SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Hoa Sữa
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được trường học hạnh phúc, những lớp học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên công tác tại trường lâu năm, tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách trẻ và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để “mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ”, tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường, của lớp tôi ngày một tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã có, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Hoa Sữa
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1. Cơ sở lý luận 1 2. Thực trạng vấn đề 2 2.1. Thuận lợi 2 2.2. Khó khăn 2 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3 3.1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức để trở thành “Người giáo viên 3 hạnh phúc ” 3.2.Biện pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc và quy tắc 5 hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non 3.3.Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu 7 giáo 3 - 4 tuổi trong trường mầm non 8 3.4.Biện pháp 4: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 3.5.Biện pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong công tác 9 giáo dục 4. Hiệu quả SKKN 9 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 10 1.Ý nghĩa của sáng kiến sáng tạo 10 2. Bài học kinh nghiệm 11 3. Ý kiến đề xuất 11 IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tới xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được trường học hạnh phúc, những lớp học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên công tác tại trường lâu năm, tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách trẻ và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để “mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ”, tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường, của lớp tôi ngày một tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã có, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo quận về “Xây dựng trường học hạnh phúc”. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi học các lớp chuyên đề do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham gia kiến tập một số chuyên đề do các trường ở trong Quận thực hiện. - Là một ngôi trường phòng học khang trang, có đầy đủ các phòng chức năng rộng rãi, thoáng mát, thân thiện, nhiều cây xanh. - Giáo viên trong lớp có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo 4 viên mầm non, giúp giáo viên có thể làm chủ được cảm xúc của mình, suy nghĩ và hành động tốt. Nhưng những cảm xúc tích cực không phải tự nhiên mà có, nó phải được chính bản thân mỗi người tự nuôi dưỡng. Theo tôi, cần phải điều khiển cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em; và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực. Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân Ví dụ: Nếu như trước đây với trẻ đầu năm đi học còn quấy khóc tôi dỗ dành, cũng động viên nhưng trẻ vẫn như vậy. Sau một thời gian tôi thay đổi nhiều hình thức chào hỏi thông qua các hình ảnh để cho trẻ có nhiều sự lựa chọn như đập tay, bắt tay, ôm. Và trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đến lớp. Khi trẻ mới đến lớp còn quấy khóc tôi sử dụng các lời nói ân cần, những cái ôm ấm áp thể hiện sự đồng cảm với trẻ, nếu như trẻ sợ môi trường mới thì có thể cho trẻ làm quen dần với cô, với bạn, nhóm bạn, với lớp học. Nếu như trẻ nhớ mẹ thì cô có thể cho trẻ thấy tình yêu thương của cô của bạn và hướng trẻ vào các hoạt động để trẻ quên dần đi. Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ bắt nhịp nhanh hơn với lớp học, trẻ tự tin hơn khi đến lớp và sự dỗi hờn, khóc lóc thậm chí gào thét dần được thay thế bằng nụ cười dần tươi trên mỗi khuôn mặt khi được đến lớp. (Hình ảnh 1, 2) Thứ ba, tôi chú ý hơn đến các chương trình trên VTV7, các tài liệu bồi dưỡng và Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, chương trình đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về người giáo viên hiện nay, người giáo viên hạnh phúc; tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đọc các tài liệu nói về hạ nh phúc nói chung và hạnh phúc của trẻ em nói riêng như cuốn: “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare. Kết quả thực hiện: tôi thấy mình không còn áp lực trong công việc, yêu công việc của mình. Trẻ hạnh phúc khi đến lớp được cô quan tâm, yêu thương, được tham gia các hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trẻ hạnh phúc khi được tham gia hoạt động mình thích, chơi trò chơi tự mình lựa chọn và hoạt động với chính đồ dùng, đồ chơi tự tay trẻ chuẩn bị, trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc và quy tắc hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non 3.2.1. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc 6 2.4. Giáo viên thường xuyên thể hiện cảm xúc tích cực. 3.1. Tất cả trẻ đều được tôn trọng, được yêu thương. 3.2. Tất cả trẻ được tạo cơ hội để thể hiện tình yêu thương. Trẻ hạnh 3.3.Tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng 3 phúc nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. 3.4. Trẻ tự tin, chủ động, hợp tác, chia sẻ và yêu thương 4.1. Cha mẹ biết ý nghĩa lớp học hạnh phúc. Cha mẹ 4.2. Cha mẹ chủ động tham gia vào các hoạt động 4 hạnh phúc chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của con tại lớp 4.3. Cha mẹ tôn trọng, yêu quý và tin tưởng cô giáo 5.1. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, trẻ và trẻ trong lớp học là mối quan hệ tích cực dựa trên sự tôn trọng, yêu Mối quan hệ thương, chia sẻ, giúp đỡ 5 trong và 5.2. Phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội, tạo ngoài lớp sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh phúc. 3.2.2. Xây dựng quy tắc hạnh phúc, áp dụng khen thưởng, kỷ luật tích cực vào xây dựng lớp học hạnh phúc a. Quy tắc của hạnh phúc - Yêu thương: Yêu thương là sự quan tâm. Giáo viên quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến trẻ. - An toàn: Lớp học phải an toàn về thể chất lẫn tinh thần. Cô và trẻ đều được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần, nói không với bạo lực học đường, để lớp học thực sự là ngôi nhà thứ hai của mình. - Tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo lên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, không đem giá trị của một vài cá nhân trẻ để áp dụng cho cái chung. Tôn trọng sự khác biệt để phát huy sáng tạo và đổi mới - Hạnh phúc: Không so sánh bản thân với bất kì ai. Cho đi mới thật sự là người hạnh phúc, cho đi đừng mong cầu nhận lại. Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi. - Đạo đức: Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường, lớp. Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp. Sắp xếp nội vụ lớp học sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Tự giác, quan tâm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đoàn kết, trung thực, hợp tác với các
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_3.docx
- SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Hoa Sữa.pdf