SKKN Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Steam vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Như chúng ta đã biết, những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục trẻ với phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các hoạt động như: tạo hình, văn học, toán, khám phá… nghĩa là tách rời các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. “Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động” là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Steam vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Steam vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
MỤC LỤC Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................3 I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN .......................................................................3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................................................3 1. Đặc điểm tình hình ............................................................................................3 2. Thuận lợi ...........................................................................................................4 3. Khó khăn ...........................................................................................................4 III. CÁC BIỆN PHÁP ...........................................................................................5 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch có ứng dụng phương pháp giáo dục steam. ....................................................................................................................5 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường có ứng dụng Steam để kích thích trí tò mò, khơi nguồn cảm hứng cho trẻ.........................................................................8 3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp Steam vào các hoạt động trong ngày. .....................................................................................................................9 3.1. Hoạt động học ..............................................................................................10 3.2. Hoạt động góc ..............................................................................................13 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN .............................................................................15 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................17 1. Kết luận ...........................................................................................................17 2. Khuyến nghị ....................................................................................................17 2 hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Steam vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi” để chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. * Mục đích nghiên cứu: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh và mạnh dạn tự tin trong các hoạt động. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo bé C2 trong năm học 2022 - 2023 - Tích hợp phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM trong thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá, tạo hình, trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo bé. * Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các báo cáo; phân tích, tổng hợp, sưu tầm các tài liệu, hoạt động liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ một ngày ở trường mầm non. - Phương pháp điều tra: Điều tra đối với giáo viên việc thiết kế hoạt động khám phá và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ Phương pháp thống kê: Xử lý các kết quả thu được. * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng Mức độ nhận thức Biết Chưa biết Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Khoa học 8/42 19% 34/42 81% Công nghệ 10/42 24% 32/42 76% Kĩ thuật 10/42 24% 32/42 76% Nghệ thuật 12/42 28,6% 30/42 71,4% Toán học 15/42 35,7% 27/42 64,3% 4 tiếng với làng nghề truyền thống làm miến dong. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để trẻ có cơ hội trải nghiệm thực tế tốt nhất trong quá trình tìm hiểu, khám phá về các nghề truyền thống của địa phương cũng như các ngành nghề khác trong xã hội. Năm học này, tôi được ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp mẫu giáo bé C2 với 42 trẻ, trong đó 20 cháu nam và 22 cháu nữ. Lớp có 3 cô trình độ chuyên môn trên chuẩn. 63 % phụ huynh làm nông nghiệp, 12% phụ huynh làm công nhân viên chức và 25% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đầu tư và đổi mới môi trường, trang thiết bị dạy và học để bắt kịp với xu thế, thời đại của ngành giáo dục nói riêng và của đất nước nói chung. Đặc biệt, trong năm học 2022-2023, nhà trường đầu tư thêm nhiều đồ dùng phục vụ cho việc ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong các hoạt động. Đầu tư thêm sách, tài liệu về các biện pháp ứng dụng Steam và các hoạt động. Bên cạnh đó, ban giám hiệu nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi kiến tập do PGD tổ chức. Nhà trường cũng đã tổ chức các buổi kiến tập về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong đó đi sâu về cách lồng ghép, tích hợp phương pháp STEAM vào các hoạt động sao cho gần gũi, thân thiết và đạt hiệu quả với trẻ. - Giáo viên trong lớp có trình độ đạt chuẩn, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, tổ chức cho trẻ đến trường đầy đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ. - Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập. 3. Khó khăn - Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ mới ra lớp lần đầu tiên vì chưa qua lớp nhà trẻ nên cần thời gian để trẻ quen với môi trường mới. - Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm. - Đa số gia đình trẻ chủ yếu làm nghề nông, lao động tự do nên chưa quan tâm nhiều đến việc “học” của trẻ. - Trường mới đạt chuẩn mức độ 1 nên chưa được đầu tư phòng STEAM. Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm ứng dụng phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ. 6 Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Tháng học ngoài trời góc chiều ngôi nhà mơ ước - Tìm hiểu về những món Tháng 11 quà tặng cô - Quan sát, - Thực hiện - Thuyết trình Món quà tặng - Tạo hình: thu thập vật xé, dán trang và thử nghiệm cô Xé, dán, trang liệu trí tóc cô giáo sản phẩm trí mái tóc của cô giáo - Khám phá - Quan sát Tháng 12 con vật đáng tượng các con - Làm con vật - Thuyết trình Con vật đáng yêu vật trong sân đáng yêu sản phẩm yêu - Làm con vật trường đáng yêu - Khám phá Tháng 1 - Quan sát các - Thí nghiệm các loài hoa - Thuyết trình Nhuộm màu loài hoa trong nhuộm màu gần gũi về sản phẩm cho hoa sân trường cho hoa - Vẽ hoa - Khám phá - Quan sát đồ Tháng 2 về sự pha trộn vật, đồ chơi, - Làm thí - Thuyết trình Sự kì diệu của của màu sắc cây cỏ với nghiệm với về sản phẩm màu sắc - Tạo hình: những màu màu sắc Pha màu sắc khác nhau - Khám phá các loại bưu Tháng 3 - Thu thập thiếp - Thực hiện - Thuyết trình - Tấm thiệp nguyên vật - Cách trang làm tấm thiệp về sản phẩm yêu thương liệu trí các tấm thiệp - Khám phá - Quan sát về các loại - Thuyền thuyền - Làm thuyền - Thuyết trình thuyền buồm - Thu thập vật giấy về sản phẩm - Vẽ, xé dán liệu thuyền Tháng 4 - Khám phá - Nước muối - Thực hành - Thuyết trình 8 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường có ứng dụng Steam để kích thích trí tò mò, khơi nguồn cảm hứng cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Một môi trường xã hội thân thiện cùng với một môi trường vật chất được thiết kế tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn. Có thể nói môi trường giáo dục trong trường mầm non như “người giáo viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Trong một môi trường thuận lợi sẽ tạo cơ hội cho trẻ tự tìm tòi, khám phá một cách tích cực, chủ động để trải nghiệm tối ưu những tiềm năng sẵn có của trẻ, hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với trẻ, trong quá trình triển khai công tác ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động, tôi luôn quan tâm đến môi trường vật chất trong lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế. Các khu vực trong lớp được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú. Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu khác nhau tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Bên cạnh đó, khi xây dựng môi trường học tập cho trẻ luôn luôn bám sát với chủ đề của năm học: “Xây dựng trường Mầm non xanh- an toàn- hạnh phúc”. Để đảm bảo những tiêu chí này, tôi cùng với các cô giáo trong lớp đã trao đổi, lên kế hoạch xây dựng các góc chơi với những đồ dùng, những nguyên liệu sẵn có, tận dụng các nguyên phế liệu tại các gia đình để tận dụng làm học liệu cho trẻ. Để có được sự đa dạng của nguyên vật liệu, ngoài việc cho trẻ tìm kiếm ngay tại sân trường, tôi còn trao đổi với phụ huynh để họ ủng hộ những nguyên phế liệu như nắp chai, vỏ hộp, bìa cat tông, cây xanh Khi xây dựng các góc chơi cho trẻ, một trong những góc chơi không thể thiếu đó là góc ứng dụng steam. Đây không chỉ là nơi trẻ thỏa sức sáng tạo mà còn là nơi thử nghiệm những ý tưởng trong ngày, trong tuần của trẻ. Góc chơi này có thể đưa trẻ đến gần với kỹ thuật, công nghệ tương lai mà trẻ tự kiến tạo lên. Góc ứng dụng steam được bố trí hợp lý, khoa học thuận tiện cho việc hoạt động: Bảng hướng dẫn, bảng treo bản thiết kế, bàn trưng bày sản phẩm, giá để nguyên vật liệu (Hình ảnh tại phụ lục 2.1)
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_ung_dung_phuong_phap_stea.doc