Đã Cần Đã Cần LQVT
 có làm có làm
Tháng10,11,12, Nhận biết số đếm, số Tháng 
 x x x x
1,2,3,4,5 lượng 8,9,10,11
Tháng10,11,12 Sắp xếp theo qui tắc Tháng8, 
 x x o x
 9,10,11
Tháng11,12 So sánh hai đối tượng Tháng 
 x x o x
 về kích thước 8,10,11
Tháng9,10,11 Nhận biết hình dạng Tháng 
 x x o x
 8,9
Tháng 9 Nhận biết màu sắc Tháng 8
 x x o x
Tháng1,2,3,4,5 Nhận biết vị trí trong Tháng 
 không gian và định o x o x 8,12,1
 hướng thời gian
3.2 Biện pháp 2 : Sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế 
làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán:
 Và đồ dùng đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, 
đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng 
của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ 
niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống 
hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ 
dùng đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong 
phú và đặc biệt sáng tạo.
 Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm 
được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính 
sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu 
quả sử dụng lại khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm 
chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.
 Các món đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật 
liệu tự nhiên đều rất an toàn đối với sức khỏe của trẻ.
 4/10 - Bước 3: Phác thảo: Tôi phác thảo, hình dung, vẽ ra ý tưởng thiết kế cho từng 
bộ phận, từng phần và trọn bộ đồ dùng đồ chơi sao cho thỏa mãn các tiêu chí
- Bước 4: Chuẩn bị các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế:
+ Nguyên vật liệu từ thiên nhiên: vỏ ốc, vỏ sò, rơm, gỗ, tre, lá cây, hột hạt
+ Nguyên vật liệu tái chế: giấy, bìa carton, chai nhựa, nắp chai, ống hút 
+ Dụng cụ: kéo; keo; hồ dán; bút màu,
- Bước 5: Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi: 
+ Nghiên cứu và lựa chọn đối tượng: Là các đối tượng cụ thể, đơn lẻ hoặc nhóm 
đối tượng như các con dấu, thẻ số, thẻ hình 
+ Tạo hình các bộ phận: Sau khi lựa chọn vật liệu, cần tiến hành tạo hình từng 
bộ phận. 
+ Thực hiện và lắp ráp: Tạo hình các bộ phận chính, tạo các chi tiết nhỏ, dán, 
lắp ráp đến từng bộ phận chính với các chi tiết nhỏ riêng lẻ. 
+ Hoàn thiện sản phẩm bằng cách trang trí thêm các chi tiết, màu sắc vào đối 
tượng để tăng phần thẩm mĩ và sinh động. 
- Bước 6: Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu Để khẳng định sự phù hợp, hiệu quả của 
đồ dùng đồ chơi đã làm, việc tổ chức cho trẻ chơi thử là cần thiết. Qua quá trình 
tổ chức, chúng ta cần xác định mức độ phù hợp của mục đích, yêu cầu đã đặt ra 
(quá khó, quá dễ hay đã vừa sức với trẻ), luật chơi, cách chơi có gây hứng thú, 
hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hay không. Trên cơ sở đó, chúng ta quay ngược lại 
các bước để điều chỉnh những vấn đề bất cập nhằm hoàn chỉnh đồ dùng đồ chơi 
một cách hiệu quả và hài lòng nhất.
c. Một số đồ dùng đồ chơi đã làm:
➢ Bộ đồ dùng đồ chơi về số lượng
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết số lượng, rèn các vận động tinh
- Nguyên vật liệu:
+ Lá khô, sỏi, hột hạt, pom pom, cúc áo,
+ Xúc xắc làm từ bìa carton
+ Thẻ chấm tròn làm từ bìa carton
+ Kẹp gắp
- Cách chơi:
+ Chơi nhóm nhỏ (4 trẻ) hoặc cá nhân
+ Trẻ lần lượt đổ xúc xắc, chọn thẻ có số chấm tròn tương ứng với mặt xúc xắc 
và lấy số lượng vật liệu tương ứng với con số đó 
+ Nâng cao: lấy số lượng vật liệu tương ứng với con số đó bằng cách sử dụng 
kẹp
➢ Bộ đồ dùng đồ chơi sắp xếp theo quy tắc:
 6/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_lam_do_dung_do_choi_lam_q.docx