SKKN Một số kinh nghiệm về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Ngọc Thụy
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những “phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non” phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết bởi kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Ngọc Thụy
MỤC LỤC STT TÊN MỤC SỐ TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 2 nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm 2 Thực trạng vấn đề 3 2.1 Thuận lợi 3 2.2 Khó khăn 3 3 Các biện pháp đã tiến hành 3 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống kỹ năng phù hợp với độ 3 tuổi và điều kiện địa phương để dạy trẻ. 3.2 Biện pháp 2: Dạy các kỹ năng sống cho trẻ thông qua các 4 hoạt động. 3.3 Biện pháp 3: Hoạt động tập thể. 6 3.4 Biện pháp 4: Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 7 3.5 Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ 7 năng sống trong gia đình. 4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 8 4.1 Đối với giáo viên 8 4.2 Đối với trẻ 9 4.3 Đối với phụ huynh 9 III KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 10 1 Kết luận 10 2 Kiến nghị 10 PHỤ LỤC II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm: Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Câu nói của Người đã cho thấy tầm quan trọng của việc học tập của trẻ. Nhưng để học tập tốt thì phải có nhà giáo dục tốt. Để giúp trẻ sớm hình thành những biểu tượng của nhân cách trong cuộc sống không phải chỉ có vai trò của những bậc làm cha, làm mẹ mà còn phải kể đến vai trò của các thầy cô trong sự nghiệp trồng người. Đặc biệt là cô giáo mầm non, các cô là những người mẹ thứ hai của trẻ. Trong thời đại hiện nay, Sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là một bộ phận của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. Rèn kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng... Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, phải xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những “phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non” phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết bởi kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. 2/10 Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một các tự giác thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dậy trẻ kỹ năng như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không?.. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc chuyên gia tư vấn của ABS traininh cho biết “Kỹ năng sống không phải những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”. Học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ. Tuỳ theo lứa tuổi và điều kiện của trẻ để trọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa trọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của từng địa phương. Để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, tôi đã học hỏi, tham khảo những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, chọn lọc, lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ và đặc điểm cụ thể của nhà trường. Trên cơ sở đó, tôi đưa các nội dung và kế hoạch giáo dục của năm học, tháng, tuần, ngày theo mức độ từ dễ đến khó. Bên cạnh đó tôi luôn duy trì tổ chức rèn các kỹ năng đã học cho trẻ. Là một giáo viên mầm non, trực tiếp tiếp súc với trẻ giáo dục trẻ, ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động trong ngày, tôi luôn quan tâm giúp trẻ hình thành nhân cách, cách ứng xử với con người, với thiên nhiên, giúp trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống mới lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm, quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử cơ bản với bạn bè, cô giáo. Trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất. 3.2. Biện pháp 2: Dạy các kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động. Với trẻ mầm non nói chung thời gian ở trường của trẻ rất nhiều, các mối quan hệ giao tiếp cũng được thực hiện chủ yếu tại trường.Ở trường trẻ học được nhiều nhất. Vì thế, trong việc cung cấp các kỹ năng sống cho trẻ, tôi vẫn luôn lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi chỉ là người trực tiếp định hướng những kinh nghiệm sống cho trẻ. Bởi vậy, tôi luôn gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Để phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau tôi luôn cố gắng dạy trẻ mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoạt động. Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, hoạt động ngoại khóa, lễ hội. tôi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ tự cất, lấy dép đúng nơi quy định, trẻ cất ba lô đúng nơi quy định, trẻ biết giao tiếp, mạnh dạn, tự tin, có kĩ năng ứng xử với nhau trong khi chơi, trò chuyện. Thông giờ đón trẻ tôi giáo dục trẻ kĩ năng tự cất ba lô, cất dép và quần áo của trẻ vào ngăn tủ. Trẻ biết tự phục vụ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ 4/10 - Ở góc rèn luyện kỹ năng: đây là góc mà trẻ được thực hành những kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống: xâu dây giày, cài khuy, tết tóc. Tôi đã làm những bộ đồ dùng để cho trẻ luyện tập hàng ngày: xúc xắc, xâu hoa , kéo khóa áo ... Trong giờ hoạt động góc, trẻ luân phiên chơi với những đồ dùng này, qua đó rèn luyện vận động tinh cho trẻ cũng như củng cố một số kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống. *Thông qua giờ ăn, giờ ngủ: Ngay từ đầu năm học tôi đã luôn chú ý tới giờ ăn của trẻ, đặc biệt là những trẻ có thói quen ăn uống không tốt như: Trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, xúc cơm vãi, chưa biết nhặt đồ ăn vãi vào khay, trước khi ăn còn chưa tự giác vệ sinh chân tay sạch sẽ, chưa biết lau miệng sau khi ăn, chưa biết cất bát thìa của mình, ăn xong cũng chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng. Để tạo ra thói quen tốt trong ăn uống tôi đã sưu tầm những đoạn video về những thói quen xấu khi ăn cho trẻ xem, để trẻ tự thấy được đó là những thói quen cần phải thay đổi. Cho trẻ xem những đoạn video nói lên tầm quan trọng, và cần thiết của việc thực hiện các thói quen vệ sinh Sau khi xem những đoạn video đó xong để có thể thiết lập cho trẻ có những thói quen này, ban đầu tôi trực tiếp giám sát trẻ để trẻ thực hiện đúng cách như khi rửa tay thì phải như thế nào, xúc miệng ra sao sau đó tôi chia trẻ về thành từng nhóm để tổ chức cho trẻ ôn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân.(Hình ảnh 4) Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến giờ ngủ của trẻ. Trước khi ngủ tôi cho trẻ cởi những chiếc áo khoác, gấp áo và lấy gối chuẩn bị chỗ ngủ. Thông qua giờ ngủ tôi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như cởi áo gấp áo, lấy cất gối, sắp xếp quần áo gọn gàng. 3.3. Biện pháp 3: Hoạt động tập thể. Giáo dục cho trẻ tính tự tin, đoàn kết, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng sống ngoài xã hội thông qua các hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu, hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy kĩ năng sống cho trẻ. Hoạt động tập thể trong trường mầm non được chia làm hai mảng: tổ chức ngày lễ ngày hội và hoạt động ngoại khóa, hoạt động giao lưu Tổ chức ngày lễ ngày hội trong trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục trẻ. Tổ chức ngày hội ngày lễ nhằm mục đích phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ. Qua việc chuẩn bị ngày hội ngày lễ như luyện tập văn nghệ cho trẻ giúp rèn cho trẻ kỹ năng tập trung chú ý, kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra khi tổ chức lễ hội trẻ được giao lưu trò chuyện với bạn, từ đó trẻ có kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ thành thạo rèn cho trẻ kỹ năng sống như tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp với bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một trong những phương tiện giúp hình thành kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động ngoại khóa. Thông qua hoạt động ngoại khóa, trẻ được tiếp xúc thực tế với một số kiến thức trẻ được tìm hiểu trên lớp dưới hình thức hoạt động ngoại khóa, dã ngoại đó là cơ hội để rèn luyện kỹ năng xã hội một cách tốt nhất. 6/10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_c.doc